Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

59 tên lửa Tomahawk Mỹ tập kích Syria, Nga giật mình: Nay đã khác, Moscow có “hàng khủng”

59 tên lửa Tomahawk Mỹ tấn công sân bay Shayrat, Syria, dù chỉ có 23 quả tới được mục tiêu nhưng đã khiến Nga phải giật mình. Đó là năm 2017, nay thì đã khác.

Theo một nguồn tin thân cận từ Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng thông tấn TASS, tổ hợp tên lửa S-500 Prometey của lữ đoàn đầu tiên đã được đưa vào biên chế thuộc Binh chủng đặc nhiệm số 1 thuộc Lực lượng không quân-vũ trụ (VKS) của Nga, chuyên bảo vệ Moscow và Khu kinh tế Trung tâm.

Đây là lãnh thổ 13 tỉnh, thành phố của Liên bang Nga với diện tích 486 nghìn km2 và dân số hơn 32 triệu người.

Trước đây, các tổ hợp S-400 Triumf và hệ thống chống tên lửa chiến lược A-135 bảo vệ vùng đặc biệt quan trọng này trước cuộc tấn công không gian vũ trụ.

Hiện tại, tên lửa S-500 Prometey đã bắt đầu đi vào trực chiến, bổ sung vào các vành đai bảo vệ này, theo một số thông tin, nó liên kết với không chỉ các phương tiện tấn công, mà còn cả thông tin của các hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa của đất nước.

Hôm 20/7/2021, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, hệ thống tên lửa phòng không đã thực hiện tập trận có bắn đạn thật nhằm vào mục tiêu đạn đạo tốc độ cao tại thao trường Kapustin Yar. Các cuộc thử nghiệm đã khẳng định những tính năng kỹ-chiến thuật cụ thể, cũng như độ tin cậy cao của các khí tài quân sự của lực lượng phòng không Nga.

ÁT CHỦ BÀI MỸ GÂY RA CƠN ĐAU ĐẦU KINH NIÊN VỚI NGA

Nga là quốc gia duy nhất có hệ thống phòng không được xây dựng trên nguyên lý lớp lang. Nếu nói một cách rất đơn giản, lớp là một người lính cụ thể với hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla hoặc Verba, các khẩu đội tên lửa Tor bánh xích, Buk, S-300 và S-400 ở các vị trí.

Vượt qua hàng rào tên lửa này là khó, nhưng vẫn có thể. Mỹ đã có khái niệm “Prompt Global Strike” – tấn công ồ ạt bằng tên lửa phi hạt nhân. Khái niệm này trông như thế nào, thì người Mỹ đã chứng minh trong thực tế nhiều lần: Ở Iraq, ở Nam Tư và cuối cùng là ở Syria.

Năm 2017, 59 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk đã được Mỹ phóng đi để tấn công sân bay Shayrat ở Syria.

Chỉ có 23 quả bay tới được mục tiêu, và chúng gây thiệt hại không đáng kể, nhưng điều khác quan trọng hơn là cuộc tấn công này được thực hiện chỉ bởi hai tàu chiến của Hải quân Mỹ: Khu trục hạm USS Ross và USS Porter từ khu vực tuần tra chiến đấu ở phía đông Địa Trung Hải. Điều này khiến Nga phải giật mình.

Cựu Phó Tham mưu trưởng Hải quân Nga, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đô đốc Igor Kasatonov, trong một cuộc trò chuyện sau này đã lưu ý rằng, rõ ràng là điều này đã được thực hiện mà không có sự chuẩn bị trước, tức là bất ngờ.

Nhìn chung, người Mỹ có khả năng phóng tới 6.000 quả Tomahawk tới mục tiêu chỉ trong một loạt bắn. Và đó có thể là những phương tiện không chỉ mang đầu đạn thông thường, mà cả hạt nhân.

Để bẻ gãy cuộc tấn công có quy mô khủng khiếp như vậy dường như là không thực tế. Mỹ có khoảng 70 khu trục hạm lớp Ross và Porter. Chúng lang thang khắp các biển và đại dương, thường xuyên có mặt gần biên giới Nga, kể cả ở Biển Đen.

Điều này giúp cho “Prompt Global Strike” trở thành cơn đau đầu dai dẳng của Nga – chúng có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Nhưng có những đặc điểm nhỏ. Trong cùng một chiến dịch tấn công sân bay Syria tại Shayrat, Mỹ đã lập trình các tên lửa của mình để cố gắng vượt qua khu vực kiểm soát của S-400 Triumf của Nga tại căn cứ không quân Khmeimim.

Nếu nhìn vào đường bay của những quả Tomahawk do dịch vụ theo dõi chuyến bay Flightradar24 đăng tải, bạn có thể thấy rằng chúng đã đi vào mục tiêu, như người ta nói, từ phía sau, khi bay vòng qua các hệ thống tên lửa phòng không Nga. Nếu không, sẽ chỉ một số ít có thể đạt được mục tiêu, chứ không phải 23 quả.

tên lửa S-500 Prometey vẫn còn rất bí mật

Hiện có rất ít thông tin về tổ hợp tên lửa S-500 Prometey. Vì vậy, việc nó xuất hiện trong hàng ngũ của Lực lượng không quân-vũ trụ đã được Phó Thủ tướng Yuri Borisov – người từng là thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách vũ trang, ông nói rằng một hệ thống phòng thủ tên lửa-phòng không toàn cầu đang được tạo ra.

Diện mạo của tên lửa S-500 Prometey đã vố tình hoặc có chủ ý khi được “rò rỉ” trên lịch treo tường của Tập đoàn Almaz-Antey.

Và trong năm nay, một đoạn video của Bộ Quốc phòng Nga đã xuất hiện, được quay trong quá trình thử nghiệm hệ thống tên lửa S-500 này, đó là kiểu bệ phóng “kinh điển”.

Tuy nhiên, một kẻ quan sát tò mò ngay lập tức để ý rằng khung gầm mà hệ thống được đặt lên khác biệt nhiều so với thứ đã được thể hiện trước đó trong cuốn lịch của Bộ Quốc phòng.

Trong ảnh trên cuốn lịch là xe vận tải việt dã MZKT-792911 do Nhà máy ôtô Minsk sản xuất: Một đầu kéo sáu trục (6 cầu chủ động), với cabin đặc trưng và hai ống phóng khổng lồ chứa tên lửa. Trong một thời gian dài, chính hình ảnh này đã được các chuyên gia coi là tiêu chuẩn.

Nhưng một video gần đây của Bộ Quốc phòng cho thấy một đầu kéo 5 trục của Nhà máy ôtô Bryansk (BAZ). Vài năm trước, doanh nghiệp này đã trở thành một phần quan tâm của tập đoàn chế tạo các hệ thống phòng không.

Thực ra, ví dụ này không gì khác hơn là ví dụ về sự thay thế nhập khẩu hoặc sự không phụ thuộc và các đồng minh thân cận nhất.

Vào giữa những năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Ivanov khi đó đã có lần đến thăm trụ sở của Almaz-Antey.

Chờ cuộc họp kín của người đứng đầu Bộ Quốc phòng và đại diện của công ty kết thúc, các nhà báo đã đi loanh quanh trong khu xưởng khổng lồ với các thiết bị được sắp xếp. Khi đó, ngoài các đầu kéo xuất xứ Belarus dùng để làm khung gầm cho tất cả các tổ hợp tên lửa S-300/400 của Nga, dường như không có gì khiến phải để mắt tới.

Điều này có thể hiểu được: Các nhà báo có mặt để tạo ra sự cộng hưởng, còn Bộ trưởng được báo cáo và mời xem những thứ hoàn toàn khác. Tuy nhiên, trên một trong các bệ trưng bày đặt mô hình của một radar với ăng-ten lưới mảng pha chủ động. Và điều rất quan trọng – đó là một hình cầu.

Ăng-ten lưới mảng pha chủ động là thứ độc đáo. Không giống như các ăng-ten của những thế hệ trước mà phải xoay để quét không gian, đây là sản phẩm nguyên khối kết hợp trong mình vài trăm mô-đun thu – phát.

Khi tín hiệu điện tử di chuyển giữa chúng, hệ thống có khả năng hiển thị môi trường xung quanh ngay lập tức. Ngày nay, các radar như vậy được lắp đặt trên các máy bay thế hệ thứ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II và Su-57 của Nga.

Trong trường hợp máy bay của Nga, trường ăng-ten không chỉ nằm ở mũi máy bay, mà còn nằm trên “má” của nó và thậm chí ở các cạnh trước của cánh.

Kỹ sư trưởng của Viện Nghiên cứu Chế tạo máy mang tên. V.V. Tikhomirov (NIIPT – thuộc Almaz-Antey), ông Anatoly Sinani, đã nói rằng nhờ công nghệ này, trường quan sát (góc phương vị) của radar Su-57 vượt quá 200 độ.

Công cụ định vị mới có thể quét không gian, chọn mục tiêu, hướng vũ khí vào chúng, hoạt động như một phương tiện đối phó điện tử, tức là phi công, như trong phim khoa học viễn tưởng, ở bên trong môi trường thông tin.

Anh ta nhìn thấy những gì ở phía trước anh ta, bên trên, bên dưới và phía sau. Với tổ hợp S-500 Prometey cũng vậy – nó có tầm quan sát tình hình toàn cầu. Thực ra, tất cả những điều này vẫn chỉ là suy đoán, vì thiết bị định vị của tổ hợp vẫn chưa quân đội Nga chính thức giới thiệu.

Ông Sinani khi đó lưu ý rằng một trong những vấn đề chính của việc tạo ra ăng-ten lưới mảng pha chủ động cho đến gần đây là sự chuyển đổi sang một trình độ công nghệ sản xuất mới – sang các mô-đun vi sóng nguyên khối dựa trên hợp chất gallium arsenide.

Việc phát triển cấu trúc cho chúng được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Viện sĩ Zhores Alferov, và 6 tỷ rúp đã được đầu tư vào việc sản xuất những “thiết bị thần thánh” này. Không khó để đoán việc tạo ra S-500 Prometey có thể khiến Nga phải bỏ ra bao nhiêu tiền.

Nhìn về phía chân trời

Hiện tại, Nga đã tạo ra một trường thông tin tình báo thống nhất để cảnh báo về các vụ tấn công tên lửa. Nền tảng của nó là radar phát hiện mục tiêu tầm xa Voronezh.

Chúng là những công trình lộ thiên, có khả năng theo dõi đường bay của các tên lửa hành trình và những đầu đạn hạt nhân hướng về phía Nga. Nhiều đơn vị radar hiện đại này đang triển khai trực chiến đấu tại các tỉnh Leningrad, Kaliningrad, Irkutsk, Orenburg, ở những vùng Altai, Krasnodar và Krasnoyarsk.

Cách đây vài năm, giới quân sự lần đầu tiên đưa vào hoạt động đồng thời ba trạm Voronezh – ở Orsk, Barnaul và Yeniseisk, qua đó đảm bảo kiểm soát hoàn toàn bằng radar trên không và vũ trụ từ phía tây nam của Nga đến tận Thái Bình Dương.

Ví dụ, một trạm Yeniseisk theo dõi tất cả các vụ phóng tên lửa đạn đạo và quỹ đạo của những vật thể bay có kích thước bằng quả bóng tennis trên khoảng không vụ trụ ở giữa Greenland và Nhật Bản. Radar trực chiến có khả năng phát hiện và theo dõi tới 500 mục tiêu như vậy, từ khoảng cách lên đến 6 nghìn km.

Nhưng đây là điểm cần lưu ý. Bắn hạ tất cả những thứ này trong trường hợp cần thiết, như người ta nói, ngay trước cửa nhà.

Đây là chỗ mà tên lửa Prometey nên xuất hiện. Nhà báo của tạp chí The National Interest, ông Sebastien Roblin, đã viết rằng tên lửa S-500 sẽ đặc biệt hiệu quả khi chống lại các máy bay tàng hình F-22, F-35 và B-2.

Tuy nhiên, ông Roblin cũng lưu ý, đánh giá theo các mô tả có thể tiếp cận về các đặc điểm của hệ thống, việc đối đầu của các máy bay này sẽ không phải nhiệm vụ chính của nó. Không thể không đồng ý với nhà báo này. Theo thông tin hiện có, Prometey là một hệ thống toàn cầu hơn nhiều so với các hệ thống tiền nhiệm của nó là S-300 và S-400.

“Tầm bắn rất xa của S-500 biến tổ hợp này trở thành vũ khí lý tưởng chống lại các mục tiêu lớn nhất và khó bị phát hiện nhất.

Xác định và bắn hạ máy bay ném bom từ khoảng cách xa sẽ khó, tuy nhiên các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AWACS hoặc máy bay tác chiến điện tử và điều khiển chiến đấu mặt đất E8 J-Star sẽ gặp nguy hiểm lớn hơn nhiều và rất có thể sẽ buộc phải hoạt động ngoài tầm hoạt động của S-500″, chuyên gia phân tích quân sự cho biết.

Những chiến công oanh liệt của xe tăng Liên Xô: Một kíp lái diệt 22 xe địch trong 1 giờ
Trước đó người ta từng nói rằng S-500 có thể bắn hạ những mục tiêu ở độ cao khoảng 200 km, và sẽ chặn đứng các tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 640 km.

Tức là ở khoảng cách xa hơn nhiều so với hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga S-400 Triumf có thể – 400 km.

Cựu tư lệnh Không quân Nga, Đại tướng Victor Bondarev chia sẻ rằng S-500 sẽ có thể bắn đồng thời tới 10 mục tiêu, với thời gian phản ứng từ 3 đến 4 giây. Để so sánh: của S-400 là 6 mục tiêu và thời gian phản ứng là 9 giây.

Người Mỹ tin rằng, kho vũ khí của hệ thống phòng không mới sẽ bao gồm các tên lửa đánh chặn, với đầu tự dẫn radar chủ động.

Theo các chuyên gia, điều này sẽ biến nó tương tự như hệ thống THAAD của Mỹ (hệ thống chống tên lửa mặt đất di động để đánh chặn tên lửa tầm trung xuyên khí quyển ở độ cao lớn).

Một lần nữa, theo một số báo cáo, kho vũ khí của tổ hợp tên lửa S-500 Prometey bao gồm tên lửa tầm xa 40N6M, với khoảng cách đánh chặn mục tiêu là 600 km, cũng như tên lửa siêu thanh 77N6-N và 77N6-N1.

Theo một số thông tin, chúng sẽ sử dụng động năng. Nghĩa là, tên lửa có khả năng bắn hạ mục tiêu khi tiếp xúc vật lý với nó, chứ không phải qua một đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao phát nổ ở gần nó và phá hủy mục tiêu với một số lượng lớn các mảnh sát thương.

Tên lửa đánh chặn 77N6 sẽ bay với tốc độ siêu âm từ 5 đến 7 km/s, cho phép chúng đánh chặn tên lửa hành trình siêu thanh và các đầu đạn hạt nhân siêu thanh của đối phương.

Thanh kiếm “Prometey”

Trong thông điệp Liên bang năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ những con át chủ bài của chương trình tái vũ trang – lần đầu tiên các tổ hợp như Avangard, Burevestnik, Poseidon và Zircon được nêu tên.

Ông Vladimir Putin nhấn mạnh: “Lần đầu tiên, Nga không đuổi theo, mà người ta đang đuổi theo Nga”.

“Vũ khí siêu thanh – tổ hợp Avangard và Kinzal – đã được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu. Các hệ thống vũ khí độc đáo khác đang được triển khai, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, tên lửa siêu thanh chống hạm Zircon, hệ thống phòng không S-500 Prometey và những tổ hợp khác”, ông Vladimir Putin cho biết tại cuộc gặp gỡ ở Điện Kremlin với các sinh viên tốt nghiệp các trường đại học quân sự.

Người đứng đầu nhà nước Nga cũng tuyên bố rằng một chương trình vũ khí mới của nhà nước, với tầm nhìn cho đến năm 2034 đã được hình thành, có tính đến những phát triển đầy hứa hẹn của các nhóm nghiên cứu hàng đầu, các viện quốc phòng và các phòng thiết kế.

“Việc triển khai chương trình sẽ nhằm tăng cường hơn nữa tiềm lực quốc phòng của đất nước. Và tất nhiên, các bạn sẽ phải làm việc với khí tài này”, Tổng thống Nga lưu ý.

Trong những năm gần đây, Nga đã chuyển sang một khía cạnh an ninh quân sự mới. Để chống lại các mối đe dọa từ phương Tây, các chương trình quy mô lớn và cực kỳ tốn kém đã được thực hiện, nhằm tái trang bị cho lục quân và hải quân.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, số lượng thiết bị quân sự mới, hay nói đúng hơn là khí tài quân sự hiện đại trong quân đội là 72% – đây là một kỷ lục tuyệt đối đối với tất cả các quân đội trên thế giới.

Liên quan tới S-500 Prometey, đó là một sự khẳng định thêm nữa về đột phá công nghệ. Mặc dù giới quân sự thận trọng chỉ nói về sự xuất hiện của những “yếu tố” thuộc tổ hợp: Bệ phóng, radar, tên lửa và các thuộc tính khác của hệ thống tên lửa phòng không.

Quy mô của vấn đề là rõ ràng – khả năng xảy ra một cuộc tấn công tên lửa ồ ạt bằng vũ khí phi hạt nhân đè nặng lên Nga như một thanh kiếm của Democles. Và trong bối cảnh đó, việc nâng cấp hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa là hoàn toàn hợp lý.

Related posts

Thần đồng tiên tri Ấn Độ dự báo mới nhất: Covid-19 tái bùng phát; Trung Quốc bị nặng nhất?

Tin Tức Đa Chiều

Truyền thông nước ngoài tiết lộ bí mật sự trỗi dậy của Trung Quốc

Tin Tức Đa Chiều

Quốc gia Đông Nam Á nguy cơ thành “quốc gia siêu lây nhiễm”

Science

Leave a Comment