Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Đạt mục tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga quyết thách thức NATO ngay tại “ao nhà”?

Các nhà phân tích của tổ chức Carnegie cho rằng sau những gì thu được tại các chiến trường Syria và Libya, người Nga sẽ tiếp tục “ra đòn” ở sườn phía nam của Châu Âu.

Mới đây, Carnegie Europe đã đăng tải bài phân tích của các tác giả Can Kasapoglu và Sinan Ulgen với tiêu đề:.”Russia’s Ambitious Military-Geostrategic Posture in the Mediterranean” (tạm dịch: Thế trận địa chiến lược-quân sự đầy tham vọng của Nga ở Địa Trung Hải).

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều liên quan tới thế đối đầu giữa Nga và NATO hiện tại cũng như mối liên hệ của nó với các cuộc xung đột ở Trung Đông, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Vì sao người Nga quyết “trở lại” Địa Trung Hải?

Địa Trung Hải là một thành tố quan trọng trong chiến lược quân sự của Moscow do khu vực biển này là tuyến tiếp cận của Nga tới Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Trong thượng tầng Nga, Địa Trung Hải còn là đấu trường cạnh tranh quyền lực lớn với Mỹ và NATO.

Thông qua việc xây dựng thông minh năng lực hải quân và chống tiếp cận / chống xâm nhập (A2/AD), Điện Kremlin nỗ lực chống lại sự hiện diện của NATO trong khu vực.

Trong một thập kỷ qua, Nga đã nổi lên như một “mối đe doạ” ở sườn phía nam của châu Âu. Ở Syria, các cuộc triển khai của Nga đã thiết lập A2/AD trên toàn vùng Levant (Syria, Jordan, Lebanon và một phần Israel, Thổ Nhĩ Kỳ).

Đạt mục tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga quyết thách thức NATO ngay tại ao nhà? - Ảnh 1.

Kể từ sau sự sụp đổ của nhà lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi vào năm 2011, Moscow đã quyết bảo vệ khách hàng thông qua các cuộc can thiệp quân sự ở Trung Đông và Địa Trung Hải. Syria là minh chứng rõ ràng nhất cho chiến lược này.

Cuộc chiến ở Syria đã giúp Quân đội Nga phát triển các năng lực chiến đấu và thử nghiệm hơn 200 loại vũ khí mới.

Tại Libya, sự kết hợp của Không quân Vũ trụ Nga (VKS) và các nhà thầu quân sự tư nhân (PMC) đã đưa Điện Kremlin lên một vị thế địa chính trị đáng kể.

Tính toán địa chiến lược của Điện Kremlin ở Địa Trung Hải trùng lặp với một giải pháp kiểu Liên Xô dựa trên một khuôn khổ toàn diện, ưu tiên các khu vực ảnh hưởng và liên minh.

Chiến dịch của Nga ở Syria là một nỗ lực nhằm khôi phục lại vị thế đã mất sau những tính toán sai lầm của Điện Kremlin ở Libya.

Theo một nghĩa rộng hơn, chiến dịch Syria – và cuộc thám hiểm Địa Trung Hải nói chung – là một ván bài địa chính trị lớn hơn. Đó là sự trỗi dậy của quân đội Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.

Đạt mục tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga quyết thách thức NATO ngay tại ao nhà? - Ảnh 2.

Những năm 1990, quân đội Nga thời hậu Xô Viết phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng và tồn tại một sự “mơ hồ” của Moscow nhằm xác định vai trò của các lực lượng quân sự trên tầm quốc tế.

Nga đã phải cắt giảm đáng kể chi tiêu quân sự trong một thập kỷ hỗn loạn kinh tế thời hậu Liên Xô.

Việc trang bị vũ khí mới chậm lại, quân đội thiếu tài chính và thậm chí cả nhiên liệu để duy trì lợi thế quân sự. Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất vào những năm 1990 đã cho thấy những khó khăn này đối với quân đội Nga.

Mặc dù Chiến tranh Nam Ossetia năm 2008 thành công, nhưng rõ ràng quân đội Nga vẫn hoạt động kém hiệu quả trong các cuộc giao tranh chiến thuật, hậu cần và nghệ thuật tác chiến.

Trong khuôn khổ kế hoạch toàn diện của Moscow, mục tiêu hiện diện quân sự của Nga ở Syria liên quan đến nỗ lực phát triển khả năng quân sự trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn.

Nói cách khác, Syria là nơi Nga rút ra những bài học quân sự – cải tiến trong khả năng chiến đấu tổng thể của lực lượng vũ trang. Đây là lý do giải thích tại sao chiến lược Địa Trung Hải của Điện Kremlin không lại chỉ có ý nghĩa trong khu vực Địa Trung Hải .

Đạt mục tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga quyết thách thức NATO ngay tại ao nhà? - Ảnh 3.

Bản đồ tổng hợp các địa điểm hiện diện quân sự của Nga xung quanh khu vực Địa Trung Hải.

Các nhà phân tích Nga nhấn mạnh rằng “kim chỉ nam” cho các hoạt động Syria. Moscow đã cố gắng xây dựng điều mà một số học giả gọi là “cộng sinh rất hiệu quả” giữa các lực lượng viễn chinh của họ và các đội quân của Syria.

Theo các chuyên gia Nga, các nỗ lực gia tăng khả năng chiến đấu của Quân đội Arab Syria (SAA) đã được tăng cường đáng kể. Những nỗ lực này bao gồm việc thành lập các đơn vị SAA hoàn toàn mới, chẳng hạn như Quân đoàn 5.

Một khía cạnh quan trọng khác là sự kết hợp có hệ thống của các PMC – hầu hết là các quân nhân Nga đã nghỉ hưu được trả lương cao – vào các hoạt động quân sự chính, thay vì đóng vai trò hỗ trợ.

Syria cũng là nơi thử nghiệm các năng lực chiến tranh, hệ thống vũ khí và các khái niệm hoạt động của quân đội Nga.

Các nguồn tình báo mở cho thấy Nga đã cử “mọi chỉ huy quân khu và một số vị tướng chủ chốt ” chỉ huy việc triển khai quân Nga ở Syria trong thời gian tối thiểu là 6 tháng.

Đặc nhiệm Nga tác chiến ở tây bắc Syria vào đầu năm 2018.

Điều này có nghĩa là mỗi quân khu của Nga hiện do một sĩ quan có kinh nghiệm ít nhất 6 tháng chỉ huy các lực lượng thực chiến – một cơ hội học hỏi lớn mà Moscow không thể đạt được nếu không triển khai quân ở Syria.

Thực tế này cũng mở rộng ra các cấp thấp hơn. Tính đến tháng 10/2018, khoảng 63.000 quân nhân và và nhà thầu quân sự đã hoàn thành ít nhất một chuyến công du tới Syria.

Một số lực lượng có tần suất hoạt động đặc biệt cao, ví dụ như cảnh sát quân sự Nga đã luân chuyển gần 98% tổng số nhân lực chiến đấu của họ tới Syria tính đến năm 2020 hay như Không quân Vũ trụ Nga (VKS), 87% thành viên không quân chiến thuật và 91% phi hành đoàn máy bay cánh quạt đã có kinh nghiệm thực chiến ở Syria tính tới tháng 10/2018.

Kể từ tháng 9/2015 đến 11/2020, VKS đã thực hiện khoảng 44.000 phi vụ ở Syria – đây là những thành quả và kinh nghiệm vô giá đối với Moscow.

Kết quả của những lợi ích ở Syria, kết hợp cùng kinh nghiệm thu được ở Ukraine và Libya có thể dễ dàng được chuyển thành chiến lược chống lại các quốc gia thành viên NATO dọc theo biên giới phía Tây của Nga.

Đạt mục tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga quyết thách thức NATO ngay tại ao nhà? - Ảnh 5.

Từ quan điểm về thế trận của Nga ở Địa Trung Hải, ba xu hướng bổ sung có thể được làm nổi bật.

Đầu tiên, Nga đang tăng cường căn cứ hải quân của mình ở thành phố Tartus của Syria.

Thời Liên Xô, Tartus chỉ là một căn cứ hậu cần, thì nay người Nga đã chăm chỉ đầu tư vào cơ sở này, biến nó thành một trung tâm cho các hoạt động hải quân phức tạp hơn.

Thứ hai, Nga đã triển khai các khả năng A2/AD ở Levant. Quân đội Nga đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không nhiều lớp ở Syria đồng thời kế nối với năng lực phòng không của nước này và năng lực phòng không của Hải quân Nga.

Cuối cùng, một trong những khía cạnh thú vị nhất của sự can dự quân sự của Nga ở Syria liên quan đến “cầu nối” hậu cần được thiết lập với Libya.

Các tiêm kích Mig-29 và cường kích Su-24 Nga đã được triển khai tới Libya từ căn cứ Khmeimim. Những phát triển này cho thấy sự gia tăng của mối liên hệ có hệ thống giữa các nỗ lực xây dựng cơ sở của Nga ở Syria và các hoạt động ở Libya.

Đạt mục tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga quyết thách thức NATO ngay tại ao nhà? - Ảnh 7.

Nga có đủ năng lực tấn công ở Địa Trung Hải?

Trong một trật tự chiến đấu theo lý thuyết bao gồm bốn hạm đội và một hải đội, các mục tiêu chính của Hải quân Nga là chống xâm nhập trên biển và bảo vệ an toàn cho lực lượng răn đe hạt nhân dựa trên tàu ngầm của Nga.

Do hạn chế trong việc đóng tàu, Moscow tập trung vào các lực lượng tác chiến gần bờ hơn là tàu chiến nước sâu.

Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, Hạm đội Biển Đen đã bổ sung thêm khả năng viễn chinh. Từ Crimea, hạm đội đã được tăng cường các khí tài mới, đồng thời làm nền tảng cho các hoạt động tại Địa Trung Hải của Nga .

Vào tháng 7/2015, khi Tổng thống Nga Putin đích thân điều hành cuộc họp trên một khinh hạm của Hải quân Nga để thảo luận về chiến lược hải quân, một trong những nội dung hàng đầu của cuộc họp là chỗ đứng của Nga ở Địa Trung Hải.

Cuối năm đó, Nga đã công bố một học thuyết hàng hải mới đầy tham vọng. Mặc dù quy hoạch này đã đánh dấu một chương mới trong tư duy quân sự của Nga, nhưng các khái niệm đương đại của nước này về Địa Trung Hải hoàn toàn theo bước Liên Xô.

Có thể thấy chiến lược triển khai của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải hiện tại khá tương đồng như thế trận của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, nó được bổ sung vũ khí mới, các khái niệm mới về hoạt động và các mục tiêu chính trị-quân sự đầy tham vọng hơn.

Đạt mục tiêu quân sự ở Trung Đông và Bắc Phi, Nga quyết thách thức NATO ngay tại ao nhà? - Ảnh 9.

Kể từ năm 2015, Moscow đã cẩn thận luân chuyển các tàu chiến được trang bị tên lửa Kalibr đến Địa Trung Hải. Việc phát triển và vận hành tên lửa hành trình đã tăng cường đáng kể khả năng răn đe của quân đội Nga ở Địa Trung Hải vì 3 lý do dưới đây:

Tin mới:

Kết quả hội đàm Putin-Biden là “ngã rẽ đen tối” với Kiev, QĐ Ukraine sẽ gặp khó ở Donbass?

Nhập khẩu dầu từ Nga vào Hoa Kỳ tăng kỷ lục trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước

Đầu tiên, Kalibr là một thuật ngữ để chỉ một loạt các năng lực tấn công. Theo một nhà phân tích an ninh, “có hơn một chục biến thể khác nhau trong họ tên lửa Kalibr, khác nhau về bệ phóng, tầm bắn, cấu hình mục tiêu và tốc độ”.

Thứ hai, tên lửa Kalibr có thể được phóng từ nhiều nền tảng khác nhau, từ các tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ – phù hợp với Đội tàu Caspi – cho đến tàu ngầm. Do đó, tên lửa là một vũ khí rất linh hoạt, có thể tạo ra một danh sách dài các kịch bản hoạt động.

Thứ ba, tên lửa Kalibr có thể tạo thành một trụ cột quan trọng trong viễn cảnh tăng cường sức mạnh hàng hải của Nga với dự kiến đến năm 2024, Hải quân Nga sẽ có 85 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm với hơn 1.200 bệ phóng có khả năng khai hoả Kalibr.

Related posts

Ba tổng thống Mỹ đều mất mạng sau khi gặp mặt người đàn ông này

Tin Tức Đa Chiều

Thừa Thiên Huế: Thêm PGĐ Cảng hàng không quốc tế Phú Bài bị khởi tố

Tin Tức Đa Chiều

Ikea gắn camera bí mật theo dõi nhân viên trong nhà vệ sinh

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment