Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Ít nhất 25 người Mỹ chết trong các cuộc bạo loạn George Floyd – truyền thông đã đi đâu?

Dữ liệu mới do một nhóm phi lợi nhuận chuyên giám sát bất ổn chính trị cho thấy, trong năm 2020 ít nhất 25 người Mỹ đã chết khi tham gia vào “các cuộc biểu tình đòi công lý” cho George Floyd và các cuộc biểu tình chính trị liên quan khác. Tuy nhiên, các kênh truyền thông dòng chính đã phớt lờ số liệu này.

The Guardian đưa tin, Dự án Dữ liệu Sự kiện và Vị trí Xung đột Vũ trang (ACLED) phát hiện rằng năm 2020 có 11 người chết khi tham gia các cuộc biểu tình chính trị, 14 người khác đã chết trong các vụ việc liên quan đến bất ổn chính trị. Đặc biệt có 9 người chết khi tham dự các cuộc biểu tình của Black Lives Matter (BLM). Trong khi hai người bảo thủ được báo cáo đã thiệt mạng tại các cuộc biểu tình ủng hộ TT Trump.

Dữ liệu quan trọng này cho thấy rằng trước khi “cuộc bao vây Điện Capitol” diễn ra, các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị phá hủy, tài sản bị cưỡng đoạt và hàng chục sinh mạng người Mỹ bị cướp đi một cách thảm khốc. Tuy nhiên các phương tiện truyền thông cánh tả lại miêu tả những hành vi bạo lực này là để thúc đẩy “công bằng xã hội”.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 91% trong số 637 cuộc bạo loạn ở Mỹ trong giai đoạn 26/5 đến 12/9 có liên quan đến phong trào BLM. Tuy nhiên rất nhiều báo lớn như CNN, Washington Post, Time, đều đưa tin rằng hầu hết các cuộc biểu tình của BLM là “ôn hòa”. Tờ Time từng có bài báo với tựa đề “Báo cáo: 93% các cuộc biểu tình của BLM là ôn hòa”.

Các cuộc bạo loạn George Floyd dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la, nhiều người đã thiệt mạng. Không chỉ có vậy, nó còn gây ra sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ. Ngoài ra những kẻ bạo loạn Antifa và BLM cũng liên tục thoát tội và được các kênh truyền thông bào chữa dưới chiêu bài “công bằng xã hội”, “chống phân biệt chủng tộc”.

Ví dụ sáu tháng trước, tờ New York Times đã bào chữa cho những kẻ bạo loạn cố gắng chiếm tòa án liên bang ở Portland, tiểu bang Oregon. Họ cho rằng “cuộc tấn công hàng đêm vào tòa án liên bang là một phần của cuộc kháng chiến hòa bình lớn hơn nhiều… bắt đầu hình thành gần hai tháng trước, sau khi George Floyd chết dưới tay cảnh sát Minneapolis… Mục đích, cũng giống như ở các thành phố khác, là tập hợp để đạt mục tiêu cải cách cảnh sát và công bằng chủng tộc”.

Nhưng khi đưa tin về cuộc biểu tình hôm thứ Tư (6/1 theo giờ Mỹ) ở Washington DC, New York Times đổi giọng và gọi người biểu tình ủng hộ ông Trump như một “đám du thủ du thực”.

Nhiều phương tiện truyền thông muốn mọi người tin rằng “cuộc bao vây” Điện Capitol là điều tồi tệ nhất từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Trên thực tế, nó nhạt nhoà hơn so với những gì phe cánh tả đã làm với nước Mỹ sau cái chết của George Floyd.

Nhớ lại tháng Sáu năm ngoái, một nhóm thành viên Quốc hội bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Joe Biden, cho đến Thị trưởng thành phố Minneapolis đã quỳ gối trước những kẻ bạo loạn và cho phép họ họ cướp tài sản như “sự đền bù” cho sự “bất bình đẳng” mà họ được cho là phải chịu đựng vì “phân biệt chủng tộc có hệ thống.” Và sau đó các phương tiện truyền thông cánh tả sẽ bắt đầu miêu tả hành động này là “phản đối lại hành vi bạo lực của cảnh sát”, tưởng nhớ “sự hy sinh” George Floyd (vốn là một tội phạm ma túy).

Còn bây giờ, người ta đang thấy một sự phẫn nộ trên các mặt báo về “vụ bạo loạn ở Capitol”. Trên thực tế, một người từng xuất hiện tại sự kiện BLM đã có mặt trong Điện Capitol hôm đó, một người khác là thành viên BLM đã bị cảnh sát giam giữ và thả tự do mà không bị buộc tội.

Thông qua sự kiện này và rất nhiều sự kiện trước đó (như cách các tờ báo lớn phớt lờ đưa tin về bê bối ổ cứng của Hunter Biden, con trai Joe Biden) người ta có thể thấy được sự hai mặt của giới truyền thông. Như nhà phân tích chính trị Jeffrey Lord từng bình luận rằng có một “sự thối rữa nghiêm trọng” ẩn sâu trong giới truyền thông cánh tả của nước Mỹ.

“Nếu ông Donald Trump làm gì, thì đó là điều tồi tệ. Nếu ai khác làm gì, thì đó là điều tốt. Thật đáng xấu hổ và làm tổn hại danh tiếng của chính họ”, ông Lord nói.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Trump tiết kiệm 160 tỷ USD, giảm 90% phí quản lý; Biden gọi đó là ‘chính sách độc hại’

Tin Tức Đa Chiều

Đầu tư của Trung Quốc vào Úc giảm 61%

Dùng cần cẩu ‘bắt’ người phụ nữ là F1 trốn cách ly, cố thủ hơn nửa ngày trong nhà ở Bắc Giang

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment