Tin tức Đa Chiều
Bí Ẩn

Giải mã bí ẩn: Phát hiện loài bò sát giống hệt quái vật hồ Loch Ness

Suốt hơn 1 thế kỷ qua, mẫu hóa thạch của loài bò sát Tanystropheus đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu vì nó.

Loài bò sát kỳ lạ này có ngoại hình giống phiên bản đời thực của Quái vật hồ Loch Ness, hoặc là do sự kết hợp giữa cá sấu thời tiền sử lai với hươu cao cổ. Lần đầu tiên nó được nhắc đến vào năm 1852, và được tái tạo lần đầu vào năm 1973.

Các nhà cổ sinh vật học từ lâu đã biết rằng, loài vật này từng sinh sống ở lưu vực Monte San Giorgio của Thụy Sĩ vào giữa Kỷ Tam Điệp (khoảng 242 triệu năm trước). Họ cũng biết sinh vật kỳ lạ dài hơn 6m này sở hữu chiếc cổ dài đến hơn 3m, tức là chiếm một nửa chiều dài cơ thể của nó.

Trước đây, những thông tin xoay quanh loài Tanystropheus vẫn còn là bí ẩn, và đã có  rất nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu với nhau về chúng. Loài vật này sống trên cạn hay dưới nước? Liệu khi còn nhỏ trông chúng như thế nào? Và chúng tiếp xúc, tương tác với những loài vật khác trong môi trường sống như thế nào?

Bí ẩn đầu tiên

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính (CT), để tái tạo hộp sọ bị nghiền nát của các mẫu hóa thạch, từ đó mở ra bằng chứng khẳng định loài bò sát này từng sống dưới nước.

Olivier Rieppel – nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Field ở Chicago cho biết: “Đối với những ai quan tâm đến các loài bò sát thời Kỷ Tam Điệp, thì đây không chỉ là một mẫu hóa thạch nổi tiếng, mà nó còn là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận”. 

Researchers digitally reconstructed the crushed skulls of Tanystropheus fossils which revealed new clues about how they lived, according to the new research published today in Current Biology.

“Tôi đã nghiên cứu về loài Tanystropheus hơn 30 năm, do đó việc phát hiện ra những manh mối mới về loài vật này là một điều vô cùng thỏa mãn”, Rieppel nói.

Công tác tái ghép kỹ thuật số các mẫu hóa thạch cho thấy, giải phẫu hộp sọ và vị trí mũi của loài Tanystropheus mang những đặc điểm của loài vật sống dưới nước. Các nhà nghiên cứu cũng tìm được bằng chứng cho thấy, Tanystropheus là một “kẻ săn mồi phục kích” – chúng có thể sử dụng chiếc cổ dài và mảnh của mình để tiếp cận con mồi.

Ông Rieppel lý giải: “Chiếc cổ dài đó không linh hoạt lắm, nó chỉ có 13 đốt sống cùng các xương sườn, khiến cho khả năng di chuyển bị hạn chế đi. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy cấu trúc cơ thể kỳ lạ này lại dễ thích ứng và linh hoạt hơn so với những gì chúng tôi từng nghĩ trước đây”.

Bí ẩn thứ hai

Các nhà khoa học cũng đã làm rõ những câu hỏi xoay quanh các thể dạng khác nhau của loài bò sát này, khi họ phát hiện ra các mẫu hóa thạch Tanystropheus,  được cho là của một con nhỏ và một con trưởng thành, tại cùng một khu vực của Thụy Sĩ ngày nay.

Trước đây, các nghiên cứu cho rằng những mẫu hóa thạch nhỏ hơn là những con non của loài Tanystropheus đã trưởng thành. Các mẫu vật nhỏ này sở hữu vẻ ngoài rất giống với những mẫu vật lớn, và chỉ dài khoảng 1,2m so với con số hơn 6m kể trên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra được các vòng sinh trưởng thông qua mặt cắt xương của loài Tanystropheus và khẳng định rằng, thực chất chúng là 2 loài khác nhau.

Ông Torsten Scheyer – đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Zurich cho biết: “Các mẫu vật nhỏ cũng đều là những cá thể đã trưởng thành hoàn toàn. Điều này vô cùng bất ngờ. Nó giống kiểu vòng sinh trưởng nhìn thấy ở mặt cắt thân cây vậy, từ đó về cơ bản chúng ta có thể tái tạo lại lịch sử của những loài vật này”. 

Điều này cho thấy, đây là 2 loài bò sát cổ dài có vẻ ngoài kỳ lạ sống trong cùng một khu vực.

Tuy nhiên, các hóa thạch cũng tiết lộ, 2 loài vật có cấu tạo răng khác nhau, vì vậy chúng sử dụng các chiến thuật khác nhau để săn mồi.

The digitally reassembled fossils show that the Tanystropheus' skull anatomy and nostril placement -- on the top of it's snout similar to a crocodile -- had the characteristics of an aquatic animal.
Công tác tái ghép kỹ thuật số các mẫu hóa thạch cho thấy, hộp sọ và vị trí mũi của loài Tanystropheus có điểm tương đồng với loài cá sấu, và nó mang những đặc điểm của loài vật sống dưới nước

Ông Scheyer chia sẻ với tờ CNN: “Nguồn thức ăn trong một hệ sinh thái có hạn, và các loài vật trông giống nhau, nhưng thường mang những các chiến lược [săn mồi] khác nhau… Điều này được gọi là phân vùng thích hợp. Do đó, chúng cùng sống chung một môi trường, nhưng lại không thừa hưởng những đặc tính của nhau quá nhiều”. 

Kỷ Tam Điệp

Ông Scheyer cho biết: “Kỷ Tam Điệp là giai đoạn vô cùng thú vị và đáng kinh ngạc trong lịch sử Trái đất. Có rất nhiều loài động vật, thậm chí cả những nhóm động vật trong thời nay, xuất hiện hoặc đa dạng hóa trong thời kỳ này. Điều này một phần là do cách bố trí đất đai vào thời điểm đó, đồng thời đây là khoảng thời gian sau khi xảy ra một trong những cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử”.

“Toàn bộ yếu tố này đã khiến một vài nhóm điển hình đa dạng hóa trong những môi trường sống như thế này, kết quả đã xuất hiện những cá thể vô cùng kỳ lạ, trong đó có loài Tanystropheus”, Scheyer cho biết thêm.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Science cho hay, khoảng thời gian mà các nhà khoa học nghiên cứu là vào khoảng 9 triệu năm, sau cuộc đại tuyệt chủng xóa sổ khoảng 96% sinh vật biển trên Trái đất vào thời điểm đó.

Ông Rieppel cũng khẳng định: “Những mẫu vật về loài Tanystropheus đã và vẫn luôn là mẫu hóa thạch nổi tiếng, luôn nhận được nhiều quan tâm. Việc làm rõ phân loại là một bước tiến quan trọng, để hiểu rõ về nhóm loài và sự tiến hóa của chúng”. 

https://tinhhoa.net/

Related posts

Người dân Ấn Độ hoảng sợ, khi Sông Hằng chuyển thành màu xanh xanh bất thường

Cụ ông không ăn không uống suốt 80 năm đã qua đời ở tuổi 90

Tin Tức Đa Chiều

Sinh vật giống người, mái tóc đỏ rực: Ác mộng rừng Đông Nam Á của Mỹ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment