Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

NATO “đánh” Nga kiểu gì khi mà không tàu ngầm nước ngoài nào được phép vào Biển Đen?

Không tàu ngầm nước ngoài nào được phép vào Biển Đen, vậy NATO “đánh” Nga kiểu gì? Biển Đen được coi là một trong những ưu tiên về an ninh quốc gia quan trọng nhất của Nga, cùng với Địa Trung Hải, châu Phi, Trung Đông và châu Á.

BIỂN ĐEN – ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC CỦA NGA

Biển Đen có tầm quan trọng địa chiến lược đối với cả Nga, NATO và châu Âu. Tuy nhiên, Biển Đen lại đặt ra một mâu thuẫn cơ bản đối với NATO và chỉ gần đây NATO mới dành sự quan tâm lớn hơn cho Biển Đen.

Trong quá khứ, vùng biển Baltic được coi là quan trọng hơn nhưng trên thực tế, Nga không có ý định mạo hiểm gây chiến với NATO vì Điều 5 trong bộ quy tắc hoạt động của NATO quy định rõ ràng nước nào tấn công bất cứ thành viên nào của NATO cũng có nghĩa là tấn công cả khối NATO. Như vậy, các nước vùng Baltic được coi là trong vòng an toàn.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là chỉ có 4 trong số 30 quốc gia thành viên NATO có biên giới trực tiếp với Nga: Estonia và Latvia ở Baltic; Na Uy ở phía Bắc và Mỹ ở vùng biển Alaska.

Xét theo lịch sử, sự gần gũi về địa lý khiến các nước vùng Baltic trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước sự xâm lược của Nga.

Thế nhưng, Nga lại coi Biển Đen là trung tâm chiến lược của mình, chứ không phải Baltic. Biển Đen là một trong những ưu tiên về an ninh quốc gia quan trọng nhất của Nga cùng với Địa Trung Hải, châu Phi, Trung Đông và châu Á.

Biển Đen có độ sâu tối đa là 7.000 feet (2.133 m), diện tích bằng Thụy Điển; chiều dài khoảng 740 dặm từ Tây sang Đông và rộng 400 dặm từ Bắc xuống Nam. Biển Đen giáp với ba thành viên NATO, gồm Romania và Bulgaria ở phía Tây và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Nam. Nga và Ukraine, gồm cả Crimea nằm ở phía Bắc và Georgia ở phía Đông.

Nga đang duy trì Hạm đội Biển Đen của mình tại Sevastopol ở Crimea cùng với các lực lượng phòng thủ uy lực, nhất là sau khi Moscow sáp nhập Crimea năm 2014 và hậu thuẫn cho lực lượng ly khai ở Donbass, miền Đông Ukraine, nơi xung đột vẫn đang diễn ra.

Đáp lại, NATO cũng từng bước tăng cường hiện diện hải quân và không quân ở Biển Đen để thực thi các nhiệm vụ tự do hàng hải. Tuy nhiên, với vị trí quan trọng của Biển Đen đối với Nga, NATO cần phải làm nhiều hơn nữa.

IẢI PHÁP NÀO ĐỂ NATO ĐỐI PHÓ VỚI NGA Ở BIỂN ĐEN?

Vấn đề nan giải kép là làm thế nào để thuyết phục các nhà lãnh đạo NATO và công chúng về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đen để có hành động thích hợp.

Biển Đen chỉ có một điểm kiểm soát qua eo biển hẹp Bosporus và Dardanelles ở phía Tây, hoạt động theo Công ước Montreux năm 1936 do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.

Công ước này hạn chế kích thước, số lượng và thời gian các tàu hải quân có thể ra vào Biển Đen và cấm các tàu ngầm nước ngoài hoạt động.

Tuy nhiên, Biển Đen có thể trở thành một tài sản địa chiến lược quan trọng đối với NATO xét trên một số khía cạnh.

Hiện tại, hậu cần trên bộ xuyên Balkan đến Romania vẫn chưa được hiện đại hóa. Sông Danube không đủ sâu ở nhiều nơi để vận chuyển lượng hàng hóa ngày càng lớn và tiếp tế cho các nhu cầu quân sự.

Việc nạo vét sông Danube để đạt độ sâu 4 mét (khoảng 12 feet) có thể tăng gấp đôi lưu lượng giao thông và thương mại qua sông giúp tạo ra những lợi thế rõ ràng về địa kinh tế, tài chính và quân sự và điều này có thể giúp nâng cấp cảng Constanta, cảng lớn nhất Romania, sánh ngang với cảng Rotterdam về lượng hàng hóa thông qua.

Như vậy, NATO có thể thay đổi sự cân bằng chiến lược nếu Romania có được khả năng đe dọa Hạm đội Biển Đen trên vùng biển quê hương của họ.

Giải pháp hiệu quả về chi phí và không vi phạm Công ước Montreux cho Romani đạt được mục tiêu này là sử dụng các tên lửa tầm xa (600 dặm) và các tàu ngầm vũ trang tên lửa, có người lái hoặc không người lái, để đối phó với Hạm đội Biển Đen.

Đây là một lựa chọn thông minh mà NATO cần xem xét để có thể dịch chuyển cán cân chiến lược có lợi cho mình.

Mô hình này được gọi là RUKUS, một thuật ngữ gọi theo kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân AUKUS giữa Anh, Mỹ và Australia áp dụng cho bối cảnh của Romania.

Mô hình này sẽ cân nhắc việc đóng hoặc mua các tàu ngầm điện-diesel cỡ nhỏ mang tên lửa chứ không phải tàu ngầm hạt nhân. RUKUS thực sự sẽ gây tiếng vang ở một số nơi trên thế giới, củng cố tầm quan trọng của Biển Đen và mang lại cho NATO một công cụ răn đe mới và hiệu quả.

Tuy nhiên, liệu ý tưởng này có được nêu ra hay không? Logic chiến lược là có nhưng việc NATO có quyết hay không thì chưa rõ ràng.

Related posts

Thượng viện Mỹ thông qua sửa đổi cấm tài trợ cho Viện virus học Vũ Hán

Tin Tức Đa Chiều

Trung Quốc: báo cáo nguồn gốc Covid-19 của Mỹ là vô căn cứ

Tin Tức Đa Chiều

Trung Quốc không ngờ cay đắng vì một ‘gã tí hon’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment