Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Nỗ lực bắt nạt Úc thất bại ngoạn mục, truyền cảm hứng chống lại ĐCSTQ

Sau đề xuất dũng cảm của Úc thúc đẩy điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của COVID-19 vào đầu năm ngoái, ĐCSTQ đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa, làm đóng băng nhiều loại hàng hóa xuất khẩu của Úc và chia cắt các mối quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, khả năng phục hồi mạnh mẽ của Úc đã khiến đòn tấn công này hoàn toàn thất bại, ngược lại còn truyền cảm hứng chống lại ĐCSTQ cho nhiều quốc gia khác.

Vào ngày 9/11, Tiến sĩ Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm USAsia ở Perth, đã viết trên tạp chí Foreign Policy rằng Úc đã cho thế giới thấy kết quả đáng kinh ngạc sau khi tách khỏi Trung Quốc. Các rào cản thương mại mà ĐCSTQ dùng để bắt nạt Úc và đe dọa các quốc gia khác không được chống lại đảng này, tất cả đều thất bại hoàn toàn.

Với việc đa dạng hóa thị trường của Úc, Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất, do đó các biện pháp trừng phạt kinh tế mà ĐCSTQ áp đặt sẽ có rất ít tác dụng.

Ông Wilson cho rằng quan hệ Úc – Trung Quốc từ lâu đã nằm trong tình trạng căng thẳng. Mặc dù về mặt kinh tế dường như ngày càng gần gũi hơn, Úc đã cung cấp nhiều mặt hàng mà ngành công nghiệp Trung Quốc phụ thuộc nhưng về mặt chính trị, hai nước ngày càng bị chia rẽ vì những khác biệt lớn.

Úc đề xuất điều tra COVID-19, ĐCSTQ tức giận trả đũa

Vào tháng Tư năm ngoái, ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne đề xuất thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế độc lập về sự bùng phát của COVID-19 (virus Trung Cộng), Thủ tướng Úc Morrison cũng đã đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng “thanh tra vũ khí” (Weapons Inspector) để điều tra nguyên nhân của dịch bệnh.

Úc: Bắc Kinh không nên đe dọa kinh tế để ngăn điều tra virus

Thủ tướng Úc kêu gọi các thành viên WHO điều tra nguồn gốc nCoV

Điều này chắc chắn đã đánh trúng điểm đau của ĐCSTQ. Không có gì ngạc nhiên khi chính quyền này trở nên cáu kỉnh, gọi đây là một cuộc săn lùng phù thủy chính trị và ác cảm. ĐCSTQ còn cáo buộc Úc “hùa theo” Hoa Kỳ phát động một cuộc tấn công chính trị vào Trung Quốc. Đại sứ ĐCSTQ tại Úc, ông Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) đã đặt “người dân Trung Quốc” ở tiền tuyến tấn công, cảnh báo rằng cuộc điều tra này sẽ dẫn đến việc họ (người dân Trung Quốc) sẽ không mua hàng hóa của Úc nữa, không đến các trường đại học Úc để học tập nữa.

Vào tháng 5 năm ngoái, ĐCSTQ đã thông báo rằng họ sẽ áp đặt hơn 80% thuế đối với hàng nhập khẩu lúa mạch của Úc. Tiếp theo là đòn tấn công đối với thịt bò khiến một số nhà sản xuất Úc bị mất giấy phép xuất khẩu. Nhiều mức thuế hơn đã được áp dụng đối với rượu vang, trong khi các lệnh cấm hải quan được áp dụng đối với lúa mì, len, tôm hùm, đường, đồng, gỗ và nho để bàn. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã được chỉ thị ngừng mua than và bông của Úc, các công ty điện lực được khuyến khích không mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường giao ngay.

Trung Quốc cấm nhập khẩu tôm hùm, gỗ và lúa mạch của Úc

Trả đũa kinh tế đột ngột từ ĐCSTQ liệu sẽ giáng một đòn nặng nề vào Úc, quốc gia phụ thuộc gần 40% vào thị trường Trung Quốc?

Úc phát triển thịnh vượng, đòn trả đũa của ĐCSTQ thất bại ngoạn mục

Ông Wilson nói, tác động của lệnh trừng phạt kinh tế này đối với Úc đã gây ra “các tác động nhẹ đến kinh ngạc”. Lý do là sự chuyển hướng thương mại. Úc đã tìm kiếm các đối tác thương mại mới và xuất khẩu sản phẩm của họ sang các nước khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Cách tiếp cận này đã rất thành công.

Lấy than đá làm ví dụ, kể từ khi ĐCSTQ áp đặt lệnh cấm đối với Úc vào tháng 11 năm ngoái, xuất khẩu than của Úc sang Trung Quốc gần như bằng 0. Các công ty của Trung Quốc phải chuyển sang các nhà cung cấp của Nga và Indonesia. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn cung than ở Nga và Indonesia đã tạo ra khoảng cách nhu cầu đối với Ấn Độ và Nhật Bản, than chất lượng cao của Úc đã lấp đầy khoảng cách nhu cầu này. Cùng với việc giá than tăng cao gây ra bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, xuất khẩu than của các nhà sản xuất Úc trong năm nay đã tăng mạnh.

Các sản phẩm khác ở Úc cũng đã áp dụng thành công chiến lược này. Theo ước tính của Bộ Tài chính Úc, trong năm đầu tiên của lệnh trừng phạt thương mại từ ĐCSTQ lên Úc, các ngành bị ảnh hưởng đã mất 5,4 tỷ đô la Úc (tương đương 3,9 tỷ đô la Mỹ) xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu của họ sang phần còn lại của thế giới tăng 4,4 tỷ đô la Úc (khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ).

Theo ông Wilson, khoản lỗ ròng 1 tỷ đô la Úc (khoảng 720 triệu đô la Mỹ) chỉ chiếm 0,25% xuất khẩu của Úc. Ngoài ra, do giá quặng sắt tăng vọt, xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đã tăng 10% kể từ khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.

Theo số liệu mới nhất do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đạt 825,92 tỷ NDT (tương đương 127,58 tỷ USD), tăng 34,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các sản phẩm nông nghiệp cũng có nhiều chuyển dịch. Nhiều nông dân Úc đã chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa mạch của họ sang trồng lúa mì và cây cải dầu. Khoảng ba phần tư hạt cải dầu xuất khẩu của Úc là sang EU. Sản lượng cao vượt trội của dầu hạt cải Úc xuất hiện vào thời điểm nguồn cung dầu ăn toàn cầu khan hiếm và giá dầu thô đang tăng, dẫn đến giá dầu cọ, loại dầu thực vật được sử dụng rộng rãi nhất, lên cao kỷ lục. Nước này dự tính xuất khẩu hơn 4 triệu tấn vào năm 2021/22, tăng 3,1 triệu tấn so với năm trước.

Giá dầu hạt cải đã tăng mạnh vào thời vụ trồng trọt của Úc hồi đầu năm, vào tháng 11 các hợp đồng dầu hạt cải tại đó đã tăng hơn 70%, năm nay được giao dịch với giá hơn 900 đô la Canada (724 đô la Mỹ) mỗi tấn.

TQ tăng thuế với lúa mạch, nông dân Úc chuyển sang hạt cải dầu, thu lời lớn

Ngoài cây cải dầu, vụ thu hoạch lúa mì năm nay được dự tính sẽ bội thu, dự báo sẽ mang đến cho đất nước vụ lúa lớn thứ hai từ trước đến nay vào đúng thời điểm Úc rất cần nó do tình trạng phong toả kéo dài tại hai thành phố lớn nhất của đất nước đã làm gián đoạn sự phục hồi kinh tế.

Những chuyến hàng lúa mạch cũng đã được chuyển tới các thị trường mới như Mexico và nông dân đang thay đổi giống cho phù hợp với các thị trường khác.

Ông Wilson nói rằng nếu ĐCSTQ hy vọng sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để bịt miệng Úc và sử dụng nó để cảnh cáo các quốc gia khác, thì hành động trừng phạt này có thể được gọi là một “thất bại ngoạn mục” (Spectacular Failure). Điều này giúp chính phủ Úc can đảm thực hiện các chiến lược chống lại ĐCSTQ.

Nước Úc kiên cường không im lặng, quyết tâm chống lại ĐCSTQ

Trên thực tế, các biện pháp cưỡng chế của ĐCSTQ không những không làm cho Úc im lặng, mà còn có tác dụng ngược lại và củng cố quyết tâm chống ĐCSTQ của Úc.

Những chiến lược này bao gồm việc phái đoàn Úc tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh năm nay, đã phân phát “Danh sách 14 điều bất mãn” (14 grievances) của ĐCSTQ cho các nguyên thủ quốc gia để họ có thể thấy rõ sự ép buộc của ĐCSTQ đối với Úc.

Vào cuối năm 2020, một nhà ngoại giao ĐCSTQ tại Úc đã gửi một bức thư không chính thức đến các kênh truyền thông Úc, đưa ra danh sách 14 điều bất mãn của chính quyền Bắc Kinh đối với Chính phủ Úc, cảnh cáo nước này đừng nên trở thành kẻ thù của ĐCSTQ. Danh sách này bao gồm: Úc kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra độc lập nguồn gốc của virus Trung Cộng, cấm Huawei tham gia xây dựng 5G ở Úc, chặn 10 vụ đầu tư của ĐCSTQ vào cơ sở hạ tầng và nông nghiệp ở Úc, hủy bỏ thị thực Úc cho các học giả Trung Quốc, tiến hành các cuộc truy quét các nhà báo của ĐCSTQ ở Úc….

Đồng thời, Úc cũng đang tăng cường Đối thoại An ninh Tứ giác với Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ (Bộ Tứ QUAD). Ngoài ra, vào tháng Chín năm nay, Úc đã thiết lập quan hệ đối tác an ninh ba bên “Liên minh Úc-Anh-Hoa Kỳ” (AUKUS) mà “mục đích rất rõ ràng, nhằm vào cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc (ĐCSTQ) trong khu vực.”

Mỹ, Úc, Anh chính thức ký thỏa thuận cung cấp tàu ngầm hạt nhân

Truyền cảm hứng cho các quốc gia khác chống lại ĐCSTQ

Úc đã chứng minh cho thế giới thấy rằng dù tách khỏi ĐCSTQ, nền kinh tế vẫn đang phát triển thịnh vượng.

Ước tính trong thời gian ngắn sẽ có nhiều quốc gia làm theo và không cần phải cúi đầu trước ĐCSTQ.

Sự kiên cường của Úc giờ đây có thể truyền cảm hứng giữ vững lập trường cho những quốc gia khác. Vào tháng Năm, Litva đã rút khỏi nhóm 17 + 1 bao gồm Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu. Nước này đã cho phép mở văn phòng đại diện dùng thẳng tên “Đài Loan” tại thủ đô Vilnius và cũng đã đồng ý thành lập văn phòng đại diện tại Đài Loan.

Blog: Đối mặt với Liên Xô, Litva còn không sợ huống là ĐCSTQ

Litva tạo hiệu ứng domino xoay chuyển lập trường của EU đối với ĐCSTQ?

Các phản ứng của Trung Quốc đã có thể dự đoán: đình chỉ dự án cơ sở hạ tầng “Một vành đai, Một con đường” cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường sắt đến Vilnius và từ chối giấy phép xuất khẩu lương thực.

Có lẽ được truyền cảm hứng từ tấm gương của Úc, Litva – một quốc gia nhỏ với 2,8 triệu dân và diện tích chỉ bằng 1/5 của Việt Nam – đã không hề nao núng. “Chúng tôi đã sẵn sàng nói chuyện [với Trung Quốc], nhưng chúng tôi sẽ không sẵn sàng xem xét lại… quyết định của mình,” Tổng thống Litva Gitanas Nauseda nói. Litva hiện đang thúc đẩy sự thống nhất và hỗ trợ của Liên minh châu Âu về vấn đề này.

Related posts

6 lời sấm truyền của nhà tiên tri Vanga về năm 2022

Tin Tức Đa Chiều

Dòng người bất chấp khó khăn đang dồn về Washington để ‘bảo vệ nền dân chủ’

Tin Tức Đa Chiều

Philippines triệu hồi đại sứ Trung Quốc

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment