Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Chiến tranh Lạnh mới, Trung Quốc không 1 bóng đồng minh: Vì sao nên nỗi?

Trước đây để “vươn ra thế giới”, Trung Quốc từng đồng hóa nhiều dân tộc bằng vũ lực và văn hóa trong nhiều thế kỷ, nhưng nay chiến thuật này đã quá lỗi thời.

Một Trung Quốc đang rất đơn độc

Khi Trung Quốc kỷ niệm ngày thành lập quân đội (1/8), những người con của “binh pháp Tôn Tử”, chiến lược gia với kế sách “Bất chiến tự nhiên thành” (Không cần đánh mà vẫn chiến thắng) đều hiểu rõ rằng, có một chiến lược rõ ràng tốt hơn là dùng súng.

Trước bóng đen của cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Trung Quốc cần những người bạn, những người và những quốc gia sẽ ủng hộ các giá trị phổ quát của họ, giống như trong thế kỷ trước họ đã đấu tranh chống lại những giá trị của Liên Xô hoặc Mỹ.

Câu chuyện của Liên Xô là sự giải phóng khỏi áp bức tư bản chủ nghĩa. Câu chuyện của người Mỹ là về sự tự do và tự do trong khuôn khổ. Những giá trị này dẫn đến rất nhiều sai lầm nhưng chúng là một phần của hành trình tìm kiếm tự do.

Vậy câu chuyện của Trung Quốc là gì? Trung Quốc muốn tạo một cuộc sống tốt hơn cho người dân. Điều đó thì tốt rồi. Còn các nước khác thì sao? Liệu Trung Quốc có trở thành cường quốc thống trị trong nhóm các nước kém phát triển hơn trên thế giới?

Người ta có thể có nhiều tranh cãi về cách Mỹ đã làm, và Liên Xô cũng vậy. Nhưng Mỹ là đất nước của những người nhập cư, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể có cơ hội, kể cả con của một người châu Phi, như Barack Obama, hay những người tị nạn từ Đức như Henry Kissinger.

Nhưng Trung Quốc thì khác. Một thế kỷ trước, những người theo chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn đã đổ lỗi cho người Mãn Châu vì đã thất bại trước những người ngoại quốc và để những người ngoại quốc tấn công đất nước.

Giờ đây, việc kêu gọi người ngoài giúp đỡ Trung Quốc nghe có vẻ giống như một sự thừa nhận thất bại và phản bội mục đích dân tộc chủ nghĩa ban đầu.

Nhưng nếu Trung Quốc vươn ra thế giới, họ không thể “cai trị” nếu không có đủ kiến ​​thức về các nước và chỉ hành động một mình. Đây đã là quy tắc cho tất cả các đế chế.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã làm điều đó bằng sự đồng hóa.

Từ lưu vực trung tâm sông Hoàng Hà, các triều đại Trung Quốc kế tiếp nhau đã mở rộng phạm vi hoạt động và trong quá trình này, họ đã đồng hóa nhiều dân tộc bằng sự kết hợp giữa vũ lực và văn hóa. Nhưng quá trình này mất hàng thế kỷ.

Trung Quốc không thể nghĩ đến việc “đồng hóa” thế giới trong “một sớm một chiều” hoặc phớt lờ nó trong khi tìm kiếm lợi ích thông qua chiến lược “đôi bên cùng có lợi”.

Hơn nữa, tiền bạc và của cải là hữu ích và thiết yếu, nhưng con người còn quan trọng hơn. Vậy lý tưởng mà Trung Quốc đưa ra cho người dân thế giới là gì?

Thực tế hiện nay cho thấy, chính việc thông tin liên lạc cũng là một vấn đề đối với Trung Quốc. Bắc Kinh có nhiều cái cần chứng minh với thế giới. Ví dụ, trong vấn đề Tân Cương, Bắc Kinh đổ lỗi các nước nói dối và điều này cũng có thể đúng.

Nhưng vấn đề là các nước không được phép đến Tân Cương để kiểm tra trong khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng không được tự do đưa tin ở đây. Vậy làm sao mọi người có thể tin được?

Ai dám “chơi” với Trung Quốc?

Đây không phải là một vấn đề trừu tượng, mà là một vấn đề rất thực tế khi Trung Quốc nỗ lực vươn “vòi bạch tuộc” ra khỏi biên giới. Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn ở nhiều quốc gia xung quanh, và hầu hết các nước đều khó khăn.

Thứ nhất là Myanmar. Quân đội đảo chính lật đổ chính phủ dân sự và bắt đầu một cuộc nội chiến đầy lo ngai dù chỉ mới ở cường độ thấp. Các tướng lĩnh Myanmar đã hứa với Trung Quốc rằng, tình hình sẽ được kiểm soát trong vài ngày sau đảo chính.

Nhưng sau nhiều tháng, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ và còn có xu hướng bất ổn hơn trong bối cảnh Đại dịch Covid-19 hoành hành.

Trước đây, Bắc Kinh có quan hệ thân thiết với cả các tướng lĩnh và chính phủ dân sự, nhưng bây giờ đang gặp rắc rối vì không tin tưởng các tướng lĩnh và không thể đặt cược vào nhóm đã bị lật đổ.

Điều tích cực là không một quốc gia châu Á nào khác muốn Myanmar rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, do đó họ không cung cấp vũ khí cho các lực lượng chống phiến quân.

Nhưng cũng không có nhiều lạc quan về một sự ổn định rõ ràng trong tương lai gần đối với Myanmar và mọi thứ vẫn như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Một phụ nữ Kachin đi xe máy giữa một tiểu đoàn KIA (Quân đội Độc lập Kachin) trong khi họ quay trở lại hậu cứ từ tiền tuyến, Bang Kachin, Myanmar vào năm 2012 (Ảnh: Arturo Rodríguez).

Thứ hai là Afghanistan. Sau khi Mỹ rút quân, về một mặt nào đó, Trung Quốc đang có lợi thế hơn vì có mối quan hệ hữu nghị lâu đời với Pakistan, nước đứng sau hỗ trợ Taliban trỗi dậy.

Tuy nhiên, bất chấp tình bạn khăng khít, Bắc Kinh vẫn không quá tin cậy Pakistan. Mối quan hệ chặt chẽ của Pakistan với Bắc Kinh cũng không ngăn các phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công người Trung Quốc và ủng hộ các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Trung Quốc.

Việc Trung Quốc can thiệp ở Afghanistan cũng khó xảy ra vì Bắc Kinh nhận thức rõ cái giá phải trả rất đau đớn.

Thứ ba là Triều Tiên. Sau vụ việc nhà lãnh đạo Kim Jong-Un bất ngờ biến mất bí ẩn vài tháng hồi năm ngoái, Bình Nhưỡng không còn mạnh mẽ và quyết đoán như trước.

Nhìn chung, có vẻ như Bình Nhưỡng đang bám sát đường lối của Bắc Kinh hơn và Trung Quốc có lẽ hiện đang kiểm soát Triều Tiên tốt hơn bao giờ hết.

Nhưng Asia Times dẫn lời các chuyên gia cho biết, không rõ việc này sẽ có tác động đến khu vực như thế nào?

Nó có thể cản trở các mối liên kết mỏng manh với Hàn Quốc và làm tổn hại thêm các mối quan hệ với Nhật Bản.

Hơn nữa, bất cứ quyết định bất ngờ nào của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un cũng sẽ bị quy kết trực tiếp lỗi cho Bắc Kinh. Điều này sẽ khiến Trung Quốc bối rối và đồng thời tước đi công cụ chiến lược của nước này.

Bởi trước đây dù khó quản lý “Triều Tiên điên cuồng, mất kiểm soát” nhưng Trung Quốc có cơ hội để tiếp tục đối thoại với các nước láng giềng. Nhưng giờ đây, cơ hội này đang dần biến mất.

Thứ tư là Đông Nam Á. Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sự hiện diện và lấy lòng các quốc gia trong khu vực này.

Nhìn chung, sự hiện diện của Trung Quốc ở Campuchia có thể gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ trong khu vực. Nhưng giờ đây, khi quan hệ Trung – Mỹ trở nên chua chát, đây có thể giống như một cái bẫy địa chính trị.

Đây là một trò chơi mới cho Trung Quốc. Trong quá khứ, Trung Quốc có các quốc gia vùng đệm ở biên giới của mình, nhưng giờ cả Triều Tiên hay Myanmar đều không phải là các quốc gia vùng đệm, họ là một cái gì đó rất mới.

Chắc chắn, Mỹ cũng có một loạt các mối quan hệ khó khăn, nhưng cái Mỹ có được là dù sao họ cũng có nhiều đồng minh hơn Trung Quốc dùng tất nhiên kẻ thù cũng nhiều hơn. Và quan trọng nhất, Trung Quốc không có những giá trị phổ quát để truyền bá ra thế giới.

Related posts

Khung phạt nào mới đáng cho dì ghẻ đánh ch.ế’t con chồng ở TP HCM?

Tin Tức Đa Chiều

Bức xúc clip người phụ nữ hút thuốc điện tử, nhả khói nhiều lần vào mặt em bé

Tin Tức Đa Chiều

Vợ đi làm đẹp, chồng lao thẳng vào thẩm mỹ viện đấm “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment