Phần trước chúng ta đã phá giải thiên tượng “Xứ Nữ sinh con” trong “Kinh Thánh – Khải Huyền”, đối ứng với thiên tượng này là lời tiên tri “Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang” trong “Thôi bối đồ”. Cả hai đại tiên tri đều hướng về trung tâm xảy ra đại kiếp nạn cuối cùng, chính là Trung Quốc ngày nay. Thêm nữa, mối hiểu lầm ngàn năm “Chúa Jesus và Đấng Cứu Thế Messiah là một” cũng đã được hóa giải thông qua ẩn đố “70 lần 7” trong “Kinh Thánh – Cựu Ước”.
Trong phần này, chúng ta sẽ tiến thêm một bước nữa để thấy rõ hơn sự kết hợp hoàn hảo giữa hai đại tiên tri “Kinh Thánh” và “Thôi Bối Đồ”, thông qua ẩn đố “bé trai”. Thêm nữa, phần này cũng sẽ giải mã trình tự trong “Kinh Thánh – Khải Huyền”, ẩn đố “Con Trai của con người” cùng lịch sử lệch lạc của thuyết “Tam vị nhất thể” (Thiên Chúa Ba Ngôi) v.v.
10. Xứ Nữ và “bé trai”, Tân Vũ trụ và Tân Thiên tử
10.1. Xứ Nữ tượng trưng cho “Trời mới đất mới”, Càn Khôn mới
Trong “Khải Huyền”: “12:14 Nhưng người phụ nữ được ban cho cặp cánh chim phượng hoàng lớn để bay đến chỗ đã dành sẵn nơi sa mạc. Nơi đó nàng được chăm sóc trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày, tránh xa khỏi con rồng”; “12: 17 Con rồng vô cùng tức giận người phụ nữ nên nó đi tranh chiến với con cái nàng.” Có thể thấy người phụ nữ này có những đứa con khác. Những người con này đều là những vị chính Thần bảo vệ vũ trụ, thanh trừ tà ác. Vì vậy, người phụ nữ này tượng trưng cho mẹ của các vị Thần, và nàng tượng trưng cho vũ trụ.
“Khải Huyền”: “21: 5 Đấng ngồi trên ngai nói, ‘Này, ta làm mới lại mọi việc!’ Rồi Ngài tiếp, ‘Hãy viết, vì đây là những lời chân thật và đáng tin’.” “Vương chủ của vũ trụ” đã đổi mới mọi thứ, và tất nhiên vũ trụ cũng đã được đổi mới. Vì vậy, người phụ nữ này tượng trưng cho “Trời mới đất mới”, Càn Khôn mới. Vì người phụ nữ bay bằng cánh và ẩn mình, nên thế giới hiện nay vẫn không thể nhìn thấy nàng và tạm thời không thể nhìn thấy cảnh tượng của vũ trụ mới.
10.2. Ẩn đố về “bé trai” trong “Kinh Thánh” và “Thôi Bối Đồ” một lần nữa trùng khớp nhau
“Khải Huyền”: “12: 5 Nàng sinh một con trai. Con trai ấy sẽ dùng cây trượng sắt cai trị mọi dân tộc (all nations tiếng Trung luôn dịch là vạn quốc gia, đó là một sự phóng đại). Con của nàng đã được đưa lên ngai vàng của Thần (lưu ý: nguyên văn không nói ngồi trên ngai vàng)”.
Một số người nhầm lẫn đứa trẻ này với Chiên Con, “Vương của vũ trụ”. Tuy nhiên, vì Chiên Con – “Vương của vũ trụ” được nhắc tới trong “Khải Huyền” đã ngồi trên ngai vàng từ trước đó rất lâu, cho nên không thể là “bé trai” sinh ra sau này. Chiên Con là “Chủ của vũ trụ mới”; “Trời mới đất mới” đều do Ngài tạo ra, vì vậy không thể đảo lộn mà trở thành “bé trai” sinh ra bởi Xứ Nữ – biểu tượng của vũ trụ mới được.
Mặt khác, cậu bé này không phải chỉ một đứa trẻ trên thế gian. Vì vậy, cậu bé là một phép ẩn dụ. Mẹ cậu tượng trưng cho vũ trụ mới, vì vậy cậu là con trai của vũ trụ mới, là Thiên tử (tức Hoàng Đế), và tượng trưng cho người đứng đầu Trung Quốc mới sau khi ĐCSTQ sụp đổ. Dự đoán này về người đứng đầu của Trung Quốc trong tương lai đã được kiểm chứng trong “Cựu Ước” và nó hoàn toàn trùng khớp với đại tiên tri “Thôi Bối Đồ”. Sau đây sẽ giải thích rõ hơn.
Ngày 24/9/2017 không phải là ngày sinh của nguyên thủ quốc gia tương lai của Trung Quốc, mà là thời điểm thiên tượng này xuất hiện tại nhân gian, chính là thời điểm mà ẩn đố về thiên tượng này được phá giải (khi đó thời cơ chưa đến nên chưa được công khai).[1]
11. Giải mã trình tự của “Kinh Thánh – Khải Huyền”
“Kinh Thánh – Khải Huyền” do Thánh John – môn đệ của Chúa Jesus, dưới sự hướng dẫn của các thiên sứ, để ông nhìn thấy các cảnh tượng khác thường và tiên đoán cho tương lai. Chương 22 của “Khải Huyền” có các cảnh khác nhau. Cũng giống như xem một bộ phim, chúng được phát theo thứ tự thời gian. Hình ảnh của một cảnh là có thời gian trình tự, nhưng là các cảnh tượng riêng lẻ, thời gian đan xen nhau, giống như bổ sung vào, cho nên không thể cứ một mực dựa theo trình tự của văn tự mà hiểu được.
“Kinh Thánh – Khải Huyền” là không thể sửa đổi. Tuy nhiên, chúng ta sửa đổi từ ngữ mà sắp xếp trình tự một cách hợp lý để giải khai bí ẩn thiên cổ này.
Thảm họa được “Khải Huyền” tiên đoán là trước nay chưa từng xảy ra. Chương 6 miêu tả cảnh tượng từ trên trời giáng xuống, nhân gian cuối cùng đã phạm phải đại tội gì? Làm sao mà bị trời trừng phạt như vậy? Phải đến Chương 13 mới bắt đầu nói rõ rằng đó là cuộc bức hại “Chủ của vũ trụ”, “Vua của các Vua” và các môn đồ của Ngài, “16:6 Chúng đã làm đổ máu của thánh đồ và các nhà tiên tri”. Do đó, thứ tự của Chương 13 nên được đặt phía trước.
Nhìn xuyên suốt toàn bộ thì chương 12 và chương 13 là những cảnh tượng khác biệt, thời gian đan xen vào nhau. Trình tự thời gian của các lời tiên tri trong sách “Khải Huyền” là như sau:
- Chiên Con (Vua của các Vua, Chủ của vũ trụ) dạy bảo đệ tử của Ngài, biểu thị cho các đệ tử tu hành quy chính (chương 1 ~ 5);
- Rồng đỏ, Satan và con thú phỉ báng Chiên Con, bức hại Thánh đồ, nhân gian bảo hộ Phật Pháp, tương ứng với trận đại chiến chính – tà trong vũ trụ, rồng đỏ từ trên trời bị đánh hạ xuống (chương 12, 13);
- “Xứ Nữ sinh con”, “Trời mới đất mới” được sinh ra, đại chiến chính – tà tại nhân gian vẫn tiếp tục, và cuộc bức hại vẫn còn tiếp diễn (chương 12);
- Trời phẫn nộ, mở ra 7 phong ấn, 7 kèn, bảy bát úp ngược, trời giáng đại kiếp nạn xuống nhân loại (chương 6 – 11, chương 14 – 18);
- Chiên Con chiến thắng, tà ác bị tận diệt, tất cả mọi người đều sống dậy và chịu phán xét (chương 19, 20);
- Trời mới đất mới mở ra, khắp chốn mừng vui (chương 21);
- Cảnh báo thế nhân (chương 22).
12. Giới hạn về trình tự gây nên hiểu lầm ngàn năm
Có rất nhiều khái niệm quan trọng trong “Kinh Thánh” đã bị hiểu sai hơn hai nghìn năm qua, nếu không làm rõ những điểm mấu chốt đó thì không cách nào hiểu được kinh điển này, cũng không cách nào tỏ tường những lời tiên tri cảnh tỉnh của “Kinh Thánh” đối với con người đương thời.
12.1. “Con Trai của con người”: Đấng tinh thần cho nhân loại đương thời
“Son of Man” trong “Kinh Thánh” dịch thẳng ra là “Con Trai của con người” (có phiên bản dịch là Con Người). Trong hai ngàn năm, nhiều người cho rằng “Con Trai của con người” là Chúa Jesus, hay Đấng Cứu Thế, “Chủ của vũ trụ”, “Vua của các Vua”, nhưng điều đó là không chính xác.
Trong “Kinh Thánh – Cựu ước – Sách Ezekiel”, Đức Chúa Trời đã gọi Ezekiel là “Con Trai của con người” 93 lần, chẳng hạn như: “Ezekiel 3:1 Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi Con Trai của con người, hãy ăn những gì mình thấy, hãy ăn cuốn này, rồi đi, và nói cùng nhà Israel.” Trong “Cựu Ước – Sách Daniel”, Tổng lãnh thiên thần Gabriel gọi Daniel là “Con Trai của con người”, chẳng hạn như: “Dan 8:17 … Ngài (Gabriel) nói với tôi rằng: ‘Con Trai của con người à, ngươi phải hiểu được, vì đây là liên quan đến dị tượng cuối cùng.’” Trong “Tân Ước”, Chúa Jesus cũng tự xưng là “Con Trai của con người.”
Có thể thấy, “Con Trai của con người” mang ý nghĩa là đấng hướng dẫn tinh thần đương thời giữa con người với con người, Ngài mang thân người, ở chốn nhân gian mà giáo hóa nhân loại. Ezekiel, Daniel là các nhà tiên tri, bậc thầy tinh thần và là “Con Trai của con người” trong thời kỳ của họ. Chúa Jesus là Giác Giả độ nhân, sinh ra trong thân xác con người, truyền Pháp cứu độ con người, đồng thời cũng là đấng dẫn dắt tinh thần trong thời đại đó, là “Con Trai của con người” vào thời điểm ấy.
Trước đó, chúng ta đã sử dụng thiên tượng để xác định chính xác: Thời gian xảy ra đại kiếp nạn “Xứ Nữ sinh con” trong “Kinh Thánh” là ngày 24/09/2017; Con thú đầu tiên bị thương trong “Khải Huyền” là vào ngày 20/7/2001. Vào thời kỳ cuối cùng, đấng nào lấy thân người để xuống thế gian, lấy thân người truyền Pháp, độ nhân thì chính là “Con Trai của con người”. Nhưng Chúa Jesus không trở thành “Con Trai của con người” một lần nữa, cho nên “Con Trai của con người” hiện nay không phải là Ngài. Tất nhiên cũng không phải là Thượng Đế (hay Thiên Chúa, Đức Chúa Cha, Đức Jehovah), những vị ấy đều không tiến nhập vào thế gian lần nữa, cho nên “Con Trai của con người” là một vị khác.
Theo sự xác định chính xác về thời gian và không gian của các thiên tượng trong bài viết trước, hai thiên tượng “Xứ Nữ sinh con” và “Satan bị thương” đều chỉ ra rằng Trung Quốc hiện nay là nơi bắt đầu đại kiếp nạn và sự cứu rỗi cuối cùng, và Chúa Jesus không tiếp tục mượn thân người mà hạ thế một lần nữa, không thể tại thế gian mà truyền Pháp và cùng các môn đệ đi cứu rỗi nhân loại, và Ngài cũng không phải là Đấng Messiah.
12.2. “Tam vị nhất thể” (Thiên Chúa Ba Ngôi) là khái niệm lệch lạc
Khái niệm “Tam vị nhất thể” của học giả Cơ đốc giáo đã được công bố trong quá khứ. Nhưng khi Chúa Jesus giảng Pháp cho các đệ tử thân truyền của Ngài thì Ngài không hề nhắc đến khái niệm “Tam vị nhất thể” này, nó chỉ là suy luận của người đời sau, trở thành một loại thế lực, còn từng bắt bớ và sát hại tàn khốc những người tuân theo giáo lý gốc và phản đối “Tam vị nhất thể”. Dưới áp lực tàn khốc này, thì những tín đồ Cơ đốc phản đối “Tam vị nhất thể” trong lịch sử vẫn không khuất phục, trong đó có rất nhiều người nổi tiếng như Newton.
Do Thái giáo luôn phản đối “Học thuyết Tam vị nhất thể”, đến thời điểm này, họ vẫn tuân thủ nghiêm ngặt học thuyết truyền thống và không tự mình cải biến.
Trên thực tế, nhiều điều được ghi chép trong “Kinh Thánh” cho thấy “Tam vị nhất thể” là mâu thuẫn với “Kinh Thánh”. Ví dụ, trong “Tân Ước”, Chúa Jesus tự xưng là người hầu của Thượng Đế, là người được Thượng Đế phái đến thế gian, ngài nói: “John 13:16 Ta bảo thật, kẻ nô lệ không thể lớn hơn chủ mình. Sứ giả cũng không thể lớn hơn người sai mình đi.” Chúa Jesus vẫn cần sự cứu rỗi của Thượng Đế, thì sao có thể nói rằng Ngài và Thượng Đế là cùng tầng thứ được? Thần linh các giới, ma quỷ các phương thì làm sao có thể cùng Chúa Jesus và Thượng Đế cùng tầng thứ được? Chỉ những người thường ở tầng thứ thấp nhất không hiểu tu hành là gì, không phân biệt được các tầng thứ này thì mới đem những điều này mà lẫn lộn với nhau.
12.3. “Thuyết một Thần” và “Tam vị nhất thể” lẫn lộn rối ren
(1) Từ “tín ngưỡng một Thần” đến “đạo một Thần”
Từ quan điểm chuyên môn, Do Thái giáo ban đầu là “tín ngưỡng một Thần” và sau đó phát triển thành “đạo một Thần”, hai cái này có chỗ khác nhau.
Kinh điển sớm nhất của “Kinh Thánh” là “Book of Exodus” (Sách Xuất hành) viết rằng: “Exo 15:11 Thưa Thượng Đế, có Thần nào giống Ngài không? Thật không có Thần nào như Ngài.” Có thể thấy Thánh Moses và các tín đồ Do Thái cho rằng có rất nhiều Thần, nhưng trong số các vị Thần, họ chỉ tin Đức Jehovah. Ông Moses đã thực hiện nhiều thần tích, chỉ để chứng minh cho mọi người thấy được quyền năng của Thượng Đế và khiến mọi người tin tưởng vững chắc hơn. Đây là “tín ngưỡng một Thần” nguyên thủy và đơn giản nhất (công nhận nhiều Thần nhưng chỉ tin vào một Thần). Về sau, Do Thái giáo phát triển thành “cho là chỉ có một Thần”, “đạo một Thần” .
(2) “Thuyết một Thần” (thuyết độc Thần) và “Tam vị nhất thể”
Bởi vì Cơ đốc giáo sau này không thể giải khai được nghi vấn rằng Chúa Jesus là người hay là Thần. Người bình thường không có trải qua tu hành thì cho rằng: Vì “Thuyết một thần” chỉ có một vị Thần duy nhất, vậy Thượng Đế là Thần thì Chúa Jesus không phải là Thần, mà Chúa Jesus không phải là Thần thì làm sao có thể cứu người? Cho nên Chúa Jesus cũng phải là Thần. Nếu như thế này thì cùng với Thượng Đế, chẳng phải sẽ có hai vị Thần sao? Cho nên đã phủ nhận “Thuyết một Thần”, vì thế tạo ra “Nhị vị một thể” (Thượng Đế và Chúa Jesus là một), điều này đã đi chệch khỏi sự thuần khiết của giáo lý Cơ Đốc đặt ra từ ban đầu.
Sau khi đi chệch hướng thì ngày càng thiên lệch, về sau tín đồ Cơ đốc lại cho rằng: Chúa Jesus không còn tại thế nữa, vì tinh thần (thần khí) con người gắn liền với thân xác, nếu nói tinh thần không phải là Thần thì chúng làm sao chỉ đạo chúng ta tu hành? Thế là đem tinh thần (không biết là Satan hay thiên sứ) cũng tín ngưỡng ngang hàng với Thượng Đế. Như vậy dưới nhân tâm của con người thì thuyết “Tam vị nhất thể” đã hình thành, sau đó phổ biến trên toàn cầu. Về hình thức, cái gọi là thuyết “Tam vị nhất thể” vẫn là “một Thần”, nhưng bản chất lại là “thuyết đa Thần pha trộn với thuyết hỗn Thần”, điều này khiến nhiều người lẫn lộn những vị Thần tầng thấp với Thượng Đế và Chúa Jesus [2], tạo ra sơ hở cho quỷ Satan đóng giả là Thượng Đế.
Các học giả Cơ đốc giáo vào thời mạt thế hiện nay lại càng lệch lạc nhiều hơn nữa vì “Thuyết một Thần” méo mó này đối lập với Chúa Cứu Thế vĩ đại, “Thần của các vị Thần”, “Vương của các Vương” được nhắc đến trong “Khải Huyền”. Vậy thì làm sao họ có thể được cứu rỗi đây?
Người tu hành đều biết rằng “Thuyết tiến hóa” và “Thuyết vô Thần” đều là sai lầm, nó có tương quan mật thiết với nhau, tương hỗ “nhân quả” cho nhau, nếu thừa nhận một cái thì phải thừa nhận cái còn lại; phủ nhận một cái, thì cái kia cũng không còn đúng nữa, cho nên nhất định phải đồng thời phủ nhận. Trên thực tế, “Thuyết một Thần” và “Tam vị nhất thể” cũng là quan hệ như vậy.
(3) “Thuyết một Thần” vi phạm “Kinh Thánh”
“Num (Dân số) 14: 28 … Thượng Đế nói, ta đã nghe điều các ngươi nói, và thật như ta hằng sống, ta sẽ làm những điều này cho các ngươi.”
“Ezekiel 14:16 Thật như ta hằng sống, Thượng Đế phán, dù trong ba người này (ám chỉ Noah, Daniel và Job) đi nữa thì họ cũng sẽ không cứu nổi con trai con gái mình. Họ chỉ có thể cứu chính mạng mình được thôi, còn xứ (vùng đất đó) sẽ bị hoang vu.”
Chúng ta biết rằng văn hóa “phát lời thề” xuyên suốt lịch sử của tất cả các dân tộc, trên thực tế, nó cũng xuyên suốt trong thiên quốc của các vị Thần. Điểm chung của việc “phát lời thề” ở các giới đều giống nhau, đó là không có hướng đến người cùng cấp hoặc sinh mệnh cấp thấp hơn mà phát lời thề, mà đều hướng đến những sinh mệnh cao cấp hơn (Thần, Chủ) của tín ngưỡng mà phát lời thề, như thế mới ứng nghiệm.
Trong “Kinh Thánh”, Thượng Đế từng nhiều lần “phát lời thề”. Trong đó cũng ghi chép rằng, vị Thần tối cao nhất là “Vương của các Vương”, “Chủ của các Chủ” và “Thần của các Thần”. Thượng Đế (Thiên Chúa, Đức Chúa Cha, Đức Jehovah) chỉ cai quản một phần nhỏ trong vũ trụ; Chúa Jesus tự xưng là “Vương của thiên quốc người Do Thái”, vì Ngài chính là Thượng Đế trong phạm vi một Thiên quốc.
Tại sao Chúa Jesus tự xưng là “Vương của thiên quốc người Do Thái”? Trong mắt Thượng Đế không có các dân tộc khác, Ngài chỉ trông nom người Do Thái? Bởi vì những họ là trong phạm vi cai quản của Ngài. Tại sao Thượng Đế lại nói: “Isaiah 44:6 Quân Chủ của Israel là Thượng Đế toàn năng, Đấng Cứu rỗi của Israel, Ngài đã phán như sau: Ta là đầu tiên, và là sau cùng, Ta là Thượng Đế duy nhất (besides me there is no God)”. Bởi vì con người trên trái đất đều đối ứng với các thế giới trên thiên quốc, nếu người Israel tin Thần khác, tin vào một câu nói của Thần khác thì liền hủy đi việc tu hành thuần chính của bản thân mình, nên không thể được Thượng Đế cứu vớt. Vì vậy, trong phạm vi của họ, Thượng Đế phán với dân Israel rằng Ngài là Thần cao nhất, Thần duy nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân Thượng Đế không không quản những người ngoại tộc, bởi vì những người đó không quy về Ngài ấy quản.
Ngoài núi có núi, ngoài trời có trời, ngoài Thần có Thần, việc “Thượng Đế phát lời thề” trong “Kinh Thánh” chính là biểu thị cho thấy một nội hàm cao hơn. Chỉ là người không có đủ tầng thứ tu luyện thì không được nhìn thấy. Thế giới của Thần không được phép hiển thị cho người thường một cách tùy tiện, chỉ khi thực sự tu luyện đến tầng thứ đó, thì mới có thể nhìn thấy.
Không phá thì không xây được. Vậy nên, chỉ khi bài trừ những quan niệm sai lầm, thì mới có thể phá giải ẩn đó về đại kiếp nạn cuối cùng cũng như sự cứu rỗi đã được khải thị trong “Cựu Ước” và “Tân Ước”. (Còn tiếp)
Chú thích:
[1] Đã có nhiều vụ giết nhầm người trong lịch sử nhằm ngăn chặn những tiên đoán xảy ra. Có một ví dụ điển hình trong “Kinh Thánh”: Sau khi Chúa Jesus ra đời, nhà tiên tri biết rằng “Vương của dân Do Thái được sinh ra”, có nghĩa là người Do Thái đối ứng với Vương của thiên giới trên trời, chứ không phải Vương tại nhân gian. Lúc ấy khi vua Do Thái “Herodes” biết chuyện, ông sai nhà tiên tri đến tìm hiểu, lấy cớ là đi thăm viếng. Sau khi nhóm của nhà tiên tri đến Bethlehem để gặp Chúa Hài Đồng, họ đã nhận được sự chỉ dẫn của Thần mà né tránh Herodes. Cha mẹ của Chúa Jesus cũng được các vị Thần điểm hóa, cho nên cả gia đình chạy trốn sang Ai Cập. Herodes liền sai người đến Bethlehem để giết tất cả các bé trai dưới hai tuổi ở các vùng lân cận. Sau khi Herodes chết, Chúa Jesus mới cùng cha mẹ trở về.
[2] Đối với các vị Thần và linh thể có thể nhìn thấy, chẳng hạn như thiên sứ và Satan thì không thể nào lẫn lộn với Chúa Jesus cùng Thượng Đế. Như thế chẳng phải “thuyết nhất Thần” là sai lầm sao? Các học giả Cơ đốc giáo giải quyết vấn đề theo cách này: Họ cho rằng Thượng đế là Đấng Sáng Thế, thiên sứ, Satan đều là do Ngài tạo ra, vì vậy tự bào chữa cho “Thuyết một Thần”, và mâu thuẫn cho rằng “thiên sứ là Thần nhưng không theo thuyết một Thần”. Tư duy của đại đạo rất đơn giản, còn tiểu đạo thì lại rẽ sang các đường nhánh. Đối với những phụ thể gắn lên cơ thể con người, họ không thể phân biệt rõ ràng, mà còn nhầm tưởng là Thượng Đế và Chúa Jesus. Loại phụ thể này rất phổ biến trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, những người bị phụ thể không chỉ lạc lối và không thể tự giải thoát mà còn cực đoan tự cho là đúng.
https://tinhhoa.net/