Trung Quốc 5000 năm văn hóa bác đại tinh thâm, kỹ thuật tiên đoán cổ đại biến hóa đa dạng, thực sự xuất quỷ nhập thần. Toán học hiện nay nói chung chỉ dùng để đếm và đo lường, nhưng toán học cổ đại Trung Quốc có thể bói “mệnh” và thậm chí tính toán mọi thứ trong vũ trụ, tự nhiên và xã hội.
Tính sai ngày chết của bản thân một ngày, vợ thậm chí còn tài giỏi hơn
Tung Chân, người huyện An Định, sống vào thời Tây Hán, Hán Thành Đế, từng tính rằng tuổi thọ của ông là 73 tuổi, và ông sẽ qua đời vào ngày 25 tháng giêng năm Tuy Hòa thứ nhất (năm thứ 8 TCN) (khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều), và viết kết quả này lên tường để ghi lại sự việc. Nhưng không ngờ ông đã chết sớm hơn một ngày, vào đúng giờ đó nhưng là ngày 24.
Vợ ông nói: “Khi tôi thấy Tung Chân bói mệnh, tôi cũng tự mình tính. Tôi muốn nói với ông ấy nên cân nhắc rằng có thể có những ẩn ý khác trong ngày, tôi không dám nói với ông ấy. Bây giờ quả thật là đã sai mất một ngày.”
Tung Chân vào thời điểm đó cũng cho biết rằng: “Ở vị trí cách cây chè già trên dốc Thanh Lũng của núi Bắc Mang 4 trượng về phía Tây, đào một hố sâu 7 tấc và chôn tôi ở đó.”
Sau khi Tung Chân chết, mọi người đã theo lời ông nói, đào sâu 7 tấc đất, thậm chí còn đào được một chiếc quan tài rỗng từ thời cổ đại, mọi người chôn cất Tung Chân trong quan tài này.
Dùng đũa để tính xem kho lương có bao nhiêu gạo
Cũng có một người ở quận Huyền Thố thời Tây Hán, Hán Thành đế, tên là Tào Nguyên Lý, cũng rất giỏi số học. Một lần anh đến thăm người bạn của mình là Trần Quảng Hán.Trần Quảng Hán nói rằng: “Tôi có hai kho chứa gạo lớn, cả hai đều chứa đầy gạo. Tôi quên mất có bao nhiêu thạch (đơn vị đo dung tích, khoảng 100 lít). Anh có thể giúp tôi tìm ra không.”
Tào Nguyên Lý dùng đũa đảo hơn mười lần rồi nói: “Kho lương ở phía Đông có bảy trăm bốn mươi chín thạch, hai đấu (10 lít) và bảy hộc (0,1 lít).” Sau đó, ông dùng đũa quay mười lần và nói: “Kho lương ở phía Tây có sáu trăm chín mươi bảy thạch và tám đấu.” Vì vậy, Trần Quảng Hán viết con số vừa được tính toán lên cửa kho.
Sau đó, Trần Quảng Hán khi xuất gạo khỏi kho đã ghi chép lại, kho lương phía Đông không có sự sai khác, kho lương phía Tây ít hơn một thăng so với số lượng Tào Nguyên Lý tính toán, trong kho lương có một con chuột lớn cỡ một thăng.
Vào năm sau, Tào Nguyên Lý lại đi tới thăm Trần Quang Hán, anh ta rất chán nản khi nghe Quảng Hán nói mình đã tính thiếu một thăng. Tào Nguyên Lý vỗ xuống giường và nói: “Tôi sao mà lại không tính ra được gạo ở trong bụng con chuột chứ, thật là mất mặt quá đi!”
Trần Quảng Hán mang rượu và một ít thịt nai khô, mời Tào Nguyên Lý uống. Lần này, Nguyên Lý tính toán và nói: “Ruộng mía của gia đình anh có 25 thước, vậy anh có thể thu hoạch 1.536 cây mía; ruộng khoai môn có 37 mẫu, anh có thể thu hoạch 673 củ khoai môn; có một nghìn con bò, có thể sinh ra 200 con bê; có 10.000 con gà và 50.000 con gà con sẽ được nở ra.” Ngoài ra còn có cừu, lợn, ngỗng, vịt, v.v., và Nguyên Lý cho biết số lượng từng loại. Ngoài ra, Nguyên Lý còn biết nơi cất dưa, trái cây, thịt và rau.
Nguyên Lý tiếp tục nói: “Gia đình nhiều cơ ngơi, sao lại tiếp đãi tôi một cách tệ bạc như vậy?” Quảng Hán xấu hổ nói: “Khách đến đột ngột, chủ nhà không kịp chuẩn bị.” Nguyên Lý nói: “Trên một cái thớt có con lợn hấp, một đĩa vải thiều trong tủ, có thể mang những thứ đó lên mà”.
Nghe xong, Quảng Hán lại xin lỗi, vào nhà lấy hai món ngon ra, hai người nói chuyện vui vẻ cả ngày.
Kỹ năng tính toán của Tào Nguyên Lý sau đó được truyền lại cho Nam Quý, và Nam Quý truyền lại cho Hạng Đạo, người sau đó truyền lại cho Tử Lục, nhưng mỗi người chỉ nắm được một phần và mất đi sự huyền diệu thực sự.
Tính toán thời gian vỡ dựa trên kích thước của bát ngọc
Viên Hoằng Ngự ở thời Hậu Đường, Ngũ Đại, thông thạo số học và được bổ nhiệm làm Tòng Sự (một chức quan) ở quận Vân Trung. Một người bạn nhờ anh tính xem một cây ngô đồng có bao nhiêu lá. Anh đứng lên đo, đo kích thước vòng tròn quanh thân cây cách mặt đất chừng bảy thước, nhẩm tính hồi lâu rồi nói: “Tôi không trả lời được vì số lượng lá quá nhiều.”
Người bạn sai người lắc thân cây làm rơi 22 chiếc lá, và bảo anh ta đếm. Viên Hoằng Ngự nói: “Hiện đã ít hơn hai mươi mốt chiếc lá so với trước đây.” Sau khi kiểm tra cẩn thận, người ta thấy rằng hai trong số những chiếc lá đã rụng xuống là tương đối nhỏ và được coi như là một chiếc lá.
Khi đó, Tiết Độ Sứ Trương Kính Đạt có hai chiếc bát ngọc, Viên Hoằng Ngự đã đo chiều sâu và chiều rộng của chiếc bát, tính toán rồi nói: “Vào giờ Tỵ ngày 16 tháng 5 năm sau (9-11 giờ sáng), hai chiếc bát này nhất định sẽ vỡ”. Trương Kính Đạt sau khi nghe xong nói: “Nếu tôi cất giữ chúng cẩn thận, chúng có bị vỡ không?” Sau đó liền cho người bọc hai chiếc bát ngọc bằng vải và đặt chúng trong một lồng tre lớn rồi đặt nó vào nhà kho.
Vào giờ Tỵ ngày 16 tháng 5 năm sau, không ai ngờ rằng xà ngang của nhà kho đột nhiên bị gãy và rơi ra, đè lên lồng tre, kết quả là hai chiếc bát ngọc giấu bên trong bị đập vỡ. Vào thời điểm đó, các đồng nghiệp của Thái Phó Thiếu Khanh Tiết Văn Mỹ đã tận mắt chứng kiến điều này.
Có thể lúc đó mọi người nhìn thấy những người tính toán giỏi thời đó đã dùng công cụ để làm động tác, nhưng đó chỉ là để làm cho mọi người không cảm thấy quá xa lạ, và họ là những người có thể nhìn ra bản chất của sự vật ở một mức độ nhất định nên có thể “tính toán” được. Câu trả lời thực sự cho những điều này có thể được tìm thấy trong văn hóa Thần truyền của Trung Quốc.
https://tinhhoa.net/