Cuộc sống chài lưới, ngày ngày đánh bắt trên sông đem lại thu nhập không đáng là bao, nên vợ chồng ông Chúc không có nhà mà cùng 5 cô con gái sống chen chúc trên chiếc ghe nhỏ, đó cũng là cần câu cơm của gần chục miệng ăn.
Cho đến khi các con lớn rồi đi lấy chồng thì chiếc ghe rộng vỏn vẹn 3m2 mới đỡ chật đi phần nào, chỉ còn lại đôi vợ chồng già cùng mấy đứa cháu nhỏ.
Ngày ngày chèo ghe đi đánh cá cũng như chèo chống cả gia đình rong ruổi khắp lòng sông Sài Gòn. Không ít lần, ông Chúc không chỉ vớt được cá tôm mà còn vớt được cả… xác người.
Vốn rằng trước kia bà Hinh biết chồng mình thường xuyên tham gia vào việc vớt xác người, nếu biết thì bà đã sống chết cũng không gả cho ông. Mãi sau này bà hay chuyện, tuy rằng rất sợ, nhưng lâu dần rồi bà cũng quen và cùng giúp ông làm công việc thiện nguyện này.
Đôi vợ chồng không chắc chắn mình đã vớt và cứu được những mấy trăm người tự tử suốt hơn 4 thập kỷ qua.
Công việc mà người đời cho là xui xẻo, đáng sợ nhưng ông bà vẫn làm vì lương tâm chứ không hề nghĩ đến tiền bạc, chỉ mong có thể giúp những người đã qua đời được yên nghỉ.
Trải lòng về kinh tế gia đình, bà Hinh nói rằng, hồi xưa cá thiên nhiên nhiều, gắng gượng nên hai vợ chồng cũng nuôi được 5 người con. Bây giờ sông ô nhiễm, cá cũng ít đi, đành phải dựa vào cá phóng sinh người ta thả, bắt được bao nhiêu thì đỡ được bấy nhiêu.
Mấy năm này, bà Hinh bị bệnh tiểu đường nên sức khỏe kém đi nhiều, chỉ quanh quẩn cơm nước chứ không phụ chồng đánh cá được. Hơn nửa đời người lênh đênh trên sông nước, ông Ba chỉ ước có một ngôi nhà trên mặt đất để hai vợ chồng sinh sống khi sức khỏe đã yếu và không còn sức chèo thuyền và tiếp tục công việc hiện tại nữa.
https://tinhhoa.net/