Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã thành lập một hội đồng thương mại và công nghệ nhằm tìm cách “viết ra các quy tắc” cho nền kinh tế toàn cầu, trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.
Trong động thái mới nhất chống lại Bắc Kinh, các quốc gia phương Tây tại G7, NATO và giờ đến lượt EU đang tập hợp thành lập liên minh xuyên Đại Tây Dương để chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Một tuyên bố chung giữa EU và Hoa Kỳ cho biết hội đồng sẽ tập trung vào việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu và thúc đẩy đổi mới chung trong các công nghệ quan trọng.
“Hợp tác trong [hội đồng] cũng sẽ hỗ trợ việc phối hợp trong các cơ quan đa phương và mở rộng hợp tác với các đối tác cùng chí hướng, với mục đích thúc đẩy mô hình dân chủ về quản trị kỹ thuật số,” tuyên bố viết.
“Đáng chú ý, chúng tôi cam kết xây dựng quan hệ đối tác EU – Hoa Kỳ về tái cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực bán dẫn nhằm tăng cường an ninh cung ứng của EU và Hoa Kỳ, cũng như năng lực thiết kế và sản xuất các chất bán dẫn hiện đại nhất và tiết kiệm tài nguyên nhất,” tuyên bố cho biết thêm.
Martijn Rasser, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương hiện đang làm việc cho Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết chương trình nghị sự của hội đồng nên “táo bạo và mở rộng”.
Ông đưa ví dụ về vấn đề đất hiếm. “Trung Quốc thống trị khai thác và chế biến đất hiếm, vấn đề này là cấp tính và rất rõ ràng. Giải pháp là sự kết hợp giữa đầu tư vào các mỏ mới và khả năng chế biến, nỗ lực hợp tác tái chế đất hiếm và nghiên cứu dài hạn về các giải pháp thay thế do con người tạo ra”.
Tại Hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Ba, Mỹ và EU đã đồng ý tạm dừng 5 năm đối với tranh chấp thương mại Boeing – Airbus kéo dài 17 năm, mặc dù các mức thuế từ thời TT Trump đối với thép và nhôm vẫn được giữ nguyên.
Phía Hoa Kỳ cho hay việc đình chỉ này sẽ cho phép cả hai bên tập trung vào việc giải quyết các hoạt động kinh tế và thương mại của Trung Quốc.
Một tờ thông tin của chính phủ Hoa Kỳ về nghị quyết có tiêu đề phụ là “Thỏa thuận tiếp cận của Hoa Kỳ và EU để giải quyết những thách thức chung từ Trung Quốc” và đề cập đến Trung Quốc bảy lần.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói với các phóng viên rằng việc đình chỉ có thể là một mô hình cho cách họ có thể làm việc cùng nhau để giải quyết “những thách thức khác do Trung Quốc đặt ra và cạnh tranh kinh tế phi thị trường”.
Tuy vậy, phiên bản của EU hoàn toàn không đề cập đến Trung Quốc, thay vào đó đề cập đến “các hoạt động phi thị trường của các bên thứ ba có thể gây hại cho các ngành máy bay dân dụng lớn của chúng tôi”.
Các nhà lãnh đạo EU như bà Ursula von der Leyen hay ông Charles Michel cũng không đề cập đến Trung Quốc trong một cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh.
Nhưng tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh đã chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.
“Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục phối hợp về các mối quan tâm chung của chúng tôi, bao gồm các vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Tân Cương và Tây Tạng; sự xói mòn của nền tự trị và dân chủ ở Hồng Kông; cưỡng chế kinh tế; các chiến dịch thông tin sai lệch; và các vấn đề an ninh khu vực,” tuyên bố viết.
“Chúng tôi vẫn quan tâm nghiêm túc đến tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng,” tuyên bố tiếp tục, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển.
Tin mới:
Máy bay Israel dội bom đạn xuống Gaza – xung đột tái bùng nổ?
Trung Quốc thách thức nói kháy Mỹ ‘ốm yếu’
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Indonesia mua 8 khinh hạm nhằm ứng phó Trung Quốc
Tuyên bố nhắc lại yêu cầu của G7 về một cuộc điều tra sâu hơn về nguồn gốc của đại dịch virus Vũ Hán mà “không bị can thiệp”.
Đáp lại, Trung Quốc đã cáo buộc Washington “đầu độc” mối quan hệ với EU và thúc giục khối duy trì sự độc lập của mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong cuộc họp báo hôm 15/6: “Hoa Kỳ đang tham gia vào việc vạch ra đường lối tư tưởng và một vòng tròn nhỏ chống lại Trung Quốc, nhưng lợi ích của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu là khác nhau.”
“Liên minh Châu Âu là một khối độc lập và các nước châu Âu có liên quan sẽ không bó buộc mình vào cỗ xe chống Trung Quốc của Mỹ,” ông Triệu tuyên bố.
Tin nóng:
Bắt đối tượng truy nã sau 37 năm lẩn trốn