Tin tức Đa Chiều
Tâm Linh

Tài năng xuất chúng nhưng cuộc đời mãi lận đận, lật xem tướng số mới thật sự ngỡ ngàng

Tư Mã Quang nói trong ‘Tài đức luận’ rằng: “Tài thắng đức gọi là tiểu nhân”, “Từ xưa đến nay, loạn thần quốc gia, phá gia chi tử, nhân tài có dư mà đức hạnh không đủ, dẫn đến gia quốc bại vong thì nhiều lắm”, từ xa xưa những kẻ không có đức hạnh, thường dẫn đến diệt vong, dưới đây là ví dụ.

Vào thời nhà Đường, có một tăng sư tên là Dạ Quang sống ở Kế Môn. Khi còn trẻ, ông thông minh, lanh lợi, sùng bái Phật, thích tìm hiểu kinh Phật nên đã xuất gia tu hành. Chỉ trong mười năm, Dạ Quang đã hoàn toàn nắm được nội dung quan trọng của kinh Phật.

Có một người xuất gia khác tên là Huệ Đạt, gia đình rất giàu có. Ông ta muốn học hỏi học vấn của Dạ Quang, nên đã kết giao bạn bè với y. Lúc bấy giờ, Hoàng đế Huyền Tông tôn thờ Đạo của Thần tiên, pháp của Phật gia, muốn tìm các tăng sư, Đạo sĩ nổi tiếng trên khắp cả nước.

Dạ Quang gia cảnh nghèo khó nên không thể đi về phía Tây đến Trường An, vì vậy ông rất buồn bã. Sau khi Huệ Đạt biết chuyện, đã đem 70 vạn quan tiền giúp Dạ Quang đến Trường An. Đồng thời nói với Dạ Quang rằng: “Cao tăng à, xét về học nghệ và tài năng, ta nghĩ không ai có thể hơn ông. Thánh thượng tuyển chọn những tài năng anh tuấn cho đất nước, ông nhất định sẽ xuất chúng hơn người, được Thánh thượng sủng ái, từ đó dựa vào thân phận tăng nhân, sau này dễ dàng trở thành đại thần. Chắc hẳn lúc đó sẽ tấp nập người ra kẻ vào ghé thăm, ta mong ông đừng quên rằng chúng ta còn có chút tình bằng hữu này.”

Dạ Quang cảm tạ nói: “May mà sư tăng cho ta nhiều tiền như vậy, ta mới có thể lên đường đến Trường An. Nếu ta có thể trở thành một vị quan ngũ phẩm, ta liền báo đáp ân huệ của ngài.”

Dạ Quang mang số tiền đó đến Trường An, đầu tiên ông mua chuộc những người thân tín của Công chúa Cửu Tiên, nên có cơ hội được Thánh thượng triệu kiến tại suối nước nóng. Huyền Tông lệnh cho các quan đại thần của mình chọn ra mười tăng nhân uyên bác, cùng những người cầu tiên học đạo tiến hành biện luận.

Dạ Quang là một trong những tăng nhân được chọn, ông ta luận giải lưu loát những bí ẩn của Phật giáo, trích dẫn rộng rãi, biện chứng những điểm hoài nghi, không tăng nhân nào tại đó có thể bì kịp.

Hoàng đế kinh ngạc tán thán trước những lập luận tuyệt vời của ông, liền hạ chiếu ban cho con ấn đỏ bằng bạc, tấn phong làm tiến sĩ, đi theo phò tá hoàng đế. Ngoài ra còn ban cho một dinh thự sang trọng, tiền bạc châu báu và hàng ngàn thước lụa quý giá, vải vóc đủ màu sắc. Đúng như Huệ Đạt dự đoán, Dạ Quang trở thành cận thần được sủng ái của hoàng đế.

Khi Huệ Đạt nghe tin Dạ Quang thăng quan tiến chức như diều gặp gió, liền từ Kê Môn đến Trường An thăm Dạ Quang. Không ngờ Dạ Quang nghe tin Huệ Đạt đến đây, cho rằng bạn cũ đến để đòi nợ, biểu hiện rất không vui. Sau khi gặp mặt, Huệ Đạt đã hiểu tâm ý của Dạ Quang, vì vậy liền tạm biệt trở về Kê Môn.

Sau hơn một tháng, Dạ Quang lo lắng Huệ Đạt sẽ đến lần nữa, vì vậy ông đã viết một bức mật thư tố giác với tướng soái Kê Môn là Trương Đình Khuê: “Gần đây, tăng sư Huệ Đạt đến kinh đô vu cáo lệnh công chuẩn bị quân nhu, âm mưu tạo phản. Có rất nhiều người biết chuyện này. Tấm lòng trung hiếu tận tâm vì nước của lệnh công ai ai cũng tỏ. Tuy nhiên, nếu tin đồn bùng lên thì đến vàng còn tan chảy, nên không thể không để phòng.”

Sau khi đọc bức thư, Trương Đình Khuê vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ, liền gọi Huệ Đạt đến. Kết quả Huệ Đạt bị đánh chết.

cảnh âm u tĩnh mịch

Vài ngày sau, Dạ Quang bất ngờ thấy Huệ Đạt đến triều đình mắng Dạ Quang rằng: “Ta đã dùng 70 vạn quan tiền để giúp ngươi đi Trường An. Tại sao ngươi lại đột nhiên vu khống, đặt điều khiến ta phải chết oan uổng. Ngươi là kẻ vong ơn bội nghĩa, ngươi mắc nợ ta quá nhiều! “

Nói xong liền nhảy bổ lên, lôi kéo giằng co với Dạ Quang, hồi lâu sau mới biến mất. Đám người hầu  trong nhà Dạ Quang đều nhìn thấy cảnh này. Vài ngày sau, Dạ Quang chết.

Ở trên đã nêu một ví dụ về người có tài hơn có đức. Trong bát tự (giờ- ngày -tháng -năm sinh viết theo Thiên can và Địa chi) cũng thể hiện ra tài và đức của người đó.  Nhưng “đức” trong bát tự hơi khác so với “đức” trong hành vi và ứng xử của mỗi con người.

Đức trong hành vi và ứng xử cá nhân đề cập đến đạo đức, phẩm đức và đức hạnh, còn “đức” trong bát tự đề cập đến phúc đức, phúc phần và phúc khí. Một số người rất tài năng, nhưng họ không thể phát tài, làm quan. Đó là do phúc đức trong mệnh không đủ. Nhiều khi tài năng không tỷ lệ thuận với phú quý danh lợi.

Thời nhà Đường có một nhà thơ tên Giả Đảo (779-843 SCN), được người đời gọi là “Thi nô”, Hàn Dũ cũng đánh giá rất cao các tác phẩm của Giả Đảo. Điển cố “thôi xao” (đẩy gõ) nổi tiếng ở Trung Quốc chính là bắt nguồn từ Giả Đảo: Một lần, ông vừa cưỡi lừa vừa ngâm ngâm thơ giữa kinh thành: “Chim đậu trên cành cây cạnh ao, tăng nhân đẩy cửa dưới ánh trăng”; “Chim đậu trên cành cây cạnh ao, tăng nhân gõ cửa dưới ánh trăng”, câu nào hay hơn? Sau đó, Hàn Dũ góp ý rằng: “Dùng từ gõ hay hơn”.

Giả Đảo đa tài nhưng cuộc đời lận đận, cô đơn nghèo khó, sự nghiệp gặp nhiều gập ghềnh. Ông đi thi nhiều lần, nhưng đều trượt. Trong ‘Đường thi ký sự’ ghi lại rằng, ông từng ngâm bài ” ‘Bệnh thiền’ (con ve bị bệnh) trong phòng thi để chế nhạo Tam công cửu khanh”, bị người khác tố giác, rồi bị chụp mũ cho tội “cử trường thập ác” (làm 10 chuyện ác) và đuổi ra ngoài.

Cuối cùng, vào năm Trường Khánh thứ hai (822 sau Công Nguyên), ông thi đỗ tiến sĩ, nhưng lại vì “nhân tài ít người biết đến nên không được trọng dụng”, mãi đến khi tuổi đã già mới đảm nhiệm chức Chủ bộ huyện Trường Giang.

Năm Khai Thành thứ (năm 840 SCN), Giả Đảo thi xong kỳ Tam niên mãn khảo (kỳ thi tổng quát đánh giá trình độ và thành tích quan lại 3 năm một lần), được bổ nhiệm làm Ty thương tham quân ở Phổ Châu, Hội xương. Ba năm sau thì được bổ nhiệm làm Ty hộ, nhưng chưa kịp nhậm chức đã bệnh mà chết.

Có thể thấy, phú quý của một người không nhất thiết phải liên quan đến tài năng, mà liên quan đến phúc đức trong mệnh của người đó. Làm sao chúng ta có thể thấy được phúc đức trong mệnh một người lớn hay nhỏ? Hãy thử phân tích ví dụ sau:

Mệnh lý Bát tự dựa vào Nhật can (tức Thiên can) của ngày sinh để đại diện cho bản thân. Ví dụ nhật can tạo ra ngày sinh là Ất Mộc, thì thuộc mệnh Ất Mộc. Sinh vào tháng Giêng là thời điểm Dần Mộc đang thịnh, tức tháng sinh là Dần Mộc, lại gặp năm sinh là Mão Mộc. Mà ngày Ât Mộc là thuộc Hợi Thủy, Thủy có thể sinh Mộc, hơn nữa Dần Hợi lại hợp Mộc.

Người không hiểu về Bát tự cũng biết, tại sao lại nhiều Mộc như vậy? Nhiều Mộc để làm gì? Giống như trong nhà không thể chỉ có mỗi củi đốt, không có gạo, dầu, giấm, tương, muối, thì củi đốt cũng chẳng thể nấu thành cơm. Vì thế phải nhanh chóng đi tìm thứ có thể nấu thành cơm.

Bây giờ hãy xem cột phía trên Mệnh Bàn (Thiên can), có thể thấy rằng Bính Hỏa ở bên cạnh ngày Ất Mộc, Mộc có thể sinh Hỏa. Tháng Giêng là vào đầu xuân, vẫn còn đọng lại chút hơi lạnh, vừa hay dựa vào Hỏa này để giữ ấm, nên Hỏa này đến rất kịp thời, vừa có thể đốt cháy củi dư thừa ở trong nhà, vừa có thể dùng để sưởi ấm, đúng là nhất cử lưỡng tiện.

Lại thấy bên cạnh Bính Hỏa có Kỷ Thổ, Mậu Thổ lộ ra, Hỏa có thể sinh Thổ, nên sẽ càng thuận lợi. Thổ là Tài tinh (ngôi sao tài vận) của mệnh này, tiền tài là thứ mà ta sử dụng. Vì thế trong Bát tự, dựa vào việc (ngày Giáp Mộc) khắc chế Ngũ hành là Tài, Mộc có thể khắc Thổ, vì thế Mậu Thổ, Kỷ Thổ chính là Chính Tài và Thiên Tài của mệnh này.

Từ đó liền có thể nhìn thấy, ngày sinh của mệnh này thân thể rất khỏe mạnh (nhiều Mộc), cũng có thể phát huy được tài năng (Mộc sinh Hỏa), dựa vào tài năng này có thể kiếm tiền, hơn nữa có được cả Chính Tài và Thiên Tài (Bính Hỏa có thể sinh Mậu Thổ và Kỷ Thổ), nên là tương đối tốt, là mệnh có thể phát huy tài năng để kiếm tiền. Đây là điều có thể nhìn ra được từ bề ngoài, tức là điều người ngoài cũng có thể nhận thấy, vì những chuyện này xuất hiện ở trên Thiên can.

Nhưng phúc phần của người này lớn đến đâu? Phúc đức có dày không? Kiếm được nhiều tiền không? Có giữ được tiền không? Vậy phải xem Hỷ Dụng Thần (thuật ngữ được sử dụng trong lá số tử vi) trong mệnh người này có lực hay không? Có bị phá vỡ hay không? Phối hợp hữu tình hay vô tình?

tử vi toán mệnh

Như bên trên đã phân tích, mệnh này Mộc quá mạnh, quá nhiều, Hỷ Hỏa, Hỷ Thổ được sử dụng, nhưng Hỏa, Thổ chỉ có thể dừng lại ở trên Thiên can (cột bên trên), Địa chi (cột bên dưới), mà lại không có cái gốc mạnh. Địa chi toàn là Thủy, Mộc (nhất Thủy, tam Mộc).

Nếu Kỷ Thổ nằm trên Mão Mộc, ngược lại sẽ bị Mão Mộc khắc chế (hạ khắc thượng), thành phần của Thổ sẽ tự giảm bớt. Mậu Thổ mà nằm trên Dần Mộc, thì cũng bị Dần Mộc khắc chế, có thể thấy tài của Mậu và Kỷ chỉ là thứ tài phù phiếm, không phải tài thực.

Bính Hỏa được Địa chi tam Mộc sinh ra, có hiện tượng Mộc đa Hỏa tắc, lửa cháy cũng không thuận lợi, có thể thấy Hỏa Dụng Thần, Thổ Dụng Thần là không có lực, tức là Phúc phần, phúc đức không đủ dày. Cho nên tốt nhất là dựa vào đại vận Hành Hỏa, Hành Thổ để xoay chuyển tình hình thì mới có thể sinh lợi. Kỵ Thủy vận, Mộc vận, Kim vận.

Có người am hiểu Bát tự có thể nói: Mệnh này Mộc quá vượng, dùng Kim để khắc Mộc chẳng phải cũng làm ngày sinh trung hòa hay sao? Trên lý luận mà nói thì ngày sinh quá vượng thì dùng Hỷ để khắc hay tiết chế lại, theo nguyên tắc là không sai. Nhưng có Bát tự phải xem xét đến cả Tứ thời và Ngũ hành, nên có lúc sẽ dùng khắc chứ không dùng tiết, lại có lúc dùng tiết chứ không dùng khắc.

Trong ví dụ này tháng Giêng cây cối (Mộc) đang nảy mầm, vạn vật sinh trưởng, nộn Mộc (chồi non) kỵ dao sắt cắt mất gốc, vì thế để cho thân được vượng, thì nên dùng Hỏa để tiết chế bớt Mộc khí, chứ không dùng Kim để khắc nộn Mộc, hơn nữa dùng Hỏa nhất cử lưỡng tiện, đầu xuân vẫn còn tàn dư của cái lạnh, dùng Hỏa có thể có tác dụng điều khí. Thêm vào đó trong Bát tự không hề thấy Kim.

Bây giờ sẽ xem đại vận của mệnh này, 30 năm trước đi về phương Bắc là Thủy vận, Mộc vận, trong mệnh Mộc đã nhiều, nên không cần gặp Thủy Mộc nữa, vì như vậy là nghịch vận, khiến cho những năm đầu đời vận không tốt, xuất thân bần hàn. Đến thời điểm Nhâm Tuất đại vận, Nhâm Thủy Kỵ Thần bị Mậu Kỷ Thổ trong mệnh hồi khắc, nên giảm tác dụng; Tuất là Táo Thổ, là Tài căn có lực của Mậu Kỷ Thổ Tài tinh, lại nhận được trợ lực của Tuất Thổ, nên trong vận mệnh có thể phát tài và kiếm được nhiều tiền.

Chỉ có giao với Tân Dậu Kim vận, Tân Kim hợp với Bính Hỏa Dụng Thần (Bính Tân hợp) trong mệnh, Dậu Kim tương xung với Tam Vượng Mộc (Nhất Kim xung Tam Mộc) trong mệnh, khi đó Suy Thần sẽ bộc phát vào Vượng giả, tức “phạm vượng”, khiến Vượng thần của Mộc nổi giận, vốn dĩ là gặp việc nguy hiểm tính mạng, kết quả lại phá tài để gánh tai ương, tổn hại khoảng 8, 9 phần. Vì trong mệnh Hỷ Dụng Thần không có thực lực, tài nhiều hơn đức (Kỵ Thần Mộc thắng Hỷ Dụng Hỏa Thổ quá nhiều). Vậy nguyên nhân là vì phúc đức không đủ.

Con người khi sinh ra thì số mệnh đều đã được an bài từ trước, an bài này là dựa vào phúc đức trong đời trước, người có nhiều đức sẽ phát đạt, viên mãn trong đời này; còn người ít đức thì sẽ cơ cực, bần hàn, dù có tài năng đến đâu cũng không thể thay đổi vận mệnh. Cái đức này cũng quyết định ngày giờ sinh, tướng mạo …. tương hợp với tử vi, toán số. Vậy mới biết tích đức hành thiện, kính sợ Thần Phật mới là gốc rễ để có một cuộc sống như ý.

https://tinhhoa.net/

Related posts

Tiên tri ngày tận thế (P1): Thảm họa tự nhiên và dịch bệnh

Tin Tức Đa Chiều

Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong “Kinh Thánh” và “Thôi Bối Đồ” (P.10)

Tin Tức Đa Chiều

Điều gì chờ đón nhân loại năm Tân Sửu? Xem các nhà tiên tri gieo quẻ đoán mệnh đầu năm

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment