Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Trung Quốc chọc giận một thế lực cực kỳ nguy hiểm: “Cái hố” dành cho Bắc Kinh đã sẵn sàng?

Ông Ranhotra nhận định, Trung Quốc đã tự mang tới cho mình một kẻ thù rất đáng gờm và nguy hiểm, đối diện với viễn cảnh phải chịu những tổn thất to lớn trong tương lai.

TOAN TÍNH NHẰM VÀO MỸ…

Theo nhà báo Ấn Độ Sanbeer Singh Ranhotra, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Israel, chỉ sau Mỹ. Nước này cũng tham gia vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng của quốc gia Do Thái. Trong vài năm qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Israel đã phát triển lớn mạnh hơn.

Tuy nhiên, khi phải đối mặt với áp lực gia tăng từ phía cộng đồng quốc tế đối với vấn đề Tân Cương, Trung Quốc đã lợi dụng đợt xung đột mới nhất giữa Israel-Palestine để chỉ trích phương Tây theo hướng “phớt lờ nỗi đau khổ” của người Hồi giáo ở Gaza.

“Điều chúng tôi có thể cảm nhận được là Mỹ luôn nói rằng họ quan tâm đến nhân quyền của người Hồi giáo… nhưng thực chất họ đã phớt lờ những nỗi đau khổ của người dân Palestine” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nêu quan điểm của chính phủ Trung Quốc trong một tuyên bố.

Để củng cố cho kế hoạch trên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và Tổng thư ký Liên đoàn các quốc gia Ả Rập Ahmed Aboul Gheit. Mục tiêu của những cuộc trao đổi này là “tự do” của người Palestine.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vui mừng trước việc Trung Quốc, với tư cách là Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC), tính đến nay đã tổ chức 5 cuộc họp của Hội đồng để xem xét “vấn đề về người Palestine” trong bối cảnh xung đột giữa Palestine và Israel.

… NHƯNG LẠI BIẾN ISRAEL THÀNH KẺ THÙ CỦA MÌNH

Để hóa giải căng thẳng Israel-Palestine, nhà ngoại giao Trung Quốc đưa ra 3 đề xuất. Thứ nhất, với vai trò là điều kiện tiên quyết để tìm kiếm hòa bình trong khu vực, quyền lực của Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) cần được mở rộng, cho phép họ thực thi chức năng cầm quyền ở lĩnh vực an ninh, tài chính và một số lĩnh vực khác để giành quyền kiểm soát hiệu quả đối với các khu tự trị và “những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng”.

Đây được xem là một động thái trực diện chống lại Israel. Cho tới nay, Tel Aviv đã giữ cho mình an toàn bằng cách xây dựng mối quan hệ hòa nhã với PNA và Đảng cầm quyền Fatah.

Thứ hai, trong một động thái nhằm cho phép Hamas kiểm soát khu vực Bờ Tây, Trung Quốc đã đề xuất rằng “các phe phái người Palestine cần được hỗ trợ để tăng cường đoàn kết, từ đó họ có thể đạt được sự hòa giải nội bộ thông qua các cuộc tham vấn và đối thoại, rồi đi đến lập trường thống nhất trong các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề Palestine”.

Luận điểm này có khả năng gây ra tranh cãi, bởi nó đề cập tới sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các phe phái người Palestine, bao gồm cả Hamas.

Trung Quốc muốn tạo điều kiện hòa giải giữa các phe phái đối địch – Fatah và Hamas – những thế lực đang cai trị Bờ Tây và Dải Gaza. Bất cứ sự hỗ trợ nào đối với Hamas đều sẽ dẫn tới việc tổ chức này giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với Bờ Tây, và đó là điều không chấp nhận được đối với Israel.

Việc Trung Quốc có ý định tạo điều kiện cho Hamas phát triển ở Bờ Tây được coi là một động thái thù địch với Israel và Tel Aviv chắc chắn sẽ có những bước đi để đảm bảo rằng nỗ lực đó của Bắc Kinh không thành công.

Israel đang thực hiện một số biện pháp để đảm bảo PNA – do Fatah cầm quyền – được ủng hộ trong cuộc đấu tranh quyền lực với Hamas ở Bờ Tây. Sự hiện diện đang gia tăng của Hamas tại khu vực này là mối đe dọa an ninh đối với Israel.

Cụ thể, Tel Aviv đã bắt đầu cân nhắc việc hạn chế thu nợ từ PNA để đảm bảo họ có sự ổn định về tài chính và chính trị. Điều này sẽ cho phép PNA vượt qua những khó khăn về tài chính, từ đó củng cố vị thế của họ trước Hamas.

Cuối cùng, Trung Quốc kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel dựa trên “giải pháp hai nhà nước”.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: “Chúng tôi hoan nghênh các đại diện Palestine và Israel tiến hành đàm phán trực tiếp tại Trung Quốc.

Trung Quốc kêu gọi tổ chức hội nghị hòa bình quốc tế do Liên Hiệp Quốc chủ trì, với sự tham gia của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và tất cả các bên liên quan trong tiến trình hòa bình Trung Đông nhằm tìm kiếm một giải pháp toàn diện, lâu dài và ổn định đối với vấn đề Palestine, để cho phép Palestine và Israel cùng tồn tại trong hòa bình”.

Gần đây, tại Hội nghị chuyên đề hòa bình giữa Palestine-Israel do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, ông Vương Nghị đã bày tỏ ý định của Trung Quốc trong việc tăng cường can dự vào các nỗ lực hòa giải để giải quyết xung đột Israel-Palestine.

Ông Vương nói rằng Trung Quốc muốn Sáng kiến Geneva đóng vai trò lớn hơn trong việc mở rộng đối thoại, và tái khẳng định giải pháp hai nhà nước là con đường duy nhất để vấn đề được giải quyết.

Đằng sau lời đe dọa tấn công quân sự gây sửng sốt từ Trung Quốc nhằm vào Australia
Tương tự như nhiều sáng kiến hòa bình khác, Hiệp định Geneva cũng không thiết lập được hòa bình giữa Israel và Palestine, chủ yếu do Palestine không thể loại bỏ được các phần tử chống Do Thái.

Theo ông Ranhotra, Trung Quốc đang tự biến mình thành kẻ thù của Israel. Khi xung đột Israel-Palestine leo thang vào tháng 5, Bắc Kinh đã quyết định đi theo con đường của Iran và ủng hộ Palestine, chấp nhận cái giá là đánh đổi Israel.

Có thể nói, Trung Quốc đã tiến hành cả một chiến dịch chống Israel tại Liên Hiệp Quốc trong và sau cuộc chiến kéo dài 11 ngày giữa Israel và Hamas.

Tel Aviv được cho là sẽ không khoanh tay ngồi yên cho Trung Quốc xen vào chuyện của mình. Ông Ranhotra nhận định, Bắc Kinh đã tự mang tới cho mình một kẻ thù rất đáng gờm và nguy hiểm, đối diện với viễn cảnh phải chịu những tổn thất to lớn trong tương lai.

Related posts

TT Biden đe dọa: Tên lửa Mỹ có thể vươn đến Moscow chỉ trong 20 phút

Tin Tức Đa Chiều

“Ông Trời” lại giáng đòn TQ

Tin Tức Đa Chiều

Trung Quốc điều ‘vua tàu khu trục’ áp sát vùng biển Nhật Bản

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment