Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Phe Dân chủ Hạ viện thông qua dự luật tạo điều kiện cho gian lận bầu cử

Hạ viện hôm 3/3 đã thông qua một dự luật cải cách bầu cử sâu rộng, mà nếu được ký thành luật, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh của quá trình bầu cử.

Như tác giả Mimi Hguyen Ly của The Epoch Times đã ghi nhận , HR 1, còn được gọi là  Đạo luật Vì Nhân dân, đã được thông qua Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát với tỷ lệ phiếu bầu áp đảo mang tính đảng phái là 220-210. Tất cả các đảng viên Cộng hòa đều bỏ phiếu chống lại dự luật này. Bên Dân chủ có Dân biểu Bennie Thompson, thành viên duy nhất của Đảng Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại dự luật.

Dự luật đề xuất sẽ cần 60 phiếu bầu để tránh khỏi viễn cảnh filibuster [1] tại Thượng viện. Đảng Dân chủ hiện đang nắm giữ thế đa số không áp đảo tại Thượng viện, với 48 thành viên Đảng Dân chủ và hai thượng nghị sĩ độc lập bỏ phiếu kín đứng về phe họ. Vẫn chưa rõ liệu họ có nhận đủ sự ủng hộ hay không, khi phe Dân chủ sẽ cần đến lá phiếu của 10 Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa để vượt qua viễn cảnh filibuster.

Thượng nghị sĩ Mỹ không bị giới hạn thời gian phát biểu tại nghị trường. Họ được quyền nói cho đến khi kiệt sức để ngăn chặn hoặc trì hoãn Thượng viện ra một quyết định nào đó. Và quyền này gọi là filibuster.

Tổng thống Joe Biden, một đảng viên Đảng Dân chủ, đã nói rằng ông sẽ ký dự luật này thành luật nếu nó được thông qua tại Thượng viện và đến được bàn làm việc của ông.

“Đây được gọi là dự luật Vì người dân. Và khi làm như vậy, chúng tôi chống lại các khoản tiền lớn, đen tối, lợi ích nhóm đặc biệt trong chính trị và khuếch đại tiếng nói của người dân Mỹ”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết hôm thứ Tư tại một sự kiện trước khi bỏ phiếu cho dự luật này.

Tuy nhiên, như tác giả Andrea Widburg đã cảnh báo trên một bài viết đăng trên tờ American Thinker, nếu bạn nghĩ rằng cuộc bầu cử vào năm 2020 là tồi tệ, thì bạn nên liên hệ với thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang của mình để đưa ra tiếng nói chống lại HR 1, vốn đã được thông qua Hạ viện vào đêm qua.  HR 1 sẽ tiếp nhận mọi ý tưởng tồi tệ của các bang màu xanh (bang Dân chủ) được thông qua vào năm 2020 – tất cả đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho gian lận bầu cử và tăng số lượng cử tri Đảng Dân chủ không đủ điều kiện – và nhân rộng mô hình này ra toàn quốc.  Không chỉ là đảng Cộng hòa sẽ có một cuộc chiến thậm chí còn gay go hơn bình thường trong mọi cuộc bầu cử nếu dự luật này được thông qua. Mà nó còn có ý nghĩa bởi từ nay trở đi sẽ không có cuộc bầu cử liên bang nào đáng tin cậy nữa – và một hệ thống không đáng tin cậy là một hệ thống chắc chắn sẽ thất bại.

Tác giả John Fund cũng đã chia sẻ nhận định trên một bài viết trên tờ Spectator rằng   H.R. 1 “là dự luật tồi tệ nhất mà tôi từng thấy trong 40 năm đưa tin từ Washington“. Theo ông, dự luật này, nếu trở thành luật, “sẽ củng cố tất cả những thay đổi tồi tệ nhất trong luật bầu cử được thực hiện ở các bang màu xanh vào năm 2020 và quốc hữu hóa chúng (nhân rộng chúng ra toàn quốc) ” Ông trích dẫn Hans von Spakovsky, người đã tóm tắt một số khía cạnh tồi tệ nhất của dự luật, như sau:

  • HR 1 sẽ làm tình trạng gian lận bầu cử dễ dàng hơn bằng cách buộc các tiểu bang tiến hành việc bỏ phiếu sớm, đăng ký cử tri tự động, đăng ký trong ngày, đăng ký cử tri trực tuyến và bỏ phiếu vắng mặt không có lỗi
  • Làm giảm độ chính xác của danh sách đăng ký bằng cách yêu cầu các tiểu bang tự động đăng ký tất cả các cá nhân trên cơ sở dữ liệu của tiểu bang và liên bang. Điều này bao gồm nhiều cử tri không đủ điều kiện, bao gồm cả người nhập cư bất hợp pháp.
  • Nó sẽ yêu cầu các tiểu bang cho phép thanh niên 16 tuổi và 17 tuổi đăng ký bầu cử. Kết hợp với lệnh cấm đối với ID cử tri, điều này sẽ cho phép các cá nhân chưa đủ tuổi bỏ phiếu.
  • Yêu cầu các tiểu bang đếm các lá phiếu của cử tri đăng ký bỏ phiếu bên ngoài các khu vực bầu cử được chỉ định của họ, một cách thức để gian lận bầu cử
  • Cấp phép cho các lá phiếu vắng mặt không có lỗi, là công cụ tiềm năng cho những kẻ trộm phiếu, buộc các tiểu bang phải chấp nhận các lá phiếu vắng mặt nhận được trong vòng 10 ngày sau Ngày bầu cử và buộc các bang cho phép ‘thu thập phiếu bầu hộ’ (mở ra tiềm năng gian lận bầu cử)”
  • Ngăn cản các quan chức bầu cử kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của cử tri và loại bỏ những cử tri không hợp pháp
  • Cấm các luật về ID cử tri của tiểu bang bằng cách buộc các tiểu bang cho phép các cá nhân bỏ phiếu mà không có ID mà chỉ cần ký vào một tuyên bố trong đó họ tuyên bố họ là chính mình
  • Tạo ngôn ngữ mơ hồ và rộng rãi có thể được sử dụng để buộc tội hình sự một người nào đó chất vấn tính hợp pháp của một cử tri
  • Phá hủy cấu trúc lưỡng đảng trong Ủy ban Bầu cử liên bang và thiết lập vị thế đa số đảng phái nắm quyền kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc bầu cử liên bang của chúng ta
  • Yêu cầu các tiểu bang khôi phục quyền bỏ phiếu của các tù nhân trọng tội vào thời điểm họ ra tù
  • Bắt buộc công bố danh tính của những người Mỹ quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận – từ đó khiến họ đứng trước nguy cơ bị quấy rối chính trị
  • Tuyên bố rằng việc công nhận Washington DC là một tiểu bang là ‘hợp hiến’ mặc dù không đủ bằng chứng
  • Và cuối cùng, HR 1 sẽ cấm các tổ chức phi lợi nhuận liên lạc với một thành viên Quốc hội hoặc nhân viên của họ về các dự luật đang chờ xử lý – một hành động tấn công trực diện vào quyền của người dân Mỹ trong việc kiến ​​nghị và đưa tiếng nói của mình lên chính phủ của họ.

Thủ lĩnh phe thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy đã làm một video ngắn giải thích một số vấn đề khác trong dự luật này:

Dự luật này là một nỗ lực nhằm ghi danh tất cả mọi người, từ đứa trẻ sơ sinh đến kẻ sát nhân, từ các thiếu niên không hiểu biết cho đến những người đã chết từ hàng chục năm trước. Việc bao hàm tất cả những người này trong danh sách cử tri và khiến chúng không thể bị xóa, tạo ra nhiều khả năng gian lận – điều mà chúng ta thấy đã xảy ra ở các bang màu xanh vốn đã tiến hành nhiều thay đổi như vậy.

Và cho phép cuộc bầu cử kéo dài vô thời hạn (để tiếp nhận các lá phiếu bầu qua thư đến trễ) sẽ bảo đảm rằng phe gian lận sẽ luôn giành chiến thắng. Họ sẽ chỉ cần xem họ cần bao nhiêu cách biệt phiếu bầu sau Ngày bầu cử để nhồi thêm phiếu bầu giả bổ sung.

 Thượng nghị sĩ Mỹ không bị giới hạn thời gian phát biểu tại nghị trường. Họ được quyền nói cho đến khi kiệt sức để ngăn chặn hoặc trì hoãn Thượng viện ra một quyết định nào đó.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Tổng thống Trump tuyên bố ‘đã thắng’, tố ‘có gian lận’, thề sẽ đưa vấn đề lên Tòa án Tối cao

Tin Tức Đa Chiều

Kết quả hội đàm Putin-Biden là “ngã rẽ đen tối” với Kiev, QĐ Ukraine sẽ gặp khó ở Donbass?

Dân biểu Hoa Kỳ đề xuất Dự luật đưa Đài Loan vào Nhóm ‘NATO Plus’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment