Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Mỹ chọc giận Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam hưởng lợi?

Chính quyền Biden – Harris bác bỏ các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có những cơ sở địa lý, lịch sử của Bắc Kinh, đặc biệt là yêu sách đường lưỡi bò, đường chín đoạn.Đây không phải lần đầu Washington lên tiếng phản bác các tuyên bố về chủ quyền, quyền lịch sử của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình ở Biển Đông, đồng thời, chỉ rõ “tính độc quyền tài phán đối với hầu hết vùng biển ở Biển Đông” của Bắc Kinh là không thể chấp nhận được.Mỹ bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
Mới đây, hôm 12/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố tài liệu 47 trang, trong đó bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.Việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tài liệu đặc biệt nhạy cảm này diễn ra trong bối cảnh Washington đang thách thức Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu khi cạnh tranh đối đầu giữa hai cường quốc ngày càng gay gắt.Tài liệu công phu 47 trang do Cục Đại dương, Môi trường quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ soạn thảo, được sự thông qua nhất quán của chính quyền Biden – Harris.Hãng tin AFP cho biết, tài liệu mới công bố của Washington khẳng định Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế với những tuyên bố ở Biển Đông mà Bắc Kinh đưa ra.Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá thẳng thắn, ảnh hưởng tổng thể của những yêu sách hàng hải này là việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp hoặc một số hình thức độc quyền tài phán đối với hầu hết Biển Đông.Với những phân tích cụ thể, lập luận sắc bén về những hành vi “đơn phương o ép láng giềng ở Biển Đông” của Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden yêu cầu Bắc Kinh “chấm dứt các hoạt động trái pháp luật và cưỡng chế ở Biển Đông”.Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông chẳng là gì với MỹĐây không phải lần đầu tiên Washington lên tiếng chỉ trích thẳn thắn những yêu sách phi pháp của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình ở Biển Đông.
Năm 2020, dưới thời Tống thông Donald Trump, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á tại khu vực Biển Đông.Tuyên bố của chính quyền Trump khi đó vượt xa lập trường của Mỹ trước đây là thách thức Trung Quốc nhưng không chỉ rõ ràng quốc gia nào có quyền hợp pháp.Washington cũng nhiều lần bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò (đường chín đoạn) của Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp này.Đường lưỡi bò hay đường chín đoạn mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra đòi yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, không loại trừ âm mưu độc chiếm toàn bộ vùng biển này vì người Trung Quốc cần tài nguyên ngày càng lớn để phát triển kinh tế, chưa kể vị thế địa chính trị của khu vực tranh chấp sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho quốc gia nắm nhiều yêu sách chủ quyền nhất.Trung Quốc cũng đã tiến hành bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, biến những thực thể này thành đảo nhân tạo và nhanh chóng tiến hành quân sự hóa thành tiền đồn trên biển phục vụ vào nhiều mục đích khác nhau của chính quyền Bắc Kinh.Thực tế, tài liệu mà Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố vừa qua là bản cập nhật của nghiên cứu từ năm 2014 về tuyên bố đường chín đoạn hay đường lưỡi bò của Trung Quốc.Như Sputnik đề cập, từ năm 2016, Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết ủng hộ Philippines thắng kiện, đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó bao gồm “đường chín đoạn”.Đáp lại, chính quyền Bắc Kinh coi phán quyết của PCA “như tờ giấy lộn” không hiệu lực và liên tục viện dẫn những lý lẽ mới, thậm chí khẳng định Trung Quốc có “quyền lịch sử” đối với khu vực này.Trong tài liệu mới công bố, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Trung Quốc đã không đưa ra được các chi tiết cụ thể cho dẫn chứng trên, đồng thời khẳng định những tuyên bố như vậy là hoàn toàn “không có cơ sở pháp lý”.Theo các tác giả của tài liệu, có hơn 100 thực thể mà Bắc Kinh đề cập ở Biển Đông bị nhấn chìm khi thủy triều lên (ở tình trạng nửa chìm nửa nổi), do đó “vượt quá giới hạn hợp pháp về lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào”.Đặc biệt, Trung Quốc từng mượn các đặc điểm địa lý này để tuyên bố chủ quyền đối với 4 “nhóm đảo”.Lập trường nhất quán của Việt Nam về Biển ĐôngBiển Đông là vùng biển đặc biệt quan trọng, với nhiều mỏ dầu khí trữ lượng lớn và tuyến vận tải hàng hải có vị trí chiến lược. Do đó, Trung Quốc vẫn luôn tìm cách mở rộng các yêu sách chủ quyền của mình ở khu vực này, đặc biệt là vin vào yêu sách đường lưỡi bò (đường chín đoạn).Về phía Việt Nam, trong các tuyên bố chính thức của chính quyền, Bộ Ngoại giao đặc biệt nhấn mạnh về các quyền hợp pháp của Hà Nội liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhiều lần tái khẳng định, lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vấn đề Biển Đông là “rõ ràng và nhất quán”.Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp ở Biển Đông.Cùng với đó, Việt Nam cũng đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS 1982) trong mọi hoạt động ở khu vực trên Biển Đông.Đại diện chính quyền Hà Nội cũng kêu gọi các bên không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng này.

Related posts

Xe cứu thương ở Ấn Độ để rơi thi thể ra giữa đường khiến dư luận phẫn nộ

Tin Tức Đa Chiều

3 người chết và mất tích do mưa lũ; Hồ chứa, Thuỷ Điện đồng loạt tăng mức xả lũ gây ngập nặng

Tin Tức Đa Chiều

‘Đánh rơi’ cô dâu giữa đường, thái độ của chú rể khiến dân tình ‘cười ngất’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment