Bài bình luận của tác giả Wang He trên tờ The Epoch Times.
Hội đàm cấp cao Mỹ-Trung tại tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ đã kết thúc vào ngày 19/3, tuy nhiên, dư âm tiếng hú của “sói chiến” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và phản ứng yếu ớt của Hoa Kỳ thực sự là điều đáng lo ngại.
Nói một cách ngắn gọn, phía Hoa Kỳ đã rơi vào bốn cái bẫy do Trung Quốc khéo léo giăng ra trong các cuộc đàm phán.
Thứ nhất, việc tổ chức các cuộc đàm phán Mỹ-Trung cấp cao tự nó đã là một cái bẫy của Trung Quốc. Sau lễ nhậm chức của ông Biden vào ngày 20/1, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã nói chuyện với Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói chuyện với Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Nhìn từ các tuyên bố công khai của hai bên, mỗi bên có một giọng điệu khác nhau. Trên thực tế, tình trạng hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc là bên cầu cạnh Hoa Kỳ đừng phân tách đôi bên và chế tài thêm nữa. Nếu không có đề xuất (hoặc nhượng bộ) đáng kể từ phía Trung Quốc, thì Hoa Kỳ sẽ không cần tổ chức cuộc họp lần này.
Trong tình huống chưa có bất kỳ chính sách rõ ràng nào ứng phó với Trung Quốc, chính quyền Biden đã “mời” Trung Quốc đến nói chuyện, còn Trung Quốc xưa nay rất giỏi bày ra “cạm bẫy đối thoại”, như vậy Hoa Kỳ không phải đã chủ động bước trên con đường mà Trung Quốc đã vạch sẵn rồi sao? Vậy nên ông Dương Khiết Trì đã biểu thị với cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh CGTN rằng, các cuộc đàm thoại Mỹ – Trung kéo dài 2 ngày ở Alaska đã diễn ra trong bầu không khí “thẳng thắn và cởi mở, mang tính xây dựng và theo chiều hướng có lợi”, “Chúng tôi mong rằng đôi bên có thể gắn kết và trao đổi với nhau nhiều hơn”.
Thứ hai, ông Dương Khiết Trì đã phá vỡ nghi thức ngoại giao khi phát biểu với thời lượng kéo dài 16 phút, dài gấp 8 lần bình thường và bài phát biểu của ông rõ ràng đã được viết theo kịch bản, hiển nhiên là cố tình làm vậy. Đặc biệt, trong bài phát biểu của mình ông Dương đặc biệt nhấn mạnh rằng, “Tôi nghĩ rằng phần lớn các quốc gia trên thế giới sẽ không công nhận các giá trị phổ quát mà Hoa Kỳ đề cập đến, cũng không công nhận rằng ngôn luận của Hoa Kỳ đại biểu cho dư luận của quốc tế, không công nhận chuẩn tắc được chế định bởi số ít người, đây chính là cái gọi là trật tự quốc tế ‘dựa trên quy tắc’”. Điều này rõ ràng cho thấy trong tương lai, ĐCSTQ sẽ không còn tuân thủ các quy tắc do Hoa Kỳ đặt ra.
Đây là một sự khiêu khích rất nghiêm trọng. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marsha Blackburn nói với Thời báo Epoch Times trong một email rằng: “Cũng như việc phái đoàn Trung Quốc từ chối tuân thủ các quy tắc thống nhất chung của hội nghị, Bắc Kinh cũng từ chối tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc”.
Tuy nhiên, đoàn đại biểu Hoa Kỳ vẫn ngoan ngoãn ngồi đó lắng nghe đến cùng. Nhà bình luận bảo thủ người Mỹ Jack Posobiec đã tweet: “Rõ ràng sau những động thái thiếu tôn trọng như thế, đáng lẽ ông Blinken và ông Sullivan phải thay mặt Hoa Kỳ yêu cầu phái đoàn ĐCSTQ dừng ngay việc phát biểu, nhưng họ đã không làm vậy. Họ vẫn tiếp tục cuộc họp để còn bị mất mặt hơn nữa. Thật không còn điều gì tồi tệ hơn thế đối với Hoa Kỳ”.