Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Tranh cãi khi Trung Quốc tiếp tục ý tưởng siêu thuỷ điện khổng lồ là tại sao?

Vì sao TQ quyết xây đập thủy điện khổng lồ chưa từng có gần nơi từng bị động đất rất lớn. Kế hoạch xây dựng công trình thủy điện khổng lồ nằm sâu trong dãy Himalaya, Công trình này có thể khiến căng thẳng quốc tế leo thang.

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh.

Nằm sâu trong dãy Himalaya hùng vĩ, nơi ít người từng đặt chân đến, có một trong những kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc nhất trên hành tinh, theo News.com.au.

Trong hẻm núi sâu nhất và dài nhất thế giới, sông Yarlung Tsangpo dài 3.000km chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh, có một đoạn quay ngoắt 180 độ gọi là Great Bend (khúc uốn cong lớn).

Ở nơi đó với độ cao hơn 2.000 mét, Trung Quốc muốn tận dụng lợi thế về địa hình sườn dốc để xây công trình thủy điện khổng lồ chưa từng thấy.

Kế hoạch xây siêu đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo được Trung Quốc nêu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn (2021 – 2025). Siêu đập thủy điện mới có công suất gấp 3 lần đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử.

Đây được coi là một trong những kế hoạch tham vọng nhất của Trung Quốc, nằm trong chiến lược hướng đến việc loại bỏ hoàn toàn khí thải carbon vào năm 2060.

Tuy nhiên, kế hoạch trên được coi là quá nguy hiểm vì đập thủy điện được xây ở khu vực có địa hình hiểm trở và hẻo lánh, rất khó để đưa máy móc hạng nặng tới, chưa kể khu vực nằm gần nơi từng xảy ra các trận động đất lớn nhất trên thế giới. Trận động đất mạnh 8,6 độ richter xảy ra ở Tây Tạng năm 1950 khiến hơn 4.800 người chết. Sạt lở chết người cũng thường xuyên xảy ra ở khu vực này.

Siêu đập thủy điện có thể thổi bùng căng thẳng

Đoạn khúc uống cong lớn trên sông Yarlung Tsangpo ở khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Theo báo Úc News.com.au, kế hoạch xây siêu đập thủy điện của Trung Quốc có thể khiến căng thẳng leo thang giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tiến sĩ, Ruth Gamble, nhà sử học chuyên nghiên cứu khu vực Tây Tạng và Himalaya tại Đại học La Trobe ở Úc, nói trên ABC News rằng “Ấn Độ rất quan ngại về việc siêu đập thủy điện đóng vai trò như vũ khí của Trung Quốc”.

Bà Gamble nói về việc Trung Quốc kiểm soát nguồn nước sông Yarlung Tsangpo, khiến hạn hán và lũ lụt trở nên khó lường ở vùng hạ lưu.

Vị trí Trung Quốc muốn xây siêu đập thủy điện.

“Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn làm như vậy, nhưng Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế lớn một khi siêu đập thủy điện được xây dựng. Phía Ấn Độ tỏ ra hết sức quan ngại”, bà Gamble nói.

Các chuyên gia cũng nhắc đến việc dự án ảnh hưởng đến một trong những khu vực đa dạng sinh học bậc nhất thế giới, làm thay đổi đời sống của người dân ở Tây Tạng và những cộng đồng sống ở vùng hạ lưu.

Sông Yarlung Tsangpo được gọi là Brahmaputra khi chảy qua lãnh thổ Ấn Độ, cung cấp 30% lượng nước cho quốc gia này. Có những lo ngại rằng siêu đập thủy điện có thể hạn chế nguồn nước cung cấp cho Ấn Độ tới 60%, theo News.com.au.

Vì sao Trung Quốc quyết xây siêu đập thủy điện?

Đối với Trung Quốc, dự án xây siêu đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo là điều không hề dễ dàng, theo News.com.au.

An ninh nguồn nước được cho là lý do chính khiến Trung Quốc quyết xây siêu đập thủy điện.

Các kỹ sư Trung Quốc đề xuất khoan một đường hầm dưới ngọn núi cao gần 8km để xây một nhà máy thủy điện ở phía dưới. Thách thức đối với dự án được so sánh với việc lần đầu đưa người đặt chân lên Mặt trăng, hoặc thậm chí là điều không thể.

Ngoài việc đạt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn khí thải carbon vào năm 2060, các chuyên cho rằng Trung Quốc còn có lý do khác để quyết tâm xây siêu đập thủy điện.

Tin mới:

Người sáng lập chi nhánh của BLM rời khỏi tổ chức vì phát hiện ‘sự thật xấu xa’

Tội phạm tình dục vượt biên trái phép vào Mỹ tăng đột biến

Rùng mình cảnh thả xác bệnh nhân Covid-19 xuống sông

Connor Dilleen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, nói Trung Quốc muốn tăng cường an ninh nguồn nước. Trung Quốc chiếm tới 20% dân số thế giới nhưng chỉ kiểm soát 7% nguồn nước ngọt.

Lượng nước sử dụng trong các hộ gia đình Trung Quốc tăng gấp 11 lần và gấp 3 lần trong các lĩnh vực công nghiệp, giai đoạn từ năm 1980 – 2010. Nhưng lượng nước tính trên đầu người ở Trung Quốc chỉ bằng 1/4 so với mức trung bình của thế giới, Dilleen cho biết.

80% nguồn nước của Trung Quốc nằm ở miền nam, trong khi một nửa dân số và 2/3 diện tích đất nông nghiệp nằm ở phía bắc. “Trung Quốc đặt vấn đề an ninh nguồn nước quan trọng tương đương thúc đẩy năng lượng sạch”, ông Dilleen giải thích.

“Trong tương lai, siêu đập thủy điện có thể được tích hợp vào dự án vận chuyển nước từ phía Nam lên phía Bắc của Trung Quốc”, ông Dilleen nói thêm. “Dự án được thiết kế để giải quyết vấn đề thiếu nước ở phía bắc bằng cách vận chuyển nước qua hệ thống kênh đào dài 1.500km”.

Tin nóng:

Sự thực của việc bà Phương Hằng cáo ốm huỷ livestream

Cho ‘mướn’ phòng 2 năm không kiểm tra, chủ nhà bị sốc khi chứng kiến cảnh tượng bên trong

Related posts

Công dân Trung Quốc lo sợ vì tivi có thể giám sát mọi thiết bị trong nhà

Tin Tức Đa Chiều

Giáo sư Harvard, mở rộng Tối cao Pháp viện là thảm họa

Tin Tức Đa Chiều

Tại sao nhiều công ty nước ngoài vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment