The Epoch Times, các trợ lý của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 5/4 đã chỉ trích Trung Quốc vì đã thả hàng trăm tàu của nước tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong một tháng, điều này có thể dẫn đến “những hành động thù địch không mong muốn”, cố vấn pháp lý của ông cảnh báo.
Ông Duterte thường miễn cưỡng đối đầu với Trung Quốc. Ông thậm chí còn khiến người dân Philippines tức giận khi từ chối thúc ép Trung Quốc tôn trọng phán quyết trọng tài mang tính bước ngoặt năm 2016 nêu rõ các quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), có thể giúp nước này giành lại quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough.
Hôm thứ Hai, luật sư Salvador Panelo của ông Duterte gọi sự hiện diện kéo dài của các tàu Trung Quốc là “xâm phạm lãnh thổ” và nói với chính quyền Bắc Kinh rằng: “Chúng ta có thể đàm phán về các vấn đề cùng quan tâm và cùng có lợi, nhưng đừng nhầm lẫn về điều đó – chủ quyền của chúng tôi là không thể thương lượng”.
Người phát ngôn của ông Duterte, Harry Roque đã lặp lại quan điểm này vào cuối ngày hôm đó và nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi sẽ không từ bỏ dù chỉ một inch lãnh thổ quốc gia hoặc vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi”.
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông với hơn 250 tàu cá của Trung Quốc, được cho là có lực lượng dân quân đóng giả làm thủy thủ, neo đậu xung quanh sáu khu vực, và các tàu chiến của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Canada và Nhật Bản ở gần đó.
Căng thẳng
Theo Sáng kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) của Trung Quốc, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt được quan sát là đã đi vào Biển Đông cùng với tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS Russell và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill lớp Ticonderoga vào ngày 4/4.
SCSPI hôm 1/4 đưa tin, tàu chiến lớp Anzac của Australia, tàu chiến lớp Halifax HMCS Calgary của Canada và tàu khu trục Akebono của Nhật Bản cũng đang di chuyển trong vùng biển tranh chấp.
Chính phủ Philippines hôm thứ Tư cho biết khoảng 250 tàu cá của Trung Quốc, cùng với ít nhất bốn tàu hải quân, đang neo đậu cạnh nhau tại 6 khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Các tàu này đã được nhìn thấy ở quần đảo kể từ ngày 7/3. Đầu tiên chúng neo đậu cạnh nhau trên bãi đá ngầm Whitsun. Hơn 200 tàu trong số đó đã chuyển đến các khu vực khác sau khi chính phủ Philippines lên án vào cuối tháng Ba.
Ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết trong tuyên bố của mình rằng 44 tàu cá Trung Quốc vẫn đang neo đậu trên bãi đá ngầm Whitsun.
Sự chỉ trích
Sự tồn tại của các tàu Trung Quốc đã khiến Philippines tức giận. Chính quyền Manila đã chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong những tuần qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana nói trong tuyên bố hôm Chủ nhật (4/4), “Sự hiện diện liên tục của các lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc trong khu vực cho thấy ý định của họ là tiếp tục chiếm đóng ở Biển Tây Philippines (tên Biển Đông của Philippines)”.
Ông Lorenzana nói thêm, “Họ đã làm điều này [chiếm các khu vực tranh chấp] trước đây tại Bãi cạn Panatag hoặc Bajo de Masinloc và tại bãi đá ngầm Panganiban, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Philippines và các quyền chủ quyền theo luật pháp quốc tế”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hôm 22/3 tuyên bố rằng các tàu thuyền đang trú ẩn khi biển động, và ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi đá ngầm Whitsun trong nhiều năm.
Vào ngày 5/4, Bộ Ngoại giao Philippines đã bác bỏ bãi đá ngầm Whitsun là ngư trường truyền thống của Trung Quốc, nói rằng các tàu Trung Quốc “ngang nhiên xâm phạm” quyền tài phán của Philippines. Bộ cho biết họ sẽ gửi một phản đối ngoại giao mỗi ngày về việc các tàu thuyền của Trung Quốc ở lại đó.
Vào ngày 4/4, ông Lorenzana yêu cầu các tàu rời đi bằng cách nhấn mạnh “thời tiết tốt cho đến nay, vì vậy họ không có lý do gì để ở lại đó”.
Tham vọng của Trung Quốc
Trung Quốc đã thể hiện sự hung hăng của mình trên Biển Đông trong những năm gần đây.
Jin Canrong, giáo sư kiêm phó hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc mong muốn chiếm toàn bộ Biển Đông trong bài phát biểu năm 2016 của mình và các phương pháp bao gồm cử tàu đánh cá đến bao vây quần đảo và đá ngầm.