Mới đây, lực lượng y tế TP. Chí Linh (Hải Dương) đã ghi nhận một nam học sinh (11 tuổi, ở Bến Tắm, phường Hoàng Tân) là trường hợp F1 thành F0, dương tính với virus Vũ Hán (Covid-19) sau 8 lần xét nghiệm.
Đây là thông tin do đại diện Trung tâm Y tế TP. Chí Linh cung cấp cho Tiền Phong vào chiều 5/3.
Cụ thể, đại diện Trung tâm Y tế TP. Chí Linh cho biết, vào ngày 3/3, qua xét nghiệm, ngành y tế phát hiện bé nam là N.H.N (SN 2009, ở khu Bến Tắm, phường Hoàng Tân) dương tính với chủng virus Vũ Hán sau 8 lần xét nghiệm.
Đây là trường hợp F1, được cách ly từ trước, ủ bệnh trong thời gian dài. Do đó, khi nam sinh trở thành F0, thì chỉ có bố mẹ là người tiếp xúc gần vì cùng được cách ly từ trước.
Trường hợp này không phải ca mắc trong cộng đồng và hiện đang được điều trị, theo dõi, sức khỏe tốt.
Đến tối 4/3, bệnh viện Nhiệt đới TƯ cũng thông báo thêm về 1 ca bệnh tương tự, khi người này đã hoàn thành điều trị và được về nhà, nhưng sau đó lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm lại cho kết quả dương tính nCoV nên đã đưa người trên trở lại Bệnh viện Đại học Hải Dương cách ly.
Biến thể nCoV mới có thể ‘qua mặt’ kháng thể chống lại virus bản gốc
Tạp chí Nature Medicine ngày 4/3 đã dẫn một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại đại học Y Washington (St. Louis – Mỹ) chỉ ra 3 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), có tốc độ lây lan nhanh hơn, có khả năng “qua mặt” các kháng thể vốn có thể vô hiệu hóa bản gốc của virus này.
Để đánh giá xem các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (gồm biến thể phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil) có thể vượt qua kháng thể chống bản gốc hay không, các nhà nghiên cứu trên đã kiểm tra hiệu quả của kháng thể sản sinh trong cơ thể người từng nhiễm virus bản gốc đối với 3 biến thể mới của virus trong phòng thí nghiệm.
Các biến thể này sau đó được cho tương tác với kháng thể của người mắc Covid-19 đã hồi phục hoặc từng được tiêm vắc xin của hãng Pfizer.
Để đánh giá chính xác, nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra hiệu quả của kháng thể tìm được trong máu của chuột và khỉ sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đang được thử nghiệm, do Đại học Y Washington phát triển.
Kết quả cho thấy kháng thể với virus bản gốc cũng có thể vô hiệu hóa biến thể phát hiện ở Anh, với mức hiệu quả là ngang nhau. Tuy nhiên, với 2 biến thể còn lại, lượng kháng thể cần thiết để vô hiệu hóa những biến thể này phải cao gấp từ 3,5 – 10 lần so với mức cần thiết để chống lại bản gốc.
Từ ngày 8/3 bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 tại Việt Nam
Vnexpress ngày 5/3 dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự kiến những liều vắc xin AstraZeneca đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam vào ngày 8/3.
Trước hết, vắc xin sẽ được triển khai tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19, ưu tiên những người trực tiếp tham gia quá trình điều trị bệnh nhân; tập trung cho 13 tỉnh có dịch, trong đó ưu tiên nhất cho Hải Dương…
Những người được tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vaccine…
Dự kiến, trong tháng 4 sẽ mua thêm khoảng 1,3 triệu liều vắc xin từ Covax, tháng 5 thêm vắc xin mua tiếp theo. “Tuy nhiên phải khẳng định tiêm vắc xin không bảo đảm phòng bệnh 100%”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Cụ thể, Bộ Trưởng Long cho biết, theo thông tin của nhà sản xuất, vắc xin của Pfizer có hiệu quả bảo vệ khoảng 90%, vắc xin AstraZeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2. Đây là những vắc xin mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ. Do đó “không để tâm lý vắc xin giải quyết được hết các vấn đề mà phải tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch”.
https://tinhhoa.net/