Vào ngày Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin bắt đầu chuyến thăm châu Á (ngày 15/3), Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một bài viết đánh giá tình hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong bài viết Bộ Quốc phòng đã nêu bật quan điểm của quân đội Mỹ về việc Trung Quốc dùng quân đội tấn công Đài Loan và chỉ ra yếu điểm chết người trong hoạt động tác chiến của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bài viết có tiêu đề “Quan chức Bộ Quốc phòng mô tả tình hình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (DOD Officials Describe Conditions in Indo-Pacific)
“Bắc Kinh đơn giản là không thể bì được. Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể chế định ra một kế hoạch xuất sắc, nhưng một khi họ (binh lính) đối mặt với những sự việc bất ngờ, đó sẽ thật sự là một rắc rối lớn”.
Bài viết cũng đề cập rằng Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và đã lắp đặt tên lửa đạn đạo tại đó. Các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đang thảo luận về việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ cho rằng “Đài Loan chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc”.
Về việc ĐCSTQ tuyên bố sẽ dùng quân đội tấn công Đài Loan, các quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã thận trọng điều tra và kết luận rằng Hoa Kỳ nghi ngờ về năng lực tác chiến thực sự của ĐCSTQ, “liệu họ có đủ số lượng thiết bị chính xác để thực hiện (xâm lược Đài Loan)… Đây là chiến dịch một lần, nhưng liệu nó có thể thành công hay không?”.
Bài viết cũng cho biết, phía quân đội Mỹ đã nhận ra tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có hoạt động bao phủ 51% diện tích thế giới, khu vực này cũng chiếm 60% dân số thế giới. Và ĐCSTQ không phải là mối đe dọa duy nhất trong khu vực này, khi Nga, Triều Tiên và các tổ chức cực đoan khác đều nằm gần nơi đây.
Trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã lên án “hành vi uy hiếp và xâm lược” của ĐCSTQ đối với các nước láng giềng và người dân trong nước, và đã gửi tín hiệu mạnh mẽ tới ĐCSTQ. Ông Blinken tuyên bố công khai tại Nhật Bản rằng, quân đội Hoa Kỳ sẽ có những hành động khi cần thiết và “sẽ ngăn chặn các hành vi uy hiếp và xâm lược của ĐCSTQ”.
này đề cập đến việc quân đội Hoa Kỳ chú trọng tác chiến theo hình thức phân quyền (decentralize), do đó nó hoàn toàn phát huy tối đa tính chủ động và tính độc lập của các sĩ quan cấp dưới. Còn ĐCSTQ đi theo thể chế tập quyền, mọi quyền lực đều nằm trong tay một nhà lãnh đạo, các quyết sách quan trọng cũng cần phải xin chỉ thị của lãnh đạo cấp cao. Điều này khiến quân đội Trung Quốc phản ứng chậm chạp, không thể tùy cơ ứng biến, một khi đụng phải các vấn đề đột xuất sẽ trở tay không kịp.
Trong báo cáo có đoạn: “Chúng tôi tin tưởng vào sự tác chiến theo hình thức phân quyền (decentralize). Khi đại quân hoặc đội tác chiến của Mỹ được phân phối lựu đạn, họ có thể phát huy hiệu quả chiến đấu tốt nhất của mình mà không cần có người ở bên cạnh chỉ điểm [và cấp phép]”.