Ngày 19/1, hàng trăm quân nhân Serbia đã xếp hàng ở một trung tâm triển lãm tại thủ đô Belgrade để chờ tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid nhập từ Trung Quốc. Sự kiện này đưa Serbia trở thành nước châu Âu đầu tiên tiêm chủng đại trà vắc xin Covid do Trung Quốc sản xuất, theo VOA.
Tuần trước, Serbia đã nhận một triệu liều vắc-xin của công ty dược phẩm Sinopharm và triển khai tiêm phòng cho các đối tượng ưu tiên gồm cảnh sát, giáo viên và binh sĩ. Tháng trước, nước này đã tiêm chủng loại cho người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão và các nhân viên y tế bằng vắc-xin của Pfizer/BioNTech và vắc-xin Sputnik V của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nebojsa Stefanovic cho biết ông cùng hơn 700 quân nhân đã tiêm vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc.
Serbia có dân số khoảng 7 triệu người. Tính tới ngày thứ Tư (20/1), nước này có 375.799 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán, trong đó có 3.791 ca đã tử vong.
Đến nay, hơn 20.000 người Serbia đã được tiêm phòng vắc xin Covid kể từ khi chính phủ nước này bắt đầu chương trình tiêm chủng đại trà vào cuối tháng 12/2020.
Tổng thống Aleksandar Vucic bày tỏ hy vọng Serbia sẽ nhận thêm 250.000 liều vaccine Sputnik V và 20.000 liều vắc-xin của Pfizer/BioNTech trong những ngày tới.
Về tính an toàn của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Đài Á Châu Tự Do hôm 15/1 đã dẫn lời cô Đới Lan Phương (Dai Lanfang), hiện đang sống ở Thượng Hải cho biết, nhiều vị giám đốc cấp cao ở các bộ phận khác nhau của hãng Hàng không Thượng Hải (Shanghai Airlines) sau khi tiêm vắc-xin hôm 11 tháng Giêng đã xuất hiện các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, và mất khả năng hoạt động bình thường.
Mới đây, chuyên gia vắc-xin Đào Lê Nạp trong một bài viết cho biết vắc-xin ngừa Covid Trung Quốc có tên “Zhong’ai Kewei” do Tập đoàn Sinopharm phát triển có đến 73 tác dụng phụ. Những tác dụng phụ nghiêm trọng này bao gồm đau đầu, huyết áp cao, suy giảm thị lực, mất vị giác, tiểu tiện mất kiểm soát… Ông Đào cho biết sau khi biết được những hệ lụy liên quan đến chủng vắc-xin này ông đã bị sốc, ông cho rằng đây là vắc-xin “nguy hiểm nhất hành tinh”.
Trước đó, nhà virus học đào tị người Hồng Kông Diêm Lệ Mộng cho biết, trên thực tế, các cơ quan y tế của Trung Quốc hoàn toàn không có khả năng điều chế vắc-xin. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc chỉ thành công với vắc-xin cho động vật, chứ chưa bao giờ thành công trong việc sản xuất hoặc nghiên cứu vắc-xin dành cho người.
https://www.dkn.tv/