Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Nhóm TNS đề xuất dự luật bãi bỏ thị thực Hoa Kỳ 10 năm cho công dân Trung Quốc

Epoch Times đưa tin, hôm thứ Năm (25/2)5 thượng nghị sĩ Cộng hòa cấp cao đã đề xuất bãi bỏ loại thị thực nhập cảnh nhiều lần, có giá trị 10 năm đối với công dân Trung Quốc và trở lại áp dụng thị thực có giá trị một năm. Đây là động thái nhằm gây sức ép buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cải thiện nhân quyền.

Dự luật có tên là Đạo luật An ninh Thị thực (Visa Security Act), được các Thượng nghị sĩ Marco Rubio (bang Florida), Tom Cotton (bang Arkansas), Rick Scott (bang Florida), Marsha Blackburn (bang Tennessee) và Ted Cruz (bang Texas) cùng đề xuất.

Nội dung chính của dự luật bao gồm việc cấm công dân Trung Quốc xin thị thực B1/B2 có thời hạn 10 năm cho đến khi Ngoại trưởng nước này chứng minh rằng Trung Quốc đã: ngừng hoạt động gián điệp kinh tế và công nghiệp chống lại Hoa Kỳ; ngừng các hành động khiêu khích và ép buộc đối với Đài Loan; bãi bỏ Luật An ninh Quốc gia của Hồng Kông và thực hiện đầy đủ các cam kết trong Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984; chấm dứt sự áp bức có hệ thống đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các nhóm dân tộc khác; rút lại các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông; trả tự do cho các con tin nước ngoài và các cá nhân đã bị giam giữ trái phép ở Trung Quốc.

Theo dự luật này, công dân Trung Quốc đủ điều kiện sẽ được cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần trong một năm. Dự luật này không áp dụng cho một số cư dân của Đài Loan hoặc Hồng Kông.

Ngoài ra, dự luật yêu cầu các ứng viên Trung Quốc tham gia hoạt động gián điệp và các hoạt động độc hại khác phải trải qua các cuộc phỏng vấn và đánh giá thường xuyên của lãnh sự để đảm bảo họ có lý do chính đáng khi đến Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ Cotton cho rằng quyết định cấp thị thực Hoa Kỳ 10 năm cho người dân Trung Quốc vào năm 2014 là một sai lầm.

“Kể từ năm 2014, ĐCSTQ đã có được thị thực du lịch và công tác 10 năm. Những thị thực này cho phép công dân Trung Quốc ra vào Hoa Kỳ theo ý muốn”, TNS Cotton nói, “Trong quá trình cấp [loại] thị thực này, Hoa Kỳ cũng đang chào đón ĐCSTQ và các cơ quan tình báo của nó, cũng như những người muốn hợp tác với ĐCSTQ với vòng tay rộng mở. Đây là một quyết định sai lầm vào năm 2014, giờ đã đến lúc chúng ta phải sửa chữa sai lầm này”.

Trong khi đó, TNS Blackburn cho rằng dự luật mới sẽ yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nhân quyền toàn cầu.

“Cho đến khi ĐCSTQ chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo có hệ thống, Hoa Kỳ không thể tiếp tục đồng lõa bằng cách cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần với thời hạn 10 năm cho công dân Trung Quốc”, TNS Blackburn nói, “Đạo luật An ninh Thị thực sẽ ngăn chặn tình trạng đến và đi được ĐCSTQ sử dụng trong 5 năm qua, ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về hành vi nhân quyền toàn cầu”.

Thượng nghị sĩ Rubio tuyên bố rằng việc cấp thị thực 10 năm là không hợp lý với hành vi ác ý của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ.

“Hoa Kỳ lẽ ra phải giải quyết triệt để sự mất cân bằng trong quan hệ Mỹ – Trung từ lâu và ngăn cản ĐCSTQ lợi dụng các dự án và sự cởi mở của chúng ta”, TNS Rubio nói, “Việc chấm dứt cấp thị thực nhập cảnh 10 năm cho Trung Quốc (dưới thời ĐCSTQ) là một bước đi hợp lý để lật đổ các chính sách tồi tệ của chính quyền Obama. Trung Quốc sẽ không nhận được sự đối xử đặc biệt. Điều này không phù hợp với mối quan hệ [Mỹ-Trung] và các hoạt động xâm phạm và gây độc hại liên tục của Trung Quốc ở Hoa Kỳ”.

Thượng nghị sĩ Scott nói: “Việc Obama và Biden dung túng cho ĐCSTQ sẽ chỉ giúp ích cho quyền lực của Tổng Bí thư Tập, chứ không có tác dụng nào khác. Chúng ta biết rằng ĐCSTQ sẽ ăn cắp công nghệ và tài sản trí tuệ của Mỹ bằng mọi giá, và cố gắng thống trị thế giới. ĐCSTQ không có lý do gì để được ưu đãi về thị thực…”

https://www.dkn.tv/

Related posts

Covid-19 trở thành đại dịch chết chóc nhất lịch sử nước Mỹ, vượt thảm họa cúm Tây Ban Nha năm 1918

Tin Tức Đa Chiều

Ứng viên Đại sứ của Biden bị chỉ trích vì bài diễn thuyết ủng hộ Bắc Kinh

Tin Tức Đa Chiều

Điều tra: ‘Vệt tiền’ trong vụ ám sát nữ nhà báo Malta ‘loang dài’ đến Trung Quốc

Leave a Comment