Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Folks: Cánh tả sử dụng chiêu bài phân biệt chủng tộc với người bất đồng quan điểm

Tác giả Jeffrey Folks đã có bài bình luận với tựa đề “Khi mọi người đều là kẻ theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” đăng trên American Thinker để phân tích về cách đảng Dân chủ sử dụng chiêu bài phân biệt chủng tộc khi muốn tấn công những người bất đồng quan điểm.

Trong một thời gian dài, những người theo chủ nghĩa tự do đã cáo buộc phe bảo thủ là những người theo thuyết âm mưu. Nếu bạn nói bất cứ điều gì về Hunter Biden, con trai TT Joe Biden, bạn sẽ bị gọi là “kẻ theo thuyết âm mưu”. Nếu bạn thúc giục thống đốc Andrew Cuomo từ chức, bạn sẽ bị gọi là “kẻ theo thuyết âm mưu”.

Tác giả cho rằng bây giờ mọi chuyện còn tồi tệ hơn khi những người bảo thủ bị gán cho cái mác “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng”. Những người bảo vệ quy trình cải cách bỏ phiếu nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của bầu cử sẽ bị coi là “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng”. Ông lập luận, đối với cánh tả, bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào ủng hộ luật bầu cử mới được thiết kế nhằm ngăn chặn hành vi gian lận cử tri và từ chối quyền lực của Đảng Dân chủ, đều là “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng”.

Đối với đảng Dân chủ, họ nhìn thấy “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” ở bất cứ đâu – như tờ New Republic năm 2017 từng gọi chương trình nghị sự kinh tế của cựu TT Trump nhằm trả lại công ăn việc làm cho dân Mỹ là “chủ nghĩa da trắng tối thượng”. Hoặc những lời cáo buộc rằng ông Trump phớt lờ mối quan hệ bị cáo buộc giữa cảnh sát và “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” hay mối quan hệ giữa chủ nghĩa bảo thủ và “chủ nghĩa da trắng tối thượng”.

Ông Folks cho rằng, những người tự do đã đi tới cực đoan. Theo đó, bất cứ ai không đồng ý với quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do đều là người theo “chủ nghĩa da trắng tối thượng”.

Thật dễ dàng để buộc tội ai đó là “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” vì rất khó để chứng minh được mệnh đề phủ định. Sau khi đã bị buộc tội, nếu người đó thường xuyên bị [báo chí hoặc người khác] buộc tội phân biệt chủng tộc, lời buộc tội sẽ có thể bám riết lấy người đó ngay cả khi không có căn cứ gì.

Trong một cuộc thăm dò năm 2019, 57% người Mỹ đồng ý rằng Tổng thống Trump là người theo “chủ nghĩa da trắng tối thượng”. Tác giả lập luận rằng, các phương tiện truyền thông đã làm việc ngày đêm để hình thành quan niệm này trong tâm trí của công chúng, bây giờ giới truyền thông vẫn sử dụng thủ đoạn này để tấn công những người chống đối chính quyền Biden.

Các lời buộc tội chống lại những người bảo thủ xuất hiện hàng ngày trên hàng nghìn phương tiện truyền thông cánh tả. Giờ đây, việc buộc tội bất kỳ ai tự hào về nước Mỹ – bất kỳ ai ngưỡng mộ George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln (chưa nói gì đến Reagan hoặc Trump) là người “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” độc ác là điều hết sức bình thường.

Thuật ngữ “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” là chiến thuật cổ điển để mở rộng định nghĩa rằng một thứ gì đó là kỳ quặc trừ khi nó phù hợp với cách nghĩ của chính bạn. Nó tương đương với việc bạn gán cho đối thủ của mình là “phát-xít” chỉ vì họ phản đối ý tưởng của bạn, cũng giống như việc buộc tội chủ nghĩa phát-xít, mục đích là khiến đối thủ phải im lặng mà không cần phải tranh luận với anh ta. Bởi vì một khi bạn tranh luận với đối thủ, bạn có thể phát hiện ra rằng mình đã sai.

Như Orwell (tác giả cuốn Trại Súc vật) hiểu rõ ràng, những lời hùng biện như vậy có thể có hiệu quả. Khi bạn tạo ra một lời nói dối, lặp lại nó nhiều lần thì có vẻ như nó đã trở thành sự thật.

Như Orwell đã sớm nhận ra, ngôn ngữ chính trị của cánh tả dựa trên những cáo buộc mơ hồ và sự ngụy biện có chủ ý. Trong thời đại này, có cách nào khôn khéo hơn là sử dụng lời buộc tội về “người da trắng tối thượng”?

Hầu hết người dân Mỹ đồng ý rằng tư tưởng phân biệt chủng tộc cho rằng người da trắng cao cấp hơn là điều xấu, nhưng thực tế là có rất ít người theo “chủ nghĩa da trắng tối thượng” xung quanh chúng ta. Vì vậy, tác giả lập luận, việc buộc tội ai đó phân biệt chủng tộc mà không có cơ sở trên thực tế là một sai lầm nghiêm trọng – đó là một tội ác, một sự vu khống hoặc bôi nhọ. Tuy nhiên, đối với nhiều người theo chủ nghĩa tự do, việc tấn công đối thủ bằng những lời hùng biện như gọi họ là “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” cũng tương đương với việc nói “Tôi không thích bạn”.

Những người cánh tả thường sử dụng những lời lẽ cực đoan như vậy để làm chệch hướng sự chú ý khỏi sự kém cỏi và vấn đề tham nhũng của chính họ. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên Biden đã khoe khoang những gì ông sẽ đạt được trong “100 ngày đầu tiên”. Tác giả cho rằng cái gọi là “thành tích 100 ngày” của ông Biden chỉ là một dự luật kích thích mang đầy những khoản chi trả chính trị cho các khu vực bầu cử quan trọng và một cuộc khủng hoảng biên giới.

Ông dự đoán, 100 ngày tiếp theo của nhiệm kỳ Biden có vẻ sẽ tồi tệ hơn. Vào tháng Bảy, hầu hết người Mỹ sẽ được tiêm phòng, phần lớn là nhờ Chiến dịch Thần tốc của Tổng thống Trump trước đây. Tuy nhiên, theo những dự đoán đáng tin cậy, cuộc khủng hoảng biên giới sẽ trở nên tồi tệ hơn [vào thời điểm đó], kèm theo đó là những nghi vấn về nền kinh tế dựa trên tính không bền vững của thâm hụt liên bang.

Ông Biden từ chối kêu gọi thống đốc Cuomo từ chức, điều mà nhiều người tin rằng phải diễn ra sớm hơn. Và ông Biden có thể ngày càng ít xuất hiện trước công chúng, ít tham gia vào các cuộc họp báo thực tế. Thậm chí nếu ông tổ chức họp báo thì các câu hỏi của phóng viên cũng sẽ được nộp trước và chính quyền cũng sẽ hạn chế những phóng viên được tham gia họp báo.

Ông Folks cho rằng, những luận điệu về chủ nghĩa da trắng tối thượng đã mở ra một con dốc trơn trượt, theo đó cuối cùng người ta có thể bị buộc tội phân biệt chủng tộc chỉ vì “tội” là người da trắng, và chắc chắn là vì “tội” là người da trắng ở miền Nam.

Bà Kamala Harris cũng giở chiêu bài chủng tộc với chính ông Biden trong cuộc tranh luận tranh cử chức ứng viên tổng thống Dân chủ của cả hai. Chỉ vì ông Biden là người da trắng và phản đối việc đi xe buýt với lý do chính đáng, ông ta bị coi là một kẻ phân biệt chủng tộc.

Theo tác giả, có lẽ, bà Harris sẽ không thể buộc tội một người da đen phản đối việc đi xe buýt như nhiều người khác làm. Sau đó, trong suốt chiến dịch tranh cử, bà Harris liên tục nhắc đến Tổng thống Trump như một người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng hoặc có quan hệ hoặc có thiện cảm với những người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng.

Ông Folks đưa ra giả định rằng, phó TT Harris bây giờ không còn coi Tổng thống Biden là một kẻ phân biệt chủng tộc nữa. Tuy nhiên, vào thời điểm bà muốn loại bỏ ông Biden khỏi chức vụ, có lẽ bà ấy sẽ tiếp tục giở chiêu bài chủng tộc một lần nữa.

Hiện tại, bà Harris buộc tội bất kỳ ai khác cản đường bà. Sự so sánh của bà giữa Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ ICE với Hội cổ xúy thuyết da trắng thượng đẳng KKK đã đưa luận điệu về “người da trắng thượng đẳng” vào cuộc thảo luận về khủng hoảng biên giới.

Giới cánh tả cũng nhanh tay “chụp mũ” cho những người phản đối kịch bản của họ là “người da trắng thượng đẳng”. Tác giả nêu ra ví dụ như việc xét xử lại kẻ giết George Floyd, vụ xả súng vào các tiệm mát-xa của người Mỹ gốc Á ở khu vực Atlanta, [người bất đồng quan điểm] chống lại việc mở rộng luật kiểm soát súng liên bang sau một số vụ xả súng hàng loạt gần đây. Bất kỳ ai phản đối đường lối của cánh tả sẽ ngay lập tức bị mô tả là “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng”.

Cuối cùng ông kết luận, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn và những người phản đối sẽ bị buộc tội “theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” nhiều hơn. Cánh tả đã bịt miệng đối thủ của họ bằng cách dán cho đối thủ cái nhãn tồi tệ nhất – “người theo chủ nghĩa da trắng tối thượng” – sau đó [khiến thanh danh của đối thủ đi xuống], đẩy đối thủ vào nhóm người không có quyền lên tiếng.

Tác giả Jeffrey Folks là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo về văn hóa Mỹ bao gồm Heartland of the ImaginationBài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Related posts

Dương Khiết Trì ‘trút giận’ vô lý lên nữ phiên dịch viên

Tin Tức Đa Chiều

Rocket Hamas xuyên thủng lá chắn Vòm Sắt Israel

Bộ Ngoại giao Mỹ treo cờ Black Lives Matter kỷ niệm 1 năm ngày George Floyd thiệt mạng

Leave a Comment