Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Người đàn ông có khuôn mặt kỳ dị, không ai dám lại gần chỉ làm bạn với chim trời

Sở hữu khuôn mặt kỳ dị, hốc mắt sâu, nhỏ, cái miệng tròn hẹp và những chiếc răng nhỏ nhọn lưa thưa. Ba Lép vấp phải sự kỳ thị của mọi người từ bé, anh chỉ đành làm bạn với những chú chim trời không né tránh mình.

Ba Lép vẫn thường cười nói “à ồ” với bầy chim sâu, chim sẻ, người ta hay thấy anh cầm cái lon đựng ít gạo trên tay cho chúng ăn nơi đoạn quốc lộ 1, trung tâm thành phố Vĩnh Long. Anh khiến người qua đường phải e dè với gương mặt quái dị, giọng nói ồm ồm khó nghe, câu được câu mất.

Người dị nhân cùng bầy chim bên đường

Bằng những từ ngữ nặng nề, khó khăn thốt ra từ miệng người đàn ông với những chiếc răng lưa thưa, nhỏ xíu và nhọn hoắt: “Chỉ có chim không sợ tui…”.

Được biết, trong đợt dịch vừa rồi, nhà nước hạn chế mọi người ra đường, Ba Lép liền đeo khẩu trang mang gạo ra cho chim ăn, anh sợ vắng người rải thức ăn như ngày thường nên chúng đói.

Người dân mưu sinh gần đó cho hay, ngày nào anh cũng đến đây cho chim ăn… 

“Mà cũng chỉ có chim chơi với ổng, chứ có ai chơi đâu”.

Xa xa đó, Ba Lép bày một bàn bán vé số dưới bóng cây. Khi có ai tới mua, anh lại đưa ra giấy chứng minh nhân dân, khoa tay chỉ vào cột điện gần đó, anh cố nói nhưng từ ngữ thốt ra khỏi cái miệng vẫn dính liền, chỉ có thể nghe sơ được đại khái: “Vé số… không giật chạy… nhà tui kia”.

Căn nhà mà anh nói nằm giữa con hẻm nhỏ thành phố Vĩnh Long, tuy thấp nhưng rất sạch sẽ. Một ông lão nhỏ người bước ra mở cửa, ông rất bất ngờ khi có người tới thăm và tìm con trai: “Chú quen sao với Hiền? Trước giờ nó không quen biết ai…” Ông lão khó hiểu hỏi, vì trước giờ ngoài lũ chim chóc, Ba Lép đâu có ai là bạn.

Xuất thân của Ba Lép

Khi biết rằng có người muốn tìm hiểu về hoàn cảnh người đàn ông kì dị bán vé số bên đường kia, ông Lê Văn Vui nay đã 76 tuổi thở dài thườn thượt, nói với giọng trầm trầm, buồn bã. Ông chính là cha ruột Hiền – Ba Lép, trước kia ông tham gia Cách mạng, hay phải tiếp xúc với những vùng máy bay rải chất độc khai quang, có thể ông đã bị nhiễm từ khi nào không hay.

Ngày trở về, ông cùng vợ làm buôn bán nhỏ. Sau đó, vợ ông mang thai rồi tới ngày trở dạ, sinh đứa con trai đầu lòng.

Lúc bé, ngoại hình của Hiền cũng bình thường giống như bao đứa trẻ khác, chỉ là anh chậm đi, chậm nói. Thay đổi bắt đầu khi lên 5 tuổi, thấy đầu con cứ to dần, đôi khi hay bị nóng lạnh thất thường, ông sẽ đưa đi bác sĩ tư nhân “chích hạ sốt”. Ngoài ra, con trai thường hay té ngã, viêm xoang, tai bị điếc và chảy mủ.

Thời gian trôi dần, đầu Hiền cũng cứ theo đó to dần, cằm phình ra rất đáng sợ. Con nít trong vùng đứa nào cũng xa lánh không dám chơi chung, Hiền trở nên tủi thân, lẩn tránh, không giao tiếp với người ngoài.

Mẹ Hiền –  vợ ông Vui ban ngày thường hay vắng nhà đi buôn bán, mỗi lần trở về thấy con ngồi lủi thủi một mình, khuôn mặt biến dạng, bà chỉ cảm thấy vừa thương con vừa chán nản. Bà chỉ về nhà ăn vội bữa cơm rồi lại đi tiếp. Đôi khi bà còn cắm đầu đi làm miết, để lẩn tránh không phải về nhà, đối diện với cảnh tượng u uất này.

Cho đến một hôm, mãi mấy ngày trôi qua không thấy bà đi làm về, ông Vui hốt hoảng chạy đi khắp nơi tìm bà, khó khăn lắm mới có người nói thật là có lẽ bà bỏ đi rồi. Ông thất thểu trở về nhà. Chắc bà không chịu nổi, muốn rời xa gia đình này, rời xa gánh nặng một người chồng nghèo cùng đứa con kì dị, bà muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.

Một người mẹ kế xuất hiện

Vợ đi rồi, ông Vui chấp nhận hoàn cảnh một mình kiếm sống, nuôi con. Gia tài không còn gì ngoài chiếc xe đạp cũ, ông lang bạt khắp ngóc ngách con đường thành phố Vĩnh Long chạy xe đạp ôm. Ngày qua ngày, rồi cũng đến khi con trai đủ tuổi đến trường. Ông sắm sửa hành trang đưa con đi học như bao đứa trẻ khác.

Đi học được dăm ba buổi, cô chủ nhiệm mời ông Vui lên nói thẳng rằng, các bạn sợ hãi và áp lực vì sự tồn tại của Hiền. Phụ huynh khác còn lên tiếng về việc con của họ nói sợ bạn Hiền, không muốn đi học, không học được,… Dù trong lớp, đứa bé kì dị này hiền như đất, cũng không hề tiếp xúc hay nói chuyện với ai.

Dù rất ham học nhưng khi biết được chuyện kia, Hiền trở nên tự ti, cương quyết đòi nghỉ ở nhà không đến trường nữa, đến cả nhà hàng xóm cũng không dám đi qua.

Vài năm sau, lúc đó Hiền 12 tuổi, ông Vui quen với một người phụ nữ sư phạm ở Lâm Hồ, tuổi đời con trẻ, ông Vui quyết định đi bước tiếp. Dù biết chuyện của người cha đơn thân, nhưng người phụ nữ trẻ vẫn yêu cầu ông Vui đưa con trai cho mẹ ruột nuôi, thì bà mới chịu về ở với ông.

May rằng, bên nhà gái hiểu cho hoàn cảnh bất đắc dĩ của con rể, nên khuyên nhủ con gái đồng ý về sống chung khi có sự hiện diện của đứa con dị tật.

Mẹ kế Hiền thừa nhận, ban đầu mới về nhà này, thấy Hiền là bà sợ lắm, thấy anh ra nhà sau là bà ra nhà trước. Lâu dần nhận ra bản chất hiền lành, tội nghiệp của anh thì bà lại thấy thương. Nhưng nói vậy, một cô gái độ tuổi mới lớn, lấy chồng đã có một đời vợ cùng đứa con có gương mặt “đáng sợ nhất Vĩnh Long” thì sự áp lực đối với bà là không ít.

Nhiều lúc thấy vợ buồn vì lời bàn tán xung quanh, ông Vui hay hỏi bà rằng, bà sẽ có suy nghĩ bỏ ông như người vợ trước chứ… Bà mới trấn an: “Khi đã chịu ông rồi thì ông yên tâm, tui không bao giờ bỏ rơi cha con ông…”, nói thế thì ông Vui mới an lòng.

Tôi không phải kẻ giật tiền

Thân thể Hiền cũng thường ốm yếu, hay mệt mỏi, đau nhức, người lại nhỏ thó nên người ta hay gọi là “Ba Lép”.

Dù luôn mặc cảm không dám xuất hiện trước mặt người lạ nhưng khi lớn lên đôi chút, Hiền quyết định đi tìm việc, nhưng với khuôn mặt đáng sợ, sức khỏe yếu ớt, không ai dám nhận anh, cuối cùng đành xin cha lãnh vé số bán kiếm tiền.

Hồi mới vào nghề, anh chỉ dám bán ở các con hẻm, đáng buồn là anh đến đâu thì người ta né tránh anh đến đó, con nít nhìn thấy anh còn khóc thét chạy đi vì sợ. Cơ thể Hiền vốn ốm yếu hơn người thường, anh nhận vé số đi khắp nơi đến đau nhức rã rời chân tay nhưng cũng không bán được bao nhiêu.

Chỉ vì ngoại hình của mình, không ai dám nhìn anh chứ chưa nói đến mua vé số. Những lúc như thế, đau nhức là ít, anh bất lực với chính mình là nhiều.

Sau này, Hiền cố gắng nén lại mặc cảm, quyết định đi đến những bến tàu du lịch đông người, ở đấy sẽ có những người tri thức, hy vọng họ sẽ không xa lánh mình. May mắn như anh nghĩ, ở đây anh được nhiều người rủ lòng thương mua vé số cho.

Kéo dài chẳng bao lâu, anh bị những người bán vé số khác vùng đó phao tin cho khách là đừng mua vé số của thằng mặt kì dị, hắn ta giả danh bán vé số để giật tiền của khách bỏ chạy. Nguyên nhân vì trước đó người ta mua ủng hộ vé số của Hiền nhiều, họ dần mất miếng cơm, không bán được.

Hiền thì không biết chuyện gì xảy ra, anh vẫn mang vé số đến bến tàu như thường ngày, nhưng hôm nay, thay vì những người mang ánh mắt cảm thương như mọi lần, anh gặp phải những ánh nhìn e ngại. Mọi người lại dần xa lánh, né tránh anh.

Mãi sau này mới biết nguyên do, rốt cuộc anh đành vừa mời chào vừa “a ô” giải thích: “Tôi không giật chạy…”. Sự thật là khi anh càng cố giải thích thì người ta càng sợ và bỏ chạy bởi khi nói khó khăn, giọng ồm ồm nghe không rõ của người đàn ông tội nghiệp.

Từ bỏ bến tàu, Hiền ra công viên cặp quốc lộ bán. Không nói rõ được bằng lời, anh viết tên mình lên bàn bày vé số, cả lên cột điện và xe đạp để người qua lại tin anh không phải kẻ giật tiền.

Người đàn ông “hiểu” tiếng chim

Bà con sinh sống ở gần công viên đồn rằng, có lẽ người ta không hiểu được tiếng Hiền nhưng chắc chim thì hiểu và anh cũng nghe được chúng.

Ngoài cha và mẹ kế, anh cô độc đến không có lấy một người bạn vì ai cũng sợ gương mặt anh. Thế nhưng khi Hiền bán vé số ở công viên, chim chóc từ đâu đều bay đến bên cạnh, chúng nhảy nhót xung quanh, thản nhiên hót mà không sợ người. Có vẻ chúng mến anh, vậy là mỗi khi đi làm, ngày nào anh cũng mang gạo cho đám chim trước tiên.

Đây cũng là lúc hiếm khi người ta thấy được nụ cười kỳ lạ, những chiếc răng thưa nhọn trên gương mặt “đáng sợ” của anh. Anh vốn hiền lành, ngoại hình kia chỉ là cái vỏ bao trùm khiến người ta định kiến sai lầm.

Người qua đường thấy anh tốt bụng, thân thiện với cả những chú chim tới công viên nên họ thương cảm, tập vé số của anh cũng mỏng dần nhờ được nhiều người mua cho.

Những buổi đi bán về, cả cơ thể nhỏ thó vẫn luôn đau nhức, dù vậy, Hiền vẫn luôn là đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Số tiền kiếm được một phần anh dùng phụ giúp cha mẹ lớn tuổi. Anh còn có sở thích trang trí nhà mình với rất nhiều lồng đèn, đồ chơi và hình ảnh yêu thích, còn lại đi cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn…

Hiền chia sẻ rằng, anh muốn tiết kiệm tiền gửi ngân hàng, khi nào ốm đau còn có cái để chạy chữa cho cha, nếu anh có mệnh hệ gì thì cũng có cái để lo hậu sự, cha anh già cả rồi biết kiếm tiền đâu.

Chỉ khi cùng “tâm sự” với lũ chim chóc, nụ cười kì lạ hiếm hoi trên gương mặt Hiền mới xuất hiện. Dẫu cuộc đời còn nhiều gian nan trắc trở, nhưng chắc chắn rằng, Hiền vẫn luôn giữ cho mình tấm lòng lương thiện, hiền lành như thế.

https://tinhhoa.net/

Related posts

Đứa con gái bán xe máy của cha để đi gặp bạn trai quen qua mạng và nhận lại cái kết đắng

Science

Cuộc đời cô độc của nghệ sĩ Ánh Hoa: Chồng và 4 người con đều qua đời

Tin Tức Đa Chiều

Kẻ thù đang như cá nằm trên thớt, vì sao Taliban không “nhổ cỏ tận gốc”, dứt điểm sân bay Kabul?

Science

Leave a Comment