Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Hoa Kỳ và Trung Quốc đấu nhau vì Việt Nam

Nếu nói về chủ đề Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài tuần này. Những ngày vừa qua có thể được gọi một cách chính xác là ‘Tuần lễ Kamala Harris’. Đại đa số các bài viết và thông tin trên các ấn phẩm phương Tây và phương Đông đều dành nói về chuyến thăm Hà Nội đầu tiên trong lịch sử của một Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Người Trung Quốc đang lo lắng

Đúng như dự đoán, đánh giá của báo chí Trung Quốc và phương Tây về chuyến thăm của bà Harris đến Việt Nam là rất khác nhau. Tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo) của Chính phủ Trung Quốc gọi chuyến đi của Phó Tổng thống Hoa Kỳ là hành động «gieo rắc bất hoà ở Việt Nam» và nhắc lại lời của bà Harris rằng ‘chúng tôi cần tìm cách thức gia tăng sức ép với Bắc Kinh và đường đầu với những đe dọa và yêu sách quá mức của Trung Quốc trên biển’.

Hoa Kỳ muốn lôi kéo Việt Nam vào cuộc đối đầu chiến lược với Trung Quốc mà Việt Nam đơn giản là sẽ không thể cho phép mình làm như vậy. Nỗ lực kiểu đó là sự xúc phạm đối với trí tuệ chính trị của Việt Nam, – tờ báo nhận xét.

Hoàn cầu Thời báo cũng trích dẫn cam kết mà Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đưa ra trong cuộc gặp ngày 24 tháng 8 với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (Hùng Ba), rằng Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố rằng phát triển quan hệ Việt – Trung là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tờ báo nhắc thêm đầy ngụ ý rằng vào năm 2020, kim ngạch thương mại Việt-Trung của Trung Quốc đã tăng 18,7% và đạt 192,28 tỷ USD. Theo quan điểm của các chuyên gia Trung Quốc, việc Phó Tổng thống Hoa Kỳ Harris tiến hành cuộc «vận động hành lang» với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh Washington bỏ mặc đồng minh Afghanistan là chứng tỏ sự suy yếu vị thế thống lĩnh của Hoa Kỳ và mong muốn kích động gây bất hòa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Rời xa Bắc Kinh hơn, xích gần Washington hơn

Theo một trong những tờ báo Mỹ lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất là Washington Post, Bắc Kinh đang cảnh giác theo dõi với sự hiện diện ngày càng tăng của Hoa Kỳ tại Việt Nam, quốc gia có dân số 100 triệu dân đang phát triển nhanh chóng và đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tờ báo nói về «cuộc chạy đua vaccine để giành vị trí thủ lĩnh» giữa Bắc Kinh và Washington. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris hứa cung cấp cho Việt Nam 1 triệu liều vaccine Pfizer ngay trong thời gian tới. Tranh thủ thời gian bà thượng khách Mỹ đến chậm 3 tiếng, Đại sứ Trung Quốc đã gặp Thủ tướng Việt Nam để cam kết tặng 2 triệu liều vaccine dành cho các quân nhân Việt Nam.

Các chuyên gia phân tích coi chuyến đi của bà Harris, đặc biệt là trong tương quan sự hỗn loạn đang diễn ra ở Afghanistan, là một cách để cho thấy rằng chính quyền Biden sẽ định hướng chú ý của mình sang Đông Nam Á và chiến lược quy mô rộng lớn hơn nhằm chống Trung Quốc, – tờ báo nhận xét.

Trong khi đó các chuyên gia của Business Insider nói thẳng hơn: «Tổng thống Joe Biden đã coi thách thức với Trung Quốc trên vũ đài thế giới là ưu tiên căn bản trong chính sách đối ngoại, mô tả như cuộc chiến giữa dân chủ và chuyên quyền. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm vượt mặt Hoa Kỳ ở Việt Nam tượng trưng cho cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc».

Tờ The Diplomat đăng tải bài báo dài viết về sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và triển vọng đưa quan hệ của hai nước lên tầm mức đối tác chiến lược. Ấn phẩm so sánh mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington với bang giao Hà Nội-Bắc Kinh dưới góc độ nhãn quan địa chính trị.

Có lưu ý rằng kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, đã có 4 đại diện cấp cao của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam và chỉ có 2 nhân vật từ Trung Quốc, Hoa Kỳ đã viện trợ tới 6 triệu liều vaccine cho Việt Nam, còn Trung Quốc chỉ 2 triệu 700 nghìn liều, mà đó là phỏng chừng trước.

Nếu các chỉ số này nói lên điều gì đó, thì trong tất cả các nước Đông Nam Á, Việt Nam gần gũi nhất với Hoa Kỳ – và rời xa với Trung Quốc. Bang giao giữa Washington và Hà Nội là một trong những mối quan hệ mong manh và tế nhị nhất trên thế giới, và yếu tố lớn nhất làm cho mối quan hệ này trở thành như vậy, chính là Trung Quốc. Theo tác giả bài báo, cũng là yếu tố Trung Quốc phân định và có hướng phá hủy cục diện chiến lược của quan hệ Việt – Mỹ.

Hoa Kỳ đã chính thức đề nghị ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam từ tháng 7 năm 2010 và cho đến nay người Mỹ vẫn chưa thôi hy vọng. Nhưng ban lãnh đạo sáng suốt của Việt Nam không vội vã thực hiện bước đi quyết định. Việt Nam duy trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, như Hà Nội đã một lần nữa tái khẳng định ở cấp cao nhất lần này.

Related posts

Những tính toán sai lầm lớn của ông Tập Cận Bình

Tin Tức Đa Chiều

Vụ ‘người chết vẫn phát sinh chi phí khám bệnh’: Xử phạt nhiều cá nhân, tập thể

Tin Tức Đa Chiều

Washington Post: Biden đưa ra 67 tuyên bố sai trong 100 ngày đầu tại nhiệm

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment