Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Mon men “ngồi chung mâm” siêu cường: Người Mỹ chỉ phán một câu, Trung Quốc tủi hổ ra về

Muốn ngồi chung mâm với các siêu cường toàn cầu như Mỹ, Nga, Trung Quốc ngay lập tức đã bị chê là gã thừa tiền những thiếu tham vọng.
Thành siêu cường đâu dễ?

Giới chức Mỹ lập luận, Bắc Kinh đang theo đuổi một “chiến lược lớn” nhằm “thay đổi trật tự Mỹ sắp đặt” và trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc đang muốn trở thành một siêu cường toàn cầu.

Theo Financial Times, vị thế siêu cường tạo nên niềm tự hào dân tộc và mang lại lợi ích kinh tế và chính trị đáng kể, nhưng đổi lại là tiêu tốn nguồn lực, rủi ro và gánh nặng.

Trở thành siêu cường là một mục tiêu phức tạp, đặt ra một loạt câu hỏi về khả năng, tham vọng và ý chí. Thiếu một yếu tố trong đó là không thể thành công.

Ví dụ trong lĩnh vực thể thao, một vận động viên có năng khiếu bẩm sinh cùng khao khát trở thành nhà vô địch thế giới nhưng nếu thiếu đi ý chí quyết tâm, giấc mơ đó cũng không thể thành hiện thực.

Năng lực, khát vọng và ý chí thậm chí còn quan trọng hơn trong lĩnh vực quân sự.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã lột xác về khả năng chiến đấu. Lực lượng hải quân Trung Quốc hiện nay thậm chí còn có đội tàu lớn hơn cả Mỹ, khiến giới sĩ quan cấp cao quân đội Mỹ còn hoài nghi về khả năng chiếm ưu thế trước Trung Quốc trong cuộc đối đầu trên biển.

Cũng giống như các cường quốc quân sự khác, Trung Quốc thích phô trương sức mạnh quân sự trong các cuộc duyệt binh cũng như có nhiều tuyên bố sắt đá trên truyền thông.

Nước này cũng không ngại ngần đối đầu với những đối thủ mạnh mẽ khác, như Ấn Độ nơi biên giới.

Tuy nhiên, Evan Medeiros, chuyên gia về châu Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, lập luận rằng Trung Quốc hiện chưa rõ có sẵn sàng hoặc có thể gánh vác gánh trọng trách của một cường quốc quân sự toàn cầu giống như Mỹ hay không.

Đã 50 năm Trung Quốc không tham chiến. Không giống như Mỹ, Bắc Kinh trong lịch sử cũng không có những cam kết rõ ràng về bảo vệ bạn bè và đồng minh. Bên cạnh đó, Trung Quốc chỉ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài tại Djibouti, trong khi Mỹ có hàng trăm cơ sở.

Kinh tế không phải tất cả

Sức nặng kinh tế của Trung Quốc, với vị thế là cường quốc thương mại và nhà sản xuất lớn nhất thế giới, mang lại cho nước này đòn bẩy chính trị đáng kể trên trường quốc tế.

Các nước phụ thuộc vào thương mại hoặc đầu tư của Trung Quốc thường ngại ngần trong việc đụng độ với Bắc Kinh.

Nhưng sức mạnh kinh tế không phải lúc nào cũng mang tính quyết định về mặt chính trị. Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, nhưng các nước này đôi khi vẫn thể hiện sự đối đầu với người khổng lồ châu Á.

Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ; Nhật Bản từ chối nhượng bộ trong các tranh chấp lãnh thổ; Australia khiến Bắc Kinh tức giận khi kêu gọi điều tra về nguồn gốc Covid-19.

Nhật, Hàn Quốc và Australia là đồng minh hiệp ước của Mỹ và có các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ – điều này mang lại cho họ sự tự tin để đẩy lùi Trung Quốc.

Trung Quốc thường ám chỉ rằng các nước không nên dựa vào đảm bảo an ninh của Mỹ. Nhưng lời nói như vậy sẽ không có sức nặng. Uy tín của hệ thống đồng minh Mỹ sẽ chỉ sụp đổ nếu Washington không can thiệp trong trường hợp Trung Quốc tấn công một đồng minh của mình.

Trên thực tế, dù lên tiếng chê bai, Trung Quốc chưa dám chứng minh điều đó bằng hành động, ngay cả với Đài Loan – nơi vốn không có sự đảm bảo an ninh rõ ràng đến từ người Mỹ.

Thay vì phá hoại mạng lưới liên minh và căn cứ toàn cầu của Mỹ, Trung Quốc nên xây dựng hệ thống thay thế của riêng mình.

Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị mở rộng phạm vi quân sự trên toàn cầu – có thể bằng cách bổ sung thêm các thành tố quân sự, cùng với các cơ sở cảng dân sự mà nước này đang thuê và phát triển trên khắp thế giới.

Nhưng sự mở rộng đó vẫn chưa thành hiện thực. Ngay cả khi có ý định phát triển sự hiện diện hải quân ở các cảng như Gwadar ở Pakistan hay Hambantota ở Sri Lanka, Bắc Kinh dường như sẽ không đưa ra những đảm bảo an ninh vốn là lý do khiến nhiều quốc gia sẵn sàng chào đón quân đội và căn cứ của Mỹ.

Mỹ cam kết bảo vệ 29 đồng minh NATO và cũng đưa ra đề nghị đảm bảo quân sự cho khoảng 30 quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và phần lớn châu Mỹ Latinh.

Nếu Trung Quốc không muốn hoặc không thể đạt được sự hiện diện quân sự toàn cầu ngang ngửa với Mỹ, nước này phải tìm một hướng đi khác để trở thành siêu cường mới – hoặc đơn giản hơn là từ bỏ tham vọng.

Related posts

Hotgirl tự tử trên livestream bị trộm tro cốt: Lật tẩy ngành man rợ lợi nhuận khủng khiếp

Tin Tức Đa Chiều

Tòa Bạch Ốc: Biden sẽ tổ chức họp báo vào cuối tháng 3

Nhóm tàu sân bay Trung Quốc đi ngang biển Nhật Bản

Leave a Comment