Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Quốc gia ở Tây Phi bị chỉ trích vì bán rừng nhiệt đới cho Trung Quốc xây cảng

Chính quyền Sierra Leone, một quốc gia ở Tây Phi đã bị người dân và các nhóm nhân quyền cũng như các nhà bảo vệ môi trường chỉ trích sau khi thông tin họ ký thỏa thuận 55 triệu USD với Trung Quốc cho phép Bắc Kinh xây dự án trên 100 hecta biển và rừng được bảo hộ.

Theo Guardian, những bãi cát vàng và đen của bãi biển Black Johnson bao quanh công viên quốc gia Bán đảo Western Area, là nơi sinh sống của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm linh dương duiker và tê tê. Vùng biển này có nhiều cá mòi, cá nhồng và cá mú, do người dân đánh bắt cung cấp 70% lượng cá cho thị trường nội địa.

Tuy nhiên, sau khi các báo cáo về một nhà máy bột cá do Trung Quốc sắp xây dựng trên khu vực này bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội, một tuyên bố dường như của Bộ Thủy sản Sierra Leonean đã xác nhận thỏa thuận này, nhưng phủ nhận việc xây dựng “nhà máy bột cá”. Dự án này sẽ là cảng cá cho tàu đánh bắt cá ngừ và các loại cá lớn để xuất khẩu ra thị trưởng quốc tế. Dự án còn bao gồm “bộ phận xử lý chất thải, để tái chế chất thải biển và các loại chất thải thành sản phẩm hữu ích”.

Chính quyền Sierra Leone cho biết bãi biển Black Johnson là nơi “phù hợp nhất” với dự án trên. Để bồi thường cho chủ sở hữu đất bị tác động, Bộ Tài chính nước này đã dành ra khoản tiền tương đương hơn 1,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, thỏa thuận của chính quyền bị nhiều người làm công tác bảo vệ môi trường, chủ sở hữu đất, và các nhóm vận động cho là “thảm họa sinh thái và nhân loại khủng khiếp”.

“Nếu họ làm thế, nước ở đây sẽ bẩn vì dầu máy và nhiều tiếng ồn, tàu đánh cá sẽ có mặt ở khắp nơi”, Tito Gbandewa, chủ sở hữu công ty du lịch sinh thái trên Black Johnson và sở hữu 1,2 hecta đất ở đây, nói.

James Tonner, người sở hữu đất tại Black Johnson cho biết sẽ là “thảm họa cho đất nước và hành tinh”.

Tonner cho biết, nó sẽ phá hủy rừng nhiệt đới nguyên sinh, cướp đoạt nguồn cá và gây ô nhiễm khu vực sinh sản của cá và một số hệ sinh thái.

Tiến sĩ Sama Banya, chủ tịch danh dự Hội Bảo tồn Sierra Leone, cũng cho rằng dự án trên sẽ có tác động “thảm họa” đối với nền du lịch và ngành ngư nghiệp.

Hai nhóm chiến dịch pháp lý tại Sierra Leone yêu cầu cung cấp nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án. Họ cũng đòi được xem bản sao thỏa thuận trợ cấp giữa Trung Quốc và Sierra Leone.

Trước phản ứng người dân, Bộ trưởng Thủy sản Jalloh cho biết “đất nước phải phát triển và có người phải hy sinh”.

Bà Jalloh nói: “Tôi không nói mọi chuyện sẽ hoàn hảo 100%, nhưng chúng tôi sẽ bảo đảm mọi thứ gần hoàn hảo”. Bà này cũng nói rằng mọi người đang làm ồn ào chuỵện này.

Related posts

Thôi rồi Pháp ơi! – Mỹ tàn bạo ra đòn hạ gục đồng minh, Paris choáng váng sốc nặng

Tin Tức Đa Chiều

Giám đốc Công an An Giang tố chủ tịch tỉnh ‘đem súng đạn trấn áp người về quê’

Tin Tức Đa Chiều

Mỹ: Gần 1.000 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin Covid

Leave a Comment