Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Kỷ nguyên trỗi dậy của Trung Quốc sắp kết thúc

Trong vài thập kỷ gần đây, sự trỗi dậy nhanh chóng của TQ khiến cho cộng đồng quốc tế tin rằng Bắc Kinh có thể vượt qua Hoa Kỳ và trở thành cường quốc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, lập luận này gần đây đã bị các chuyên gia ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ vạch mặt là “bất khả thi”. Họ chỉ ra rằng, thái độ ngoại giao ngang bướng của Bắc Kinh chỉ cho thấy rằng sự trỗi dậy của ĐCSTQ đang đối mặt với dấu chấm hết.

Hôm 1/10, chuyên gia đối ngoại Hal Brands và chuyên gia quốc phòng Michael Beckley đã viết một bài luận với tiêu đề “Dấu chấm hết cho sự trỗi dậy của Trung Quốc” trên tờ tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs). Trong bài phân tích này, hai chuyên gia đã chỉ rõ, bối cảnh sự trỗi dậy của TQ đang có dấu hiệu suy tàn. Dưới đây là nội dung phân tích của hai chuyên gia này.

Nhận thức chung của cộng đồng quốc tế là TQ đã đang vượt qua Hoa Kỳ, và tất cả các nước trên thế giới cũng đang chuẩn bị cho sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Hai chuyên gia chỉ ra rằng, có một số lượng lớn bằng chứng có thể chứng minh cho điều này. Kể từ năm 1978, GDP của TQ đã tăng gấp 40 lần, và TQ cũng có dự trữ lớn tài chính, thặng dư thương mại cũng như số lượng tàu hải quân lớn nhất thế giới. Khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Bắc Kinh đang tích cực tạo ra một châu Á với TQ là trung tâm.

Nhưng ông Brands và Beckley chỉ ra rằng, nếu Bắc Kinh có vẻ vội vàng, điều đó có nghĩa là sự trỗi dậy của TQ sắp kết thúc. Hiện tại ở nước này, tài nguyên tự nhiên đã kiệt quê, kết cấu dân số sụp đổ nhưng ĐCSTQ lại ôm giữ chủ nghĩa bá quyền, khiến cho các quốc gia khác mất đi sự tín nhiệm. TQ, một đất nước theo chủ nghĩa xét lại hùng mạnh đang cố gắng để biến đổi thế giới, nhưng thời gian của họ đã không còn nhiều.

“Các cường quốc đang trỗi dậy thường sẽ trở nên hung hãn khi sự giàu có của họ tiêu tan và kẻ thù của họ gia tăng. TQ hiện đang đi trên một quỹ đạo thường sẽ kết thúc trong bi kịch, một sự trỗi dậy khiến cho người ta nhìn hoa cả con mắt, và sau đó là một thất bại thảm hại trong khung cảnh ảm đạm thê lương”.

Bài báo nói rằng, TQ đã mở cửa với Hoa Kỳ vào năm 1971. Trung Quốc có một đồng minh là “siêu cường” Hoa Kỳ và được hưởng một môi trường địa chính trị an toàn trong nhiều thập kỷ qua.

Vào giữa những năm 1970, TQ đã tiếp cận được thị trường và vốn nước ngoài (nhờ được phép gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO). Các chuyên gia cho rằng, tình hình kinh tế quốc tế lúc đó rất tốt, từ năm 1970 đến năm 2007, thương mại thế giới đã tăng vọt gấp 6 lần. TQ đang trên đà toàn cầu hóa và trở thành công xưởng của thế giới. Mặt khác, nước này giàu tài nguyên thiên nhiên, cung cấp phần lớn các nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, cộng với nhân công rẻ và các quy định bảo vệ môi trường lỏng lẻo. Những điều này đã giúp cho TQ trở thành cường quốc công nghiệp.

Nhưng, những lợi thế này hiện nay đã trở thành gánh nặng, cản trở sự phát triển của đất nước. Hai chuyên gia này nhận định rằng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên của TQ đang bị cạn kiệt, chẳng hạn như ô nhiễm nguồn nước và suy giảm về sự an ninh lương thực. Ngoài ra, do tác động của “chính sách một con”, TQ đang phải đối mặt với tình trạng dân số già nua. Theo ước tính, từ năm 2035 đến năm 2050, nước này sẽ mất thêm 105 triệu lao động, và sẽ tăng thêm 64 triệu người cao tuổi, hậu quả đối với nền kinh tế sẽ rất thảm khốc.

Bài báo phân tích, rất khó để giải quyết những vấn đề này bởi vì chế độ độc tài của ĐCS TQ thường hy sinh hiệu quả kinh tế cho quyền lực chính trị. Lệnh cấm của chính quyền Bắc Kinh đối với các tin tức tiêu cực về kinh tế khiến cho việc cải cách gần như không thể thực hiện và làn sóng giám sát chính trị cũng đã dập tắt các đổi mới cần thiết.

Hai chuyên gia chỉ ra rằng, do sự tích tụ của quá nhiều vấn đề, nền kinh tế TQ đã bước vào thời kỳ suy thoái dài nhất trong thời kỳ hậu Mao. Theo số liệu chính thức của ĐCSTQ, tỷ lệ tăng trưởng GDP chính thức của TQ đã giảm từ 15% vào năm 2007 xuống còn 6% vào năm 2019. Dưới ảnh hưởng của COVID-19, chỉ còn 2% vào năm 2020.

Trong gần 40 năm qua, bằng cách hạ thấp tham vọng toàn cầu của mình, Bắc Kinh đã duy trì mối bang giao hữu nghị với Hoa Kỳ để tránh bị bao vây chiến lược.

Có điều, thời đại này nay đã qua đi, TQ bắt đầu bành trướng thế lực ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, điều này khiến cho Hoa Kỳ áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại TQ. Đồng thời, Nhật Bản, Đài Loan, các nước láng giềng ở Biển Đông, Úc và châu Âu cũng bắt đầu hợp tác để chống lại Bắc Kinh.

Bài báo nhận định rằng, thời kỳ tốt đẹp đã qua đi, TQ đang đối mặt với sự thù địch của thế giới. ĐCSTQ hy vọng cướp lấy Đài Loan, nhằm làm chúa tể Tây Thái Bình Dương. Giấc mộng của nó cũng đang tan vỡ.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh có thể còn nguy hiểm hơn trong tương lai. Do một cường quốc đang trên đà suy tàn có thể trở nên cấp tiến hơn, ĐCSTQ sẽ quyết tâm hành động nhanh chóng và nguy hiễm hơn vì thời gian của họ đã không còn nhiều.

Related posts

Cháy trại tị nạn ở Bangladesh, 400 người mất tích, 550 người bị thương, 40.000 túp lều bị thiêu rụi

Tin Tức Đa Chiều

“Hotgirl mặt nhàu” sở hữu khuôn mặt nhăn nheo như bà lão bỗng khoe ảnh căng da sang-xịn-mịn khiến dân mạng choáng váng

Ác mộng của Đài Loan đã tới

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment