Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Điều chính quyền Trung Quốc sợ chính là những người lính của họ!

Hai bài viết xuất hiện gần đây cho thấy quân đội Trung Quốc đang giám sát lẫn nhau và báo cáo trạng thái sinh hoạt thường ngày của nhau. Sự kiểm soát chặt chẽ này giống như của nhà tù, đồng thời để lộ ra một phần nổi của tảng băng về tình hình thực tế trong trại huấn luyện quân sự của ĐCSTQ…

Phóng viên Tần Thụy của trang Aboluowang đã đưa tin rằng, vào ngày 18/10, “Báo Quân giải phóng”, cơ quan ngôn luận quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng một bài viết liên quan đến những người lính Trung Quốc. Thông tin được tiết lộ trong bài viết khiến ngoại giới có một cái nhìn khác về tình hình thực tế bên trong các trại quân sự của ĐCSTQ, một lần nữa chứng minh rằng trại quân sự của ĐCSTQ đang sắp xếp cái gọi là “những người chủ chốt”, đồng thời xác minh rằng điều khiến ĐCSTQ sợ hãi lại chính là những người lính của chính mình.

Bài báo này có tựa đề là, “Một số chuyện, xin hãy để tôi một mình đối mặt”, tác giả là Lương Tuấn Cật, một binh chủng hạng nhất của một lữ đoàn thuộc quân đoàn 74 của quân đội ĐCSTQ, anh đã mô tả trong bài báo như sau:

“Hôm nay Lương Tuấn Cật có gì khác thường không? Mọi người xin đừng lướt qua, hãy tiếp tục chú ý nhé”. Ngày hôm nay, tôi tình cờ gặp đội trưởng và một số đồng đội, họ đang đàm luận về trạng thái của tôi, do đó tôi nhất thời thông kìm được, vội chạy đến tranh luận với đội trưởng.

Vấn đề này nói ra cũng không có gì phức tạp. Cách đây một thời gian, tôi có ở trong phòng gọi điện thoại, vì bất đồng với cha mẹ về kế hoạch của mình nên tôi đã cãi nhau với họ với lý do, “Tôi lớn rồi, có cách nghĩ ​​riêng của mình”.

Thật ra, lúc cúp máy tôi đã hối hận rồi, rõ ràng nói là “bản thân mình không còn là con nít nữa”, nhưng tôi vẫn làm những điều chưa chín chắn, giận cha mẹ quả thực là không nên. Nhưng khi đó tôi chuyển công tác không thành, lại đang giận dỗi với bạn gái, sự không thấu hiểu của gia đình đã trở thành ngòi thuốc nổ cho những xúc cảm của tôi.

Sau hai ngày bình tĩnh trở lại, tôi nghĩ cuối cùng sự việc sẽ được giải quyết, và mọi chuyện sẽ dần dần trở lại trạng thái bình thường. Khi đội trưởng tìm tôi nói chuyện, tôi đã nhiều lần nói rằng “không có chuyện gì cả” và “hãy yên tâm, tôi có thể tự giải quyết”. Nhưng không ngờ cuối cùng mình cũng trở thành “trọng tâm chú ý”.

Tác giả viết đến đây và sẽ kể cho chúng ta những gì đã xảy ra sau khi anh ấy trở thành “trọng tâm chú ý”…

Anh kể: “Công việc cực nhọc bẩn thỉu không sắp xếp cho tôi, khóa huấn luyện nguy hiểm cũng không để tôi tham gia, đi đâu cũng có người đi cùng … Điều khiến tôi khó chịu nhất là những đồng đội ngày thường không hay bàn luận nay cũng bàn tán xôn xao đem tôi ra làm đối tượng bảo vệ trọng tâm và nói chuyện thận trọng trước mặt tôi”.

Trong nháy mắt, người lính này cảm thấy như bị mọi người coi là “lạc loài”, mặc dù có người có thể nói rằng “việc cực nhọc bẩn thỉu không giao, khóa huấn luyện khó khăn không cho tham gia”, điều này thật tốt, nếu một lần hoặc hai lần thì có thể có suy nghĩ như vậy. Nhưng nếu lúc nào, ở đâu cũng “đối xử như khác loài” như vậy, thì quả thực cũng tương đương với tâm lý kỳ thị, tạo cho người ta áp lực tâm lý vô hình. Hơn nữa “đi đâu cũng có người đi cùng”, thì rõ ràng chính là giám sát rồi.

Còn đây là một trong những bài báo tương tự do “Báo Quân giải phóng” của ĐCSTQ đăng tải gần đây.

Vào ngày 12/10, cơ quan ngôn luận quân sự ĐCSTQ “Giải phóng quân Nhật báo” đã đăng một bài báo có tiêu đề “Tại sao lại có chỉ tiêu báo cáo ‘những người có vấn đề’”, trong đó tiết lộ rằng quân đội của ĐCSTQ đang điều tra, sắp xếp cái gọi là “người có vấn đề”, thậm chí một số đơn vị đã từng thiết lập các chỉ tiêu quy định cứng nhắc với số lượng người cố định.

Bài báo thuật lại một câu chuyện: Một người chỉ đạo phương tiện tấn công ở đại đội 7 của lữ đoàn thuộc quân đoàn 73, vì lữ đoàn yêu cầu sàng lọc nhân sự “yêu cầu mỗi đại đội, tiểu đoàn phải nghiêm túc báo cáo “những người có vấn đề”, đồng thời đặt chỉ tiêu 6 người cho từng liên đội. Điều này có nghĩa là 6 người được gọi là “những người có vấn đề” phải được báo cáo.

Tuy nhiên, người chỉ đạo này cho rằng chỉ có 3 người đáp ứng được tiêu chuẩn cái gọi là “người có vấn đề”. Nhưng để hoàn thành nhiệm vụ thì cuối cùng chỉ có thể miễn cưỡng chọn thêm 3 người nữa.

Sau đó, Cán bộ của cơ quan cho anh ta biết lý do tại sao lại có yêu cầu thiết lập chỉ tiêu “những người có vấn đề”. Đó là vì đã từng phát hiện có đại đội lo lắng sẽ ảnh hưởng đến việc được bình chọn thi đua tiên tiến, vì vậy mà xuất hiện cái gọi là hiện tượng “báo cáo sót”.

Mặc dù ở phần cuối bài báo nói rằng việc tiến hành “thiết lập các chỉ tiêu  báo cáo về những người có vấn đề” đã bị lữ đoàn yêu cầu dừng lại, nhưng nó đã tiết lộ một số nội tình sau bức màn che dày đặc của quân đội Trung Quốc.

Nó cho thấy quân đội Trung Quốc đang giám sát lẫn nhau và báo cáo trạng thái sinh hoạt thường ngày của nhau. Sự kiểm soát chặt chẽ này giống như của nhà tù.

Hai bài báo này xuất hiện gần thời điểm với nhau đã để lộ ra một phần nổi của tảng băng về tình hình thực tế trong trại quân sự của ĐCSTQ.

Điều này không khỏi khiến cho người ta nghi vấn: Những người lính trong tay không súng không đạn mà còn khiến ĐCSTQ lo sợ thành ra như vậy thì làm sao dám mang vũ khí ra chiến trường được?

Related posts

Ông Biden thay đổi trang web của Tòa Bạch Ốc theo kiểu mới

Tin Tức Đa Chiều

Ông Trump nói về ‘truyền thông què quặt’ sau cú ngã của ông Biden

Tin Tức Đa Chiều

Ông Trump tiết lộ về bức thư dài ‘viết từ trái tim’ cho ông Biden

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment