Gần đây, ngày càng nhiều tổ chức truyền thông chính thống Mỹ liên kết virus COVID-19 với hoạt động liên quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một báo cáo mới từ Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra vào năm ngoái, ĐCSTQ đã hủy cuộc họp trực tuyến với Mỹ về vũ khí sinh học liên quan đến họ, qua đó càng củng cố thêm nghi vấn ĐCSTQ đang âm thầm thúc đẩy vũ khí sinh học.
Ngày 25/4, Washington Times đưa tin, theo báo cáo thường niên năm 2021 được Bộ Ngoại giao Mỹ mới đưa ra về việc tuân thủ thỏa thuận vũ khí sinh học, giới chức ĐCSTQ đã không tham dự cuộc họp với lý do kỹ thuật không được nêu cụ thể. Trong 4 năm qua, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh từ chối gặp giới chức Mỹ để thảo luận về cáo buộc Trung Quốc vi phạm “Công ước Vũ khí Sinh học” (Biological Weapons Convention) có hiệu lực từ 1975, điều này làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh đang nghiên cứu vũ khí vi sinh hoặc virus gây chết người.
Có thêm thông tin tình báo mới về nghiên cứu của Trung Quốc?
Báo cáo năm 2020 của Mỹ nghi ngờ ĐCSTQ có hoạt động “tiềm ẩn” ứng dụng quân sự, nhưng báo cáo năm 2021 bỏ từ “tiềm ẩn”, cho thấy họ có phát hiện thông tin tình báo mới về nghiên cứu của Trung Quốc.
Nguồn thông tin mới có thể là từ một bác sĩ quân y Trung Quốc vào năm ngoái đã đào tẩu sang một nước châu Âu, đã trình bày chi tiết về kế hoạch chiến tranh sinh học của Bắc Kinh. Tháng 9 năm ngoái Washington Times đã đưa tin này.
Việc ĐCSTQ hủy bỏ “Hội nghị Chiến tranh Sinh học” càng gây thêm nghi ngờ virus gây đại dịch viêm phổi Vũ Hán toàn cầu hiện nay là do rò rỉ từ hoạt động nghiên cứu liên quan đến quân sự của Trung Quốc tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Truyền thông Anh tiết lộ manh mối mới về nguồn gốc COVID-19
Báo cáo năm 2021 đã xem xét vấn đề Mỹ và các quốc gia đã ký kết và tuân thủ thỏa thuận quốc tế về phổ biến hạt nhân, vũ khí hóa học và sinh học cũng như thử nghiệm tên lửa. Báo cáo đã đưa ra những bình luận chỉ trích đối với các quốc gia như Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, Syria, Nga.
Trong tháng này, Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines đã thông báo cho Quốc hội Mỹ rằng vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm virus là một trong hai giả thuyết dẫn đến nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19. Giả thuyết nữa là sự nhảy vọt của virus từ dơi sang động vật chủ nào đó rồi lại sang người, mặc dù cho đến nay vẫn chưa tìm thấy vật chủ nào.
Nhiều nhà khoa học đã bác bỏ ý tưởng loại virus này được thiết kế làm vũ khí sinh học, nhưng cũng có nhiều nhà khoa học khác và một số quan chức Mỹ cho biết giả thuyết đó không nên bỏ qua vì số lượng ngày càng nhiều bằng chứng bí mật về kế hoạch chiến tranh sinh học quân sự của ĐCSTQ.
Vào tháng 12 năm ngoái, chuyên gia về kế hoạch chiến tranh sinh học của ĐCSTQ và Trung tá người Israel đã nghỉ hưu là Dany Shoham đã công bố bài viết cho rằng khả năng virus COVID-19 tạo ra trong phòng thí nghiệm là cao hơn từ tự nhiên, tự phát.
Bắc Kinh từ lâu đã phủ nhận rằng Phòng Thí nghiệm Vũ Hán có thể là nguồn gốc của đại dịch toàn cầu, và người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc đã không trả lời bình luận.
Báo cáo nghi ngờ ĐCSTQ đang bí mật triển khai hoạt động liên quan vũ khí sinh học. Quân đội của ĐCSTQ đã thực hiện các hoạt động sinh học cho cả mục đích quân sự và dân sự, những hoạt động này khiến mọi người chú ý đến liệu ĐCSTQ có tuân thủ Điều 1 của “Công ước về Vũ khí Sinh học” hay không. Điều khoản này ràng buộc nước ký kết “trong mọi trường hợp” tuyệt đối không được sản xuất vi sinh vật hoặc tác nhân sinh học vì mục đích không hòa bình, và cấm các nước ký kết sản xuất vũ khí hoặc hệ thống phân phối các tác nhân sinh học hoặc chất độc.
Trung Quốc đã ký công ước vào năm 1984.
Báo cáo chỉ ra, do các mối đe dọa sinh học tiềm tàng, Mỹ rất lo ngại về tính chuẩn mực đối với nghiên cứu và phát triển virus trong các cơ sở quân y của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc có hơn 40 cơ sở nghiên cứu, đã luôn bị nghi ngờ tham gia vào công việc bí mật liên quan đến chế tạo vũ khí sinh học. Năm ngoái, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tiết lộ rằng cuộc chiến sinh học bí mật của ĐCSTQ bao gồm các loại vũ khí được tạo ra với mục tiêu nhắm vào chủng tộc nhất định, quan chức nhấn mạnh tiềm năng nhắm vào dân tộc thiểu số (ở Trung Quốc).
Cựu điều tra viên Mỹ tin rằng virus corona có thể là tai nạn vũ khí sinh học của TQ
Diêm Lệ Mộng: Virus Vũ Hán là vũ khí sinh học không giới hạn
Quân nhân đào thoát tiết lộ thông tin về vũ khí sinh học của ĐCSTQ
Minh chứng chính quan chức quân sự ĐCSTQ
Tuyên bố khác của quan chức quân sự ĐCSTQ càng ủng hộ thông tin tình báo của Mỹ về vũ khí chiến tranh sinh học.
Năm 2017, tướng nghỉ hưu Trương Thế Ba (Zhang Shibo) của ĐCSTQ đã viết trong một cuốn sách rằng những tiến bộ trong công nghệ sinh học đã làm tăng nguy cơ sử dụng vũ khí sinh học tấn công, bao gồm cả vũ khí sinh học nhằm thực hiện “tấn công di truyền nhắm vào một chủng tộc nào đó”.
Chuyên gia: ĐCSTQ thu thập DNA toàn cầu là có âm mưu thâm độc
Tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào năm 2011, một quan chức ĐCSTQ lần đầu tiên chính thức đệ trình tài liệu bày tỏ lo ngại đối với vũ khí sinh học của Bắc Kinh nhắm vào các nhóm người cụ thể là nhóm dân tộc nào đó. Trên cơ sở cuộc họp của 12 nước vào năm 2011 về “Công ước về Vũ khí Sinh học”, những lo ngại này đã được nêu ra trong hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc.
Theo báo cáo, giới phân tích chính trị Mỹ không cho rằng ĐCSTQ đã hủy bỏ hoàn toàn kế hoạch chiến tranh sinh học theo yêu cầu của Công ước. Chương trình vũ khí sinh học nhằm mục đích tấn công của ĐCSTQ bắt đầu từ những năm 1950 và kéo dài đến những năm 1980. Những người chỉ trích cho rằng Bắc Kinh đã không tiết lộ chi tiết theo yêu cầu của Công ước.
Báo cáo chỉ ra khả năng Trung Quốc “vũ khí hóa” độc tố botulinum và các mầm bệnh như bệnh than, bệnh tả và bệnh dịch hạch.
Giới phân tích tình báo Mỹ cho rằng ĐCSTQ có thể không làm theo quy định được đưa ra trong Công ước liên quan “cấm phát triển, sản xuất hoặc lưu trữ các tác nhân sinh học hoặc chất độc vì mục đích phi hòa bình”.
Tháng này lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp một nghiên cứu về vũ khí sinh học quân sự của ĐCSTQ.
Nghiên cứu bao gồm tổng quan về Viện Virus học Vũ Hán, trong đó có khu phức hợp với phòng thí nghiệm an toàn và được biết là tham gia vào nghiên cứu về coronavirus dơi, chẳng hạn như coronavirus dơi gây ra COVID-19. Lời giới thiệu chỉ ra ĐCSTQ “cực kỳ bị ám ảnh bởi bí mật và sự kiểm soát gây thiệt hại cho sức khỏe cộng đồng ở Trung Quốc và thế giới”.
Nghiên cứu lần đầu tiết lộ vào mùa thu năm 2019 một số nhà nghiên cứu từ Viện virus học Vũ Hán bị các triệu chứng giống COVID-19.
“Điều này đặt câu hỏi về tuyên bố công khai của nhà nghiên cứu Thạch Chính Lệ từng làm việc tại Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, cô chỉ ra rằng “ca bệnh số 0” của virus SARS-CoV-2 hoặc virus có liên quan đến SARS là các nhân viên và sinh viên của phòng thí nghiệm. Sự lây nhiễm tình cờ trong phòng thí nghiệm đã gây ra cho Trung Quốc và các vùng khác nhiều đợt bùng phát virus, bao gồm cả đợt bùng phát dịch SARS ở Bắc Kinh vào năm 2004, khiến 9 người bị nhiễm bệnh và 1 người tử vong”, lời giới thiệu viết.
Báo cáo cũng cho biết từ năm 2016 các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Phòng Thí nghiệm Vũ Hán đã không ngừng tiến hành thí nghiệm trên một loại virus có tên là RaTG13, là một loại virus corona dơi rất giống với virus COVID-19.
Báo cáo cho biết: “Phòng Thí nghiệm Vũ Hán có hồ sơ công khai về việc tiến hành nghiên cứu về ‘tăng cường chức năng’ của các virus chức năng chimeric. Tuy nhiên, hồ sơ nghiên cứu của Phòng Thí nghiệm Vũ Hán trong việc nghiên cứu các loại virus tương đồng nhất với virus COVID-19 (bao gồm cả RaTG13) không minh bạch hoặc không nhất quán, virus này được lấy mẫu từ một hang động ở tỉnh Vân Nam vào năm 2013 sau khi một số thợ mỏ chết vì bệnh tương tự như SARS.”
Nhưng báo cáo điều tra chung của Tổ chức Y tế Thế giới và ĐCSTQ về nguồn gốc của virus COVID-19 đã không đề cập đến các sự kiện do Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, đã kết luận thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “rất không có khả năng”, hiện không đáng để tiếp tục đào sâu vào truy vấn quan điểm đó.
Nhìn lại toàn cảnh tình hình
ĐCSTQ luôn kiên quyết phủ nhận virus đến từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. Chiều ngược lại, những người chỉ trích cho rằng ĐCSTQ đang lan truyền thông tin sai lệch về nguồn gốc của virus: giới chức ĐCSTQ ngụ ý rằng virus có nguồn gốc từ các phòng thí nghiệm của Mỹ, được đưa đến Trung Quốc thông qua các chuyến thăm của quân đội Mỹ; ngoài ra Bắc Kinh cũng cáo buộc khả năng virus này xâm nhập vào Trung Quốc thông qua bao bì thực phẩm đông lạnh, điều mà các chuyên gia cho rằng khó có thể xảy ra.
Trước thực trạng, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy cuộc điều tra chi tiết và triệt để, bao gồm những vấn đề mập mờ điều chỉnh hồ sơ công việc tại Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. Thông tin cũng cho biết từ năm 2017, Phòng Thí nghiệm Vũ Hán đã tiến hành các nghiên cứu quân sự bí mật lớn, bao gồm cả các thí nghiệm trên động vật.
Báo cáo nhấn mạnh lâu nay, Mỹ đã luôn công khai bày tỏ lo ngại về hoạt động trong quá khứ của ĐCSTQ liên quan vấn đề vũ khí sinh học, dù Công ước về vũ khí sinh học quy định các nghĩa vụ rõ ràng dành cho họ nhưng không thể yên tâm về những động thái thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong thực thi.
Năm 2015 Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Mỹ đã cung cấp hơn 3 triệu đô la Mỹ tài trợ cho Viện Virus Vũ Hán (WIV) thông qua tổ chức EcoHealth Alliance ở New York. Tháng 4/2020 chính quyền Trump đã cắt khoản tài trợ này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ và các nhà tài trợ tài trợ cho hợp tác nghiên cứu khoa học của Viện Virus Vũ Hán có quyền và nghĩa vụ xác định xem có bất kỳ quỹ nghiên cứu khoa học nào của Mỹ bị sử dùng cho dự án Phòng Thí nghiệm Vũ Hán của quân đội ĐCSTQ hay không.
Báo cáo cho rằng Viện Virus Vũ Hán đã có những động thái nhằm che giấu vấn đề nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc.