Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Bill Gates ca ngợi Trung Quốc vì ưu tiên chống biến đổi khí hậu

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Hai (15/2), Bill Gates đã ca ngợi Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm và có lượng khí thải CO2 tồi tệ nhất thế giới vì ưu tiên bảo vệ khí hậu.

Người đồng sáng lập Microsoft nói với Tân Hoa xã: “Thật tuyệt vời khi Chủ tịch Tập đang lấy khí hậu làm ưu tiên và muốn làm việc với các quốc gia khác về vấn đề này. Nếu không có sự đóng góp của Trung Quốc, nhiều thành phần quan trọng [trong việc chống biến đổi khí hậu] như pin và năng lượng mặt trời sẽ không có giá cả phải chăng như vậy”.

“Tôi hy vọng rằng các nhà cải cách ở Trung Quốc có thể giảm chi phí năng lượng xanh đủ để thậm chí Trung Quốc có thể tăng cam kết sử dụng năng lượng tái tạo trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường,” Gates nói thêm.

Breibart nhận định, Vành đai và Con đường (BRI) là chương trình cơ sở hạ tầng quốc tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thường bị chỉ trích là “chủ nghĩa đế quốc ngụy trang” hoặc “chủ nghĩa thực dân bẫy nợ”. Nó có xu hướng lôi kéo các nước đang phát triển vay tiền từ các ngân hàng của Trung Quốc mà họ không bao giờ trả được. Trái với suy nghĩ của Gates, BRI đang đầu tư rất nhiều tiền vào các nhà máy điện để tăng công suất điện ở các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba.

Theo Tân Hoa xã, Gates nói, “biến đổi khí hậu và đổi mới là những lĩnh vực mà Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi”. “Hợp tác đôi bên cùng có lợi” là một trong những khẩu hiệu yêu thích của ĐCSTQ. Một cụm từ được Tập Cận Bình và các quan chức của ông ta sử dụng không ngừng, đặc biệt là khi họ đang cố gắng xoa dịu những lời chỉ trích từ những người ủng hộ nhân quyền về những vấn đề “nội bộ” của Trung Quốc.

Trung Quốc đang thải ra nhiều khí thải nhà kính hơn cả Mỹ và châu Âu cộng lại. Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều nhà hoạt động môi trường tự xưng (như Bill Gates) đánh giá Bắc Kinh chỉ dựa trên những hứa hẹn phóng đại như cam kết mục tiêu giảm mạnh khí carbon vào năm 2030 và trung hòa carbon trước năm 2060.

Không giống như các quốc gia phương Tây, Trung Quốc không phải lo lắng về việc các nhà hoạt động môi trường trong nước lên tiếng chỉ trích họ. Là một quốc gia bị chỉ trích nặng nề về vi phạm nhân quyền, những người dân trong nước dám lên tiếng chống lại ĐCSTQ sẽ gặp phải rắc rối.

Trước đây, một nhà hoạt động môi trường tuổi teen ở Trung Quốc đã bị chính quyền quấy rối, bị cảnh sát khủng bố, chặn Internet và đuổi khỏi trường vì chỉ về nêu ra những quan ngại về biến đổi khí hậu tại nước này.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Người dân Thái Lan lại biểu tình yêu cầu thủ tướng từ chức, thay đổi hiến pháp

Đài Bắc phản pháo lời đe dọa của Bắc Kinh đối với Ngoại trưởng Đài Loan

CEO Parler xem xét các hành động pháp lý sau khi bị Big Tech tấn công

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment