Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Giáo sư đại học Mỹ bị buộc tội che giấu mối quan hệ với ĐCSTQ

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm thứ Năm (14/1), một giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) bị cáo buộc giấu giếm mối quan hệ của mình với các nhóm có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong khi nhận tiền tài trợ từ các cơ quan của Mỹ. Ông đã bị bắt và bị truy tố vì nghi ngờ gian lận, The Epoch Times đưa tin.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, ông Trần Cương, 56 tuổi, đã bị buộc tội hình sự vì khai man tờ khai thuế, gian lận chuyển khoản và không gửi báo cáo tài khoản ngân hàng nước ngoài.

Ông Trần Cương sinh ra ở Trung Quốc và hiện đã nhập quốc tịch Mỹ. Trước khi bị bắt, ông là người đứng đầu Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Vi mô/ Nano MIT Pappalardo và là Giám đốc trung tâm chuyển đổi năng lượng nhiệt mặt trời ở trạng thái rắn (S3TEC). Kể từ khoảng năm 2013, ông Trần Cương đã nhận được tài trợ từ các cơ quan liên bang Hoa Kỳ.

Theo tài liệu của Bộ Tư pháp, ông Trần Cương cũng đã đảm nhiệm các vị trí trong các tổ chức khác nhau của ĐCSTQ kể từ năm 2012, mục đích để thúc đẩy “sự phát triển công nghệ và khoa học của Trung Quốc, đồng thời cung cấp kiến ​​thức tư vấn và chuyên môn cho Trung Quốc”. Đôi khi ông Trần Cương trực tiếp đưa ra lời khuyên cho các quan chức ĐCSTQ và để “đổi lấy phần thưởng kinh tế”.

Ví dụ, ông Trần Cương từng là “chuyên gia ở nước ngoài” theo yêu cầu của lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố New York. Ông này cũng là thành viên của ít nhất hai chương trình tài năng của ĐCSTQ.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết: “Kể từ năm 2013, ông Trần Cương đã nhận được khoảng 29 triệu USD tài trợ từ nước ngoài, bao gồm 19 triệu USD từ Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Phương (SUSTech) của Trung Quốc”.

Vào tháng 2/2016, ông Trần Cương đã tự gửi email cho mình bằng địa chỉ email MIT của ông, trình bày chi tiết về chiến lược phát triển kinh tế và khoa học của ĐCSTQ.

Trong email này, ông ta đã đề cập đến một số điểm như ông ta nên: “Thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Một đoạn khác viết “Nền kinh tế của chúng ta đứng thứ hai, nhưng về công nghệ (cơ cấu kinh tế) và nguồn nhân lực thì chúng ta kém xa so với vị trí thứ hai”; “Chúng ta đang phải trả một cái giá rất lớn cho môi trường, nó không bền vững, cũng như chi phí lao động”; “Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ lấy đổi mới khoa học là cốt lõi. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không chỉ phải đổi mới một cách độc lập mà còn phải lập kế hoạch và cung cấp điều kiện cho quá trình quốc tế hóa. Đổi mới sau cánh cửa đóng kín không hoạt động; đổi mới là động lực”…

Luật sư Hoa Kỳ cho khu vực Massachusetts, ông Andrew Lelling chỉ ra rằng sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu với các công dân và các thực thể nước ngoài không phải là vấn đề. Ông nói: “Vấn đề không nằm ở bản thân sự hợp tác. Vấn đề là nói dối về nó”. Các công tố viên chỉ ra rằng ông Trần Cương đã cố gắng che giấu một số mối liên hệ giữa ông ta và ĐCSTQ.

Bộ Tư pháp còn cáo buộc ông Trần Cương đã trở thành người tuyển dụng giúp tìm kiếm các học giả có thể giúp đỡ các dự án khoa học và công nghệ của ĐCSTQ.

Bộ Tư pháp cũng đề cập rằng ông Trần Cương “đã không tiết lộ với IRS trong bản khai thuế năm 2018 rằng ông ấy có tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc (PRC) và số dư tài khoản của ông ấy đã vượt quá 10.000 đô la Mỹ vào năm 2018”.

MIT cho biết trong một tuyên bố vào ngày 14/1 rằng họ “vô cùng bối rối” trước vụ bắt giữ ông Trần Cương và nói thêm, “GS. Trần là một thành viên lâu năm và rất được kính trọng trong cộng đồng nghiên cứu, điều này làm cho những cáo buộc của chính phủ chống lại ông ấy càng trở nên đáng buồn hơn”.

Nếu cả ba tội danh đều được ấn định, ông Trần Cương có thể bị kết án lên tới 30 năm tù, bao gồm tội gian lận chuyển khoản lĩnh án lên tới 20 năm, tội khai man lĩnh án 5 năm và không nộp báo cáo tài khoản ngân hàng nước ngoài lĩnh án lên đến 5 năm tù. Ngoài ra, ông ta có thể nhận mức phạt tối đa là 750.000 đô la Mỹ cho ba tội danh.

Tính đến ngày 31/12/2020, MIT báo cáo đã nhận được hơn 125 triệu đô la Mỹ quà tặng và hợp đồng từ Trung Quốc, nhiều hơn bất kỳ trường đại học nào khác ở Hoa Kỳ, theo Bộ Giáo dục.

Vào tháng 12, một giáo sư đã nhận tội với cáo buộc nói dối các đặc vụ liên bang, sau khi ông này bị cáo buộc lợi dụng vị trí nghiên cứu của Đại học Texas – Arlington để đánh cắp công nghệ và tài sản trí tuệ cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei. Một giáo sư khác, Franklin Tao, người từng làm việc cho Đại học Kansas, bị cáo buộc vào năm 2019 vì đã lừa dối trường đại học và các quan chức chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến nghiên cứu của ông.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Mỹ tăng cường trừng phạt Myanmar, bổ sung 2 doanh nghiệp nhà nước vào “danh sách đen”

Tin Tức Đa Chiều

Triệu phú có 400 triệu USD vẫn đi siêu thị mua gà 110k, quần 440k: ‘Tôi cực ghét lãng phí tiền, chẳng bao giờ xấu hổ vì mua hàng giảm giá’

Tin Tức Đa Chiều

TT Putin ký luật cho phép ông tại vị đến năm 2036

Leave a Comment