Sau rất nhiều cáo buộc về việc Facebook kiểm duyệt thông tin, ngăn chặn tự do ngôn luận, theo dõi người dùng, thì vụ kiện nhà sáng lập nền tảng này dùng hàng trăm triệu đô-la chi phối cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 là một thông tin gây sốc nữa mà Facebook muốn giấu nhẹm.
Ngày 16/12 Dự án Amistad cho biết họ sẽ tổ chức họp báo để công bố về vụ kiện Facebook dùng “tiền bẩn” (dark money) tài trợ cho 10 tổ chức phi lợi nhuận được gây quỹ bởi 5 tổ chức có mục đích phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Ông Mark Serrano, Chủ tịch của ProActive Communications, sau đó cũng đã có buổi trả lời phỏng vấn để công bố vụ kiện của dự án Amistad chống lại người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.
Trong buổi phỏng vấn ông cho biết: “Về cơ bản, đó là một hệ thống khiến hành vi gian lận này diễn ra ở mức độ lớn. Trước hết là [việc Facebook] tài trợ tiền bẩn. Sau đó là sự thay đổi và bóp méo luật bầu cử của các thống đốc và thư ký tiểu bang cho tới ngày bầu cử và sau đó là gian lận như chúng ta đã thấy, diễn ra vào và sau ngày bầu cử [thể hiện] trong việc quản lý cuộc bầu cử và thậm chí là trong việc kiểm phiếu, nơi tỷ phú Mark Zuckerberg được phép vào phòng kiểm phiếu vì anh là nhà tài trợ”.
Sau khi bài viết về những thông tin này được DKN.TV đăng tải, một trang (page) DKN trên Facebook đã bị xóa.
Một năm trước vào ngày 19/12/2019, trang web của DKN.TV cũng đã bị Facebook cấm không chia sẻ lên ứng dụng này, và toàn bộ các trang (fan page) của DKN cũng bị xóa khỏi nền tảng, sau khi DKN và phiên bản tiếng Anh là TheBL đã có nhiều nội dung đi ngược lại với phong trào bôi nhọ, viết sai sự thật về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump của truyền thông cánh tả.
Việc cố gắng ngăn chặn thông tin cáo buộc các hành vi trái đạo đức, thậm chí là có thể cấu thành tội phạm của Facebook càng khiến người dùng hoài nghi về việc lạm dụng quyền lực của một nền tảng xã hội khổng lồ. Nếu thực sự Facebook không có những vi phạm giống như các cáo buộc kia, vậy tại sao phải thực hiện hành vi cưỡng chế, lạm dụng quyền lực là xóa bài và cấm chia sẻ link kênh truyền thông tiết lộ các thông tin đã được xác thực bởi các cá nhân liên quan.
Giấy không gói được lửa, càng lạm dụng quyền lực đối với tự do ngôn luận, Facebook càng làm gia tăng các hoài nghi của người dùng mạng xã hội. Ở Mỹ đã có phong trào “Stop Bit Burning” kêu gọi tẩy chay các “ông lớn công nghệ” (Big Tech) vì đã kiểm duyệt, ngăn chặn tự do ngôn luận.
Trong phong trào tẩy chay các mạng xã hội kiểm duyệt đang bùng nổ ở Mỹ, các kênh truyền thông trung thực đều đang kêu gọi người dùng hãy sử dụng các mạng xã hội thay thế an toàn hơn để chia sẻ các bài viết của họ. Gần đây, có một mạng xã hội an toàn mới được ra mắt, do một công ty Mỹ phát triển có tên SafeChat, với mô tả mục đích của họ là đặt sự bảo mật và an toàn của người dùng lên trên hết với công nghệ mã hóa đầu cuối.
Mạng xã hội này có hỗ trợ tiếng Việt nên người dùng tại Việt Nam sẽ thể dễ dàng sử dụng. SafeChat có những tính năng giống như Facebook, nghĩa là, người dùng có thể:
Đặc biệt, SafeChat tích hợp tính năng gọi thoại và gọi video chuyên nghiệp, tính năng phòng họp…Tuy nhiên, điểm vượt trội của mạng xã hội này là đặt sự an toàn và riêng tư của người dùng lên trên hết khi mọi tin nhắn trò chuyện của người dùng đều được mã hóa đầu cuối E2EE. Với cuộc trò chuyện nhóm, người dùng có thể đặt mật mã bảo vệ để chống xâm nhập trái phép. SafeChat tôn trọng quyền riêng tư và quyền biểu đạt của người dùng trên dịch vụ, nên sẽ không can thiệp xóa bài viết ngoại trừ xâm phạm chính sách của mạng xã hội.
https://www.dkn.tv/