Người Nga sẽ chưa dừng lại chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cho đến khi đạt được mục tiêu này. Nga không thắng, Ukraine không thua
Nga đã tham gia đàm phán với Ukraine chỉ vài ngày sau khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước này. Nhưng các chuyên gia cho rằng đàm phán sẽ không thể mang lại tiến triển cho đến khi một bên nắm đằng chuôi trên chiến trường.
Những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm một kết thúc yên bình đã đưa các ngoại trưởng Nga và Ukraine ngồi xuống đàm phán vào tuần trước tại thành phố nghỉ mát Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù không có đột phá nào, nhưng Tổng thống Ukraine Zelensky hôm thứ Bảy cho biết đã có “cách tiếp cận cơ bản khác” với người Nga trong các cuộc thảo luận mới nhất, trong khi ông Putin tuyên bố có “một số thay đổi tích cực” trong cuộc đối thoại.
Các chuyên gia cho biết, cách tiếp cận của Nga từ đầu đến giờ đã dẫn đến việc đưa ra các tối hậu thư, trong đó nhấn mạnh Ukraine phải đồng ý phi quân sự hóa, từ bỏ ý muốn gia nhập NATO và công nhận các lập trường của Nga ở miền đông Ukraine.
Ukraine từ chối những yêu cầu này và sẽ có rất ít động cơ để bất kỳ bên nào thỏa hiệp cho đến khi một bên thiết lập được ưu thế thống trị về mặt quân sự.
“Đó là một tình trạng bế tắc và nan giải vì Nga vẫn hy vọng Ukraine sẽ chấp nhận các yêu cầu của mình”, Oleg Ignatov, chuyên gia về Nga tại International Crisis Group (ICG), nói với NDTV.
“Cả hai bên đều coi kịch bản quân sự là kịch bản chính: Ukraine không thua trong cuộc chiến này và Nga cũng không thắng trong cuộc chiến này”.
Natia Seskuria, chuyên gia về Nga tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), cho biết thật khó để tưởng tượng một giải pháp ngoại giao khi hai bên vẫn còn đang tranh cãi về việc thống nhất về các hành lang nhân đạo hoặc thậm chí là ngừng bắn tạm thời tại địa phương.
“Tại thời điểm này, Nga đang cố gắng đạt được các mục tiêu tối đa của mình ở Ukraine, và nếu họ có thể buộc người Ukraine tại bàn ngoại giao chấp nhận các điều khoản thì đương nhiên Nga sẽ đạt được điều mình muốn. Nhưng nếu không thể làm như vậy, chiến sự sẽ tiếp tục”.
Vừa nóng vừa lạnh
Michel Duclos, chuyên gia tại Viện Montaigne đồng ý rằng đường lối ngoại giao hiện tại có tầm quan trọng thứ hai so với những gì diễn ra trên thực địa.
Quân đội Nga được cho là đã chịu tổn thất vật chất và thương vong đáng kể trong chiến dịch. Con số chính xác hiện tại là rất khó đo đếm. Nhưng bất chấp mọi tuyên bố, người Nga đang tiếp tục tiến công về phía nam, phía đông và xung quanh thủ đô Kiev.
“Có một dạng ngoại giao khiến phía bên kia phải nhượng bộ. Đó là kiểu ngoại giao tối hậu thư”, Duclos.
“Chúng ta đang ở giai đoạn mà người Nga vừa nóng nảy, vừa lạnh giá, nhưng vẫn bám vào cách tiếp cận tối hậu thư này”.
Các cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước nhằm “tạo ra sự nghiền ngẫm cho cả thế giới bên ngoài và cho người Ukraine”, ông nói.
“Nga muốn có bằng chứng thể hiện rằng đã nỗ lực ngoại giao, và ngoại giao đó đã thất bại vì Ukraine không sẵn lòng chấp nhận các yêu cầu của họ, đó là lý do tại sao họ phải tiếp tục với lựa chọn quân sự”, Seskuria nêu quan điểm.
Nhưng các cuộc đàm phán cũng cho phép cả hai bên mở rộng các vị trí đàm phán của nhau.
“Người Ukraine cần biết chính xác người Nga đang ở đâu”, Duclos nói.
Ông tin rằng Moscow có thể đề xuất một định dạng mới cho các cuộc thảo luận theo mô hình tương tự tiến trình Astana, định dạng được sử dụng để chấm dứt cuộc chiến ở Syria.
Các cuộc đàm phán đã quy tụ Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các bên tham gia ở Syria.
Một cách tiếp cận như vậy “có thể tạo ấn tượng rằng một tiến trình hòa bình đang tồn tại, đồng thời loại trừ phương Tây”, Duclos nói.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky đã lập luận rằng phương Tây cần phải tham gia nhiều hơn vào việc tìm kiếm một kết thúc ngoại giao cho tình hình hiện tại và nói rằng Ukraine sẽ cần được đảm bảo an ninh sau chiến tranh.