Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Nghiên cứu: Liều vắc xin thứ nhất của Sinovac Trung Quốc chỉ có 3% khả năng bảo vệ

Hơn 35% dân số Chile tại Nam Mỹ đã được tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Sinovac phát triển. Tuy nhiên, tình dịch bệnh của nước này không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây. Một nghiên cứu mới nhất của Đại học Chile cho thấy, liều vắc-xin Sinovac đầu tiên của Trung Quốc không thể ngăn ngừa lây nhiễm và khả năng bảo vệ chỉ đạt 3%, tờ South China Morning Post đưa tin.

Theo South China Morning Post, báo cáo nghiên cứu của Đại học Chile phát hiện ra rằng, sau khi tiêm liều vắc-xin đầu tiên, trong vòng 28 ngày trước khi tiêm liều thứ hai, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin Sinovac đối với người tiêm chủng chỉ đạt 3% – chỉ tương đương với biên độ sai số của loại nghiên cứu này.

Điều này có nghĩa là những người tiêm liều vắc-xin đầu tiên vẫn dễ bị nhiễm trùng như những người chưa tiêm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khả năng bảo vệ của vắc-xin Sinovac chỉ đạt 27,7% trong hai tuần đầu tiên sau khi tiêm liều thứ hai, con số này sẽ tăng lên 56,5% sau 2 tuần tiếp theo.

Sau khi điều tra tác dụng của vắc-xin Sinovac của Trung Quốc và vắc-xin Pfizer của Mỹ, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, tác dụng của vắc-xin Sinovac trên thực tế đạt 54%, về cơ bản phù hợp với kết quả thử nghiệm lâm sàng 50,4% ở Brazil, vừa đủ để đạt ngưỡng hiệu quả của vắc-xin do các cơ quan quản lý toàn cầu đề xuất. Trong khi đó, hiệu quả của vắc-xin Pfizer được ước tính đạt khoảng 94%, theo một nghiên cứu của Israel.

Tờ Zaobao đưa tin, khoảng 15,2 triệu cư dân Chile đã được tiêm chủng vắc-xin, trong đó 7,07 triệu người đã được tiêm một liều vắc-xin, 4,04 triệu người đã được tiêm hai liều. Được biết, có 93% người đã tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khoảng một tháng trở lại đây, số trường hợp được xác nhận trên cả nước Chile không ngừng gia tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có hơn một triệu người bị nhiễm dịch.

Cách đây vài ngày, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Chile- Katherine Martorell đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, bắt đầu từ ngày 5/4, trừ khi có trường hợp khẩn cấp, công dân Chile và cư dân nước ngoài sẽ bị cấm xuất nhập cảnh để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Trên thực tế, vắc-xin Sinovac không chỉ bị nghi ngờ về khả năng bảo vệ mà còn xảy các ra sự cố đáng tiếc.

Tại Hồng Kông, kể từ khi người dân được tiêm chủng đại trà, chỉ trong vòng 33 ngày, đã có 12 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin Sinovac.

Tại Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và một số nước khác, số ca nhiễm được xác nhận vẫn chưa có dấu hiệu sụt giảm, bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều tác dụng phụ.

Không chỉ vắc-xin Sinovac, mà 5 loại vắc-xin do Trung Quốc phát triển đều chưa được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt, hơn nữa, họ cũng không có dữ liệu thử nghiệm lâm sàng minh bạch.

Đào Lê Nạp, chuyên gia về vắc-xin Trung Quốc đã tiết lộ trên các nền tảng xã hội vào ngày 5/1 rằng, có tới 73 tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng, vắc-xin Trung Quốc là “vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới”.

Related posts

Cô vợ trẻ nghi đầu độc chồng đại gia hơn 55 tuổi mất trắng

Tin Tức Đa Chiều

Mỹ khai triển ‘Chiến tranh nhận thức’, Bắc Kinh bị kích động

Tin Tức Đa Chiều

Tình hình nóng đại dịch Covid 19 tại VN sáng 22/7

Science

Leave a Comment