Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

“Chú lùn” từng bị miệt thị vì cơ thể khuyết tật, tự học tiếng Anh, 2 lần đặt chân lên đất Mỹ

Từ bé “chú lùn” Đinh Văn Phú (65 tuổi) luôn phải nghe những lời bàn tán của mọi người xung quanh vì ngoại hình nhỏ bé khác người của mình. Sau này dù là học tập hay đi làm, ông luôn phải chịu nhiều thiệt thòi vì không ai nhận. Nhưng bằng sự quyết tâm và ham muốn được học tập. Ông đã vượt lên số phận và làm nên những kỳ tích đáng ngưỡng mộ.

Ông Phú hiện đang ngụ tại phố Hàng Cót, Hà Nội, kiếm sống bằng việc mở một một quán nước nhỏ ngoài đường. Do cha của ông năm xưa từng làm pháo binh bị nhiễm độc, nên khi sinh ra ông, thì cơ thể ông cũng phải chịu một phần ảnh hưởng.

Dù là bao nhiêu tuổi, nhưng chân tay ông vẫn ngắn ngủn, đầu hơi lớn hơn so với thân hình, còn chiều cao thì chưa đến 1m2, cân nặng chỉ hơn 36kg. Do vậy, nhiều người hay đùa, gọi ông là “chim cánh cụt”.

Ấy vậy mà ngày nào cũng thế, người đi đường thường thấy ông một mình ngồi lọt thỏm giữa những du khách ngoại quốc cao lớn. Họ cùng nhau hăng say nói chuyện, trao đổi với nhau bằng tiếng Anh rôm rả cả một góc vỉa hè.

Câu chuyện về người đàn ông “chim cánh cụt”

Gia đình ông Phú vốn có 6 anh chị em nhưng chỉ có ông là chịu hậu quả từ chất độc trong chiến tranh. Năm ông 1 tuổi, thì đột ngột bị sốt cao, lên cơn co giật, từ đó bệnh tình cứ đeo bám ông cho đến năm 12 tuổi thì mới đỡ được một chút.

Nhưng cũng từ đó, cơ thể ông không phát triển được giống như người bình thường, chân tay ngắn ngủn, chiều cao không tăng, đầu ngày càng phình to.

Mãi không lớn được, nên nhiều người thường trêu đùa gọi ông là “thóc lép”, tức là hạt thóc bỏ đi, không nảy mầm được.

Ông luôn phải đối diện với những lời bàn ra tán vào về ngoại hình khác người của mình. Bạn bè còn chọc phá nhảy qua đầu ông vì chiều cao quá thấp.

Ông luôn phải đối diện với những lời bàn ra tán vào về ngoại hình khác người của mình. Bạn bè còn chọc phá nhảy qua đầu ông vì chiều cao quá thấp.

Đến năm 18 tuổi, ông bị từ chối nhận hồ sơ dự thi vào Đại học Bách Khoa vì lý do là không đủ sức khỏe. Có người còn nói rằng, ông nhỏ thế thì làm được cái gì, đi xin việc cũng chẳng ai nhận, nên thôi đừng đi học còn hơn.

Điều này khiến ông buồn rất nhiều, những lời đó như xát muối vào tim ông, nhưng ông chỉ biết khóc vì công sức cố gắng đèn sách bao năm nay, nhưng chỉ vì thân hình không được hoàn mỹ của mình mà rơi vào ngõ cụt.

Không thể đi học nhưng cũng không muốn bố mẹ phải phiền lòng, ông Phú rong ruổi khắp các cửa hàng, quán ăn để xin việc làm. Nhưng người chủ nào cũng không chịu nhận vì ông nhỏ quá, lo ngại sức lao động ông không đủ. Có người cũng chỉ nhận ông một thời gian ngắn làm rửa bát, chạy bàn, lâu nhất là trông hàng cho một gian bán vải ở chợ Đồng Xuân.

Năm 20 tuổi, ông đi đâu cũng bị người ta dè bỉu, coi thường. Đi ăn quán cũng bị người ta nghi ngờ là không có tiền trả. Dù buồn nhưng suy cho cùng thì ông không sợ thiếu ăn thiếu mặc, điều ông ao ước hơn cả là được đi học, được nếm thử cảm giác có người yêu thương khi nhìn thấy những đôi lứa ngoài kia.

Vượt lên chính mình

Thương người con trai bất hạnh phải chịu nhiều thiệt thòi, bố mẹ ông Phú có tích góp hết của cải, mua cho ông một ngôi nhà rộng vỏn vẹn chừng 3 mét vuông ở mặt đường phố Hàng Cót. Ở nơi thủ đô tấc đất tấc vàng, tuy hẹp nhưng cũng đủ để ông mở một cái quán nhỏ, trang trải cuộc sống mà không phải đi làm thuê.

May mắn rằng quán của ông Phú là nơi có vị trí dễ tiếp cận, hằng ngày lượt khách du lịch đổ về Hà Nội rất đông. Ông mới nảy ra ý nghĩ: “Tại sao mình không học tiếng Anh? Năm xưa người ta từ chối không cho mình được tiếp tục đến trường thì bây giờ mình sẽ tự học, tự học để thỏa cái đam mê khám phá của mình”. 

Cũng từ đó mà cuộc đời ông Phú cũng bắt đầu bước sang ngã rẽ mới.

Tuy vậy, nhưng khi đó ông Phú cũng đã hơn 40, việc học hành hay đặc biệt là tiếp thu một ngôn ngữ mới thật không dễ dàng. Ông Phú không đến trường hay trung tâm mà tự mua sách về mày mò học từng chút một.

Mấy năm sau, một người Canada tên là Jim đến quán nước của ông. Hiểu được hoàn cảnh và hơn cả là cảm phục vì sự cố gắng học tập của ông Phú, Jim ngẫu nhiên trở thành “người thầy” đầu tiên dạy thêm tiếng Anh cho người đàn ông bé nhỏ này vào mỗi buổi chiều. Suốt ba tháng đó, “người thầy” ngoại quốc luôn nhiệt tình và cố gắng hết sức có thể để giúp ông Phú.

Sau khi Jim về nước, tiếp nối là cơ duyên ông Phú nhận được sự giúp đỡ của những người ngoại quốc khác đến quán của ông. Nhờ sự chăm chỉ rèn luyện cùng việc giao tiếp hằng ngày, chỉ 2 năm từ lúc bắt đầu, ông Phú đã tương đối thành thạo khi giao tiếp tiếng Anh.

Không những thế, thành quả ông đạt được là 2 lần được chọn làm đại diện của hội người lùn Việt Nam, đến tham gia chương trình giao lưu Hiệp hội người lùn thế giới được tổ chức tại New York, Mỹ năm 2009 và 2017.

Ngày nhận được lời mời bất ngờ kia, ông nói với mẹ rằng “Mẹ ơi, “hạt thóc lép” đã nảy mầm rồi”, ông bật cười nhớ lại.

Chuyến đi đầu tiên kéo dài nửa năm, đi tới 6 tiểu bang nước Mỹ. Ông đã trao đổi và chia sẻ nhiều điều với những người cùng cảnh ngộ trên thế giới. Không những thế ông còn vận dụng kiến thức và sự am hiểu cuộc sống của mình để giới thiệu, quảng bá về những địa danh, cảnh đẹp hay truyền thống tốt đẹp của người Việt cho bạn bè nước ngoài.

Ông cho rằng, tiếng Anh đã làm ông thay đổi cuộc đời, giúp ông quen được nhiều người bạn mới, ông biết mình không vô dụng. Người ta chỉ nhìn thấy khiếm khuyết của ông nhưng ít ra ông đã nhìn thấy được khả năng của mình.

Với mong muốn giúp đỡ cho xã hội, làm điều gì đó trong khả năng của mình. Từ năm 2010, ông Phú còn mở một lớp học tiếng Anh miễn phí cho các bạn học sinh, sinh viên. Không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, cứ chiều thứ 6 vào lúc 5 giờ, lớp học mở với “giáo viên” là những người ngoại quốc luân phiên, tình nguyện đến dạy, ông Phú thì làm trợ giảng hỗ trợ.

Chính từ quán nước vỉa hè nhỏ nơi ông Phú bắt đầu học những từ vựng đầu tiên này, nay đã trở thành “lớp học” nho nhỏ cho các bạn trẻ. Ở đây các bạn không chỉ biết thêm kiến thức về tiếng Anh, được học hỏi, giao tiếp với người bản xứ mà còn nghe kể về hoàn cảnh kém may mắn của ông Phú nhưng đã không chịu đầu hàng số phận, từ đó truyền động lực cho lớp trẻ biết cố gắng vươn lên trong học tập và làm việc.

https://tinhhoa.net/

Related posts

Bồ cũ tỷ phú 77 tuổi của Ngọc Trinh tuyển giúp việc lương gần 800 triệu, chỉ cần đáp ứng đủ 5 yêu cầu

Tin Tức Đa Chiều

Phát hiện biến chủng nCoV mới

Tin Tức Đa Chiều

Liều dọa máy bay Mỹ, phi công Trung Quốc mất mạng: Điều đáng sợ hơn cả suýt nữa đã xảy ra

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment