Cuốn Thôi Bối Đồ là cuốn sách tiên tri nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, bao gồm những dự ngôn chuẩn xác phi thường. Trong đó, đại sự Trung Quốc giai đoạn ngày nay, cũng như giai đoạn đặc thù của lịch sử nhân loại hôm nay, đều được Thôi Bối Đồ nói đến.
5, Thiên tượng hung hiểm trong năm 2016: Huỳnh hoặc thủ tâm
* Giới thiệu sơ lược về Huỳnh hoặc thủ tâm
Huỳnh hoặc thủ tâm là thiên tượng quan trọng nhất, hung hiểm nhất trong thiên tượng học của Trung Quốc cổ đại.
Theo đó, “Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần 3 ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian. “Huỳnh hoặc” là cách gọi của Trung Quốc cổ đại. Sao hỏa lấp lánh (hỏa tinh huỳnh huỳnh), màu sắc ửng đỏ, quỹ đạo biến hóa khó xác định, bởi vậy được gọi là “Huỳnh hoặc”. Huỳnh hoặc là Phạt tinh (ngôi sao xử phạt) trong thiên tượng học, đại biểu binh đao loạn lạc, chết chóc tai ương, v.v…Trong tinh tướng học của Tây phương, sao Hỏa cũng đại biểu cho chiến tranh, chết chóc, trời phạt.
Trái Đất quay từ Tây sang Đông, vì vậy nhật nguyệt tinh tú nhìn thấy được đều là mọc từ phương Đông, lặn ở phương Tây, đây là di chuyển thuận (xuôi) của các vì sao.
Nhưng nhìn từ trên mặt đất, ngôi sao cũng sẽ có lúc di chuyển ngược. Lấy sao Hỏa làm ví dụ, Trái Đất trên quỹ đạo quay quanh Mặt trời, khi đến gần sao Hỏa, nếu đứng ở trên Trái Đất mà nhìn, tốc độ quay quanh Mặt trời của Trái đất nhanh hơn sao Hỏa, vì vậy nhìn thấy sao Hỏa lùi lại phía sau trên nền bầu trời sao; giống như khi chúng ta ngồi trên xe tốc hành, nhìn thấy những chiếc xe chạy chậm đi về trước cũng đang “lùi lại phía sau”, đây chính là “di chuyển ngược”.
Tốc độ vận hành của sao Hỏa chậm lại trên diện rộng, dừng lại không chuyển động ở chỗ điểm cong, quá trình này được gọi là “dừng lại theo chiều vận chuyển xuôi”, “dừng lại theo chiều vận chuyển ngược”. “Dừng lại” tiếp cận một chòm sao nào đó, thì gọi là thủ (coi giữ) chòm sao đó. Ví như Huỳnh hoặc thủ tâm, Huỳnh hoặc thủ Phòng, thủ Đê, thủ Vĩ ….. chính là nói về việc sao Hỏa lưu lại ở khu vực các chòm sao khác nhau.
Chòm sao Tâm Túc phạm vi nhỏ nhưng quan trọng nhất. Chòm sao Tâm Túc có 3 ngôi sao, sao Tâm Đại ở chính giữa (Tâm Túc 2) là sáng nhất, tượng trưng cho đế vương, quân chủ; sao Tâm Tiền ở phía trước (Tâm Túc 1) tượng trưng cho thái tử; sao Tâm Hậu ở phía bên dưới (Tâm Túc 3) tượng trưng cho con thứ (con vợ lẽ).
“Đại Đường Khai Nguyên Chiêm Kinh” nói đến thiên tượng này, ngụ ý: “Bề tôi thay đổi triều chính, vua chúa rời khỏi cung (điện) của mình”; “thiên tử mất đi địa vị”; “đại thần làm phản, mưu đồ cướp ngôi”.
“Sử ký – Thiên Quan Thư” có nói: “(Sao Hỏa) xâm phạm, coi giữ chòm sao Phòng, sao Tâm; vương giả ắt gặp nạn”.
“Ngũ Tinh Chiêm – sách lụa trong ngôi mộ cổ thời Hán ở gò Mã Vương” thì nói rằng: “(Sao Hỏa) gặp sao Tâm Túc, thì là áo tang, ở phương Bắc hay ở phương Nam, đều là tử vong chết chóc…”.
Có thật sự đáng sợ như vậy không? Vào thời cổ đại xác thực là như vậy, thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”, khiến cho thiên tử khiếp đảm rùng mình, bởi vì gần như không có ai có thể thoát khỏi kiếp nạn.
Con người trong xã hội ngày nay lại cười nhạo người xưa ngu muội, không phải là bởi vì người thời nay thông minh hiểu biết hơn, mà là bởi vì không hiểu được hàm ý của thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”. Lại từng có học giả tuyên bố rằng: Trung Quốc cổ đại 23 lần “Huỳnh hoặc thủ tâm” thì có 17 lần là giả, cho rằng “Huỳnh hoặc thủ tâm” là thiên tượng giả tạo. Cách nói vô cùng sai lầm, đã khiến các học giả nghi ngờ và phủ định điều này. Theo đó sai lại càng sai khi người ta không ngừng lan truyền và biến nó trở thành “bằng chứng lý luận” trong việc phủ định ý nghĩa thiên tượng của “Huỳnh hoặc thủ tâm”.
* Lời đồn nhảm năm 2001, đánh lừa dư luận quên hung hiểm
Cách nói “Huỳnh hoặc thủ tâm” vào năm 2001 đã được lưu truyền rộng rãi trên khắp thế giới, đã được viết vào Wikipedia, nghiễm nhiên đã trở thành tri thức khoa học phổ cập.
Tuy nhiên nếu chúng ta xác định vị trí của tấm hình đồ hình “Huỳnh hoặc thủ tâm” năm 2001 đã lưu truyền rộng rãi đó, thì có thể phát hiện đây là một chiêu trò đánh lừa dư luận.
Nguyên tấm hình được vẽ rất chuyên nghiệp, nhưng cũng rất “chuyên nghiệp” trong việc ẩn đi chòm sao Vĩ (尾宿), cũng không vẽ ra hai đường ranh giới hướng thẳng của hai chòm sao, khiến người ta lúc đầu vừa nhìn thấy sao Hỏa (火星) di chuyển ngược lưu thủ (dừng lại coi giữ) trong phạm vi của sao Tâm Túc (心宿). Kết quả xử lý như vậy, khiến cho “Huỳnh hoặc thủ Vĩ” vốn không nổi tiếng gì, đã biến thành “Huỳnh hoặc thủ tâm” danh tiếng vang xa.
Cái chiêu trò chuyên nghiệp này đã mê hoặc đánh lừa thế gian, khiến người ta cảm thấy: Thì ra huỳnh hoặc thủ tâm vốn không đáng sợ như vậy. Giang Trạch Dân người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ chưa chết, vậy nên vội quy kết rằng cách nói của người xưa là ngu muội. Đây vừa khéo là bị “đồ hình thiên tượng Huỳnh hoặc thủ tâm năm 2001” ngụy tạo đánh lừa, nghe nhìn lẫn lộn.
* Huỳnh Hoặc thủ Đê, gian thần xuất hiện, quân vương tử vong
Thiên tượng từ ngày 24/3 đến ngày 30/8/2016, trên tổng thể đều gọi là “Huỳnh hoặc thủ tâm”. Ngày 24/3 đến ngày 11/5 là đi thuận chiều coi giữ chòm sao Tâm Túc, và sau đó bắt đầu đi ngược chiều coi giữ chòm sao Đê – coi giữ chòm sao Đê cũng là một thiên tượng hung hiểm.
“Hán Thư – Thiên Văn chí” nói rằng: “Huỳnh hoặc đi vào trong Đê; Đê là cung của thiên tử; Huỳnh Hoặc đi vào, ngụ ý là có tặc thần (gian thần)”.
“Đại Đường Khai Nguyên Chiêm kinh” nói rằng: “(Chòm sao) Đê là cung của thiên tử, Phạt tinh đi vào, là điềm không lành, phòng thủ đất nước, quân chủ gặp tử nạn”.
Năm 195 TCN, “Huỳnh hoặc thủ Đê”, Hán Cao Tổ Lưu Bang băng hà. Tặc thần đi vào cung điện thiên tử hiển nhiên là Lã Hậu. Lưu Bang chết, Lã Hậu nắm quyền, để cho con trai ruột của bà là Lưu Doanh lên ngôi. Bảy người con trai khác của Lưu Bang, Lã Hậu chỉ để lại đứa con nuôi của mình là Lưu Trưởng và Lưu Hằng (Hán Văn Đế sau này) vốn không được thương yêu, những người còn lại đều bị bà hại chết…
“Hán Thư – Thiên Văn chí” viết rằng: “Mùa xuân năm Cao Tổ thứ 12 (năm 195 TCN), Huỳnh Hoặc thủ Tâm, tháng 4 Cao Tổ băng hà” – Đây là ngụy tạo của lịch sử. Bởi vì Tần Thủy Hoàng là Chân Long Thiên tử, Tổ Long được công nhận, ông ấy chết bởi thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, vì để “chứng tỏ” địa vị thiên tử chính thống của Lưu Bang, liền đem thiên tượng khi Lưu Bang chết ngụy tạo thành “Huỳnh hoặc thủ Tâm”. Dùng phần mềm thiên văn Stellarium thông dụng ngày nay để kiểm chứng, thiên tượng khi Lưu Bang chết là “Huỳnh hoặc thủ Đê” (sao Hỏa dừng lại trong chòm sao Đê), thiên tượng như đồ hình dưới đây.
Bởi vì thời xưa cơ bản không thể suy đoán thiên tượng một cách chuẩn xác, vậy nên cứ mãi cho rằng Lưu Bang giống như Chân Long Thiên Tử Tần Thủy Hoàng, chết bởi thiên nạn “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, không biết rằng đó là “Huỳnh hoặc thủ Đê”. “Khai Nguyên Chiêm kinh” triều Đường nói “Huỳnh hoặc thủ Đê là quân vương chết”, không phải gán ghép cho Lưu Bang, mà đây là quẻ tượng độc lập.
“Huỳnh hoặc thủ Đê” có tặc thần, quân vương chết, trong lịch sử còn có không ít ví dụ chân thật để nghiệm chứng, ở đây không đưa thêm nữa. Mức độ hung hiểm của “Huỳnh hoặc thủ Đê” mỗi lần không giống nhau, nhưng đều không sánh được với “Huỳnh hoặc thủ Tâm”. Hơn nữa có nhiều lúc nó là thiên tượng phụ theo “Huỳnh hoặc thủ Tâm”, sẽ tăng thêm hung hiểm của “Huỳnh hoặc thủ Tâm”.
“Huỳnh hoặc thủ Tâm” năm 2016, vị trí hướng thẳng của sao Hỏa đặc biệt gần với sao Tâm Túc, thêm vào đó là nguy hiểm đáng sợ của “Huỳnh hoặc thủ Đê”, khiến cho thiên tượng trở nên nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay.
Thiên nhân hợp nhất (người và trời hòa làm một), sự kiện lớn nhất như vậy, ắt sẽ đối ứng với hiện tượng thiên thượng lớn nhất. Đó là chuyện gì đây? Chúng ta còn cần phải nhìn lại tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
https://tinhhoa.net/