Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

5 lý do Bắc Kinh thấy Đài Loan ‘chướng tai gai mắt’

Hiện nay, đối đầu trong quan hệ Mỹ – Trung là tuyến chính của quan hệ quốc tế toàn cầu, và Đài Loan cũng thường xuất hiện trên sân khấu dòng chính. Tuyên bố chung Mỹ-Nhật gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan, Thượng viện Hoa Kỳ gần đây cũng đã ban hành “Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược”, không chỉ là dự luật chống ĐCSTQ quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mà còn nhấn mạnh việc tăng cường hỗ trợ và giúp đỡ Đài Loan. 

Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Đường Hạo đã có bài phân tích lý do tại sao cộng đồng quốc tế lại coi trọng vấn đề này như vậy.

Ông Đường Hạo cho biết trong một chương trình truyền thông rằng vị trí chiến lược của Đài Loan là rất quan trọng và ảnh hưởng đến sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vị trí địa lý của Đài Loan nằm ở trung tâm của chuỗi đảo đầu tiên, nơi từng là tuyến phòng thủ quan trọng được các nước châu Âu và Mỹ sử dụng để ngăn chặn sự bành trướng của Đảng Cộng sản Liên Xô và ĐCSTQ đến Thái Bình Dương sau Thế chiến thứ hai.

Hơn nữa, eo biển Đài Loan có thể được kết nối với Biển Hoa Đông, Hoàng Hải, Biển Nhật Bản, Biển Đông, Ấn Độ Dương, và về phía đông là Thái Bình Dương. Nó không chỉ là một đầu mối giao thông đường thủy quốc tế quan trọng mà còn là tuyến đường biển quan trọng nối Đông Bắc Á và Đông Nam Á về vận tải hàng hóa và năng lượng. Hàng năm, khoảng một phần ba vận chuyển hàng hóa quốc tế đi qua các vùng biển xung quanh của Đài Loan.

Có thể thấy từ bản đồ vệ tinh rằng Đài Loan nằm ở ngã ba của thềm lục địa trên bờ biển Trung Quốc và khu vực biển sâu của Thái Bình Dương. Nếu tàu ngầm hạt nhân của ĐCSTQ trên đảo Hải Nam muốn đi vào khu vực biển sâu của Thái Bình Dương thì phải đi qua kênh Ba Sĩ ở phía nam Đài Loan, nhưng trong quá trình này sẽ dễ dàng bị Đài Loan và Philippines theo dõi.

Ông Đường chỉ ra rằng một trong những lý do quan trọng khiến ĐCSTQ cố gắng chiếm Đài Loan là để biến Đài Loan trở thành căn cứ hải quân. Bằng cách này, các tàu ngầm hạt nhân của ĐCSTQ có thể đi vào Thái Bình Dương trực tiếp từ bờ biển phía Đông của Đài Loan mà không dễ bị quân đội Hoa Kỳ theo dõi và giám sát. Điều này có thể làm tăng đáng kể mối đe dọa và phạm vi bao phủ tên lửa của hải quân ĐCSTQ, và thậm chí có thể đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, Canada và Úc.

Do đó, vị trí địa lý của Đài Loan không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế vận tải biển ở Đông Á, mà còn ảnh hưởng đến sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thứ hai, gần đây ĐCSTQ không chỉ điên cuồng tung ra chính sách “ngoại giao sói chiến”, đe dọa và xúc phạm các nước trên thế giới, ĐCSTQ còn xung đột vũ trang với Ấn Độ ở biên giới, xung đột với Nhật Bản ở vùng biển quần đảo Sensaku, và cố gắng chiếm các rạn san hô ở Biển Đông, gây ra mối đe dọa quân sự đối với Philippines.

Hiện tại, cộng đồng quốc tế đang đề cao cảnh giác đối với ĐCSTQ, và Đài Loan không chỉ nằm gần Trung Quốc đại lục nhất, mà đã từng chịu các cuộc tấn công văn hóa và uy hiếp quân sự của ĐCSTQ và sự xâm nhập của mặt trận thống nhất trong nhiều năm, Đài Loan chắc chắn là nơi đi đầu trong phong trào chống ĐCSTQ toàn cầu. Nếu Đài Loan thất thủ, điều đó sẽ cho phép ĐCSTQ có được bàn đạp chiến lược quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với các quốc gia xung quanh Thái Bình Dương.

Thứ ba, hiện tại Hồng Kông và Ma Cao đều nằm dưới sự thống trị toàn trị của ĐCSTQ, và chỉ có Đài Loan là xã hội người Hoa dân chủ và tự do duy nhất. Nhìn từ góc độ khác, Đài Loan cũng là “tấm gương phản chiếu” duy nhất, qua so sánh các xã hội và hệ thống hai bên eo biển, cộng đồng quốc tế và người dân Trung Quốc có thể thấy tại sao Trung Quốc và Đài Loan đều là người Trung Hoa, nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, ở Đại lục không chỉ văn hóa truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, luân lý và đạo đức truyền thống bị phá hủy mà nó còn đánh mất các giá trị phổ quát như tự do, nhân quyền và pháp quyền.

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ sáp nhập Hồng Kông, nó đã chĩa mũi tên sang Đài Loan. Đặc biệt, ĐCSTQ sắp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng, và ông Tập Cận Bình cũng sẽ phấn đấu để được bầu lại làm lãnh đạo đảng vào năm tới nên nhiều nước lo ngại chính quyền Bắc Kinh sẽ tấn công và thôn tính Đài Loan bằng vũ lực nhằm “lập công”.

Vì vậy, gần đây Hoa Kỳ đã tích cực cung cấp hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, và các nước như Nhật Bản và Úc cũng bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với an ninh và ổn định của Đài Loan.

Thứ tư, chất bán dẫn và các ngành công nghệ cao khác nhau của Đài Loan rất xuất sắc, và đã trở thành chiến trường cho các nhà chiến lược quân sự. Đặc biệt, TSMC đã phát triển quy trình 3 nanomet hàng đầu thế giới, có thể gọi là “vua chip” trên thế giới.

Ngay cả nước Mỹ có nền công nghệ tiên tiến cũng không thể tự chủ được chuỗi cung ứng chất bán dẫn và không thể làm chủ các công nghệ cao cấp như TSMC, do đó, các nước hiện nay ngày càng phụ thuộc vào TSMC vì nhu cầu chip bán dẫn. Cổ đông lớn nhất của TSMC là “Quỹ phát triển quốc gia” của chính phủ Đài Loan, điều này khiến các nước chú ý hơn đến mối quan hệ tương tác với Đài Loan.

Thứ năm, thành tích xuất sắc của Đài Loan trong việc chống lại dịch bệnh đã được công nhận rộng rãi nhờ sự hỗ trợ của họ đối với các quốc gia khác trong việc phòng chống dịch bệnh. Sau khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, ĐCSTQ đã che đậy toàn diện dịch bệnh và chặn các bài phát biểu có liên quan, điều này đã gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

Ngược lại, tình hình dịch bệnh ở Đài Loan rất công khai và minh bạch. Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu của Úc, thành tích phòng chống dịch bệnh của Đài Loan đứng thứ ba trên thế giới và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Không chỉ vậy, Đài Loan còn xuất khẩu một lượng lớn vật liệu chống dịch để hỗ trợ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác. Hơn nữa, “ngoại giao khẩu trang thân thiện” của Đài Loan trái ngược hẳn với “ngoại giao khẩu trang sói chiến” mà ĐCSTQ buộc các nước phải bày tỏ lòng biết ơn đối với họ, khiến các nước nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của Đài Loan.

Tờ Thời báo Tự do của Đài Loan đưa tin, khi nói về tình hình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc Ngô Chiêu Nhiếp đã chỉ ra rằng Đài Loan được cộng đồng quốc tế chú ý là một điều tốt.

Trước đây, Đài Loan đã phải chịu nhiều áp lực từ Trung Quốc, đặc biệt là áp lực ngoại giao, trong lĩnh vực quân sự và kinh tế. Hiện nay các nước trên thế giới đang dần coi trọng Đài Loan, nhiều cuộc hội đàm cấp cao đã đề cập đến Đài Loan “Đó là điều tốt cho chúng tôi, hãy để chúng tôi nhận được sự quan tâm của quốc tế và nhận được nhiều viện trợ hơn nữa”.

Related posts

NS Hoài Linh bất ngờ bị tố nợ tiền gỗ xây nhà tổ 100 tỷ, 5 năm rồi chưa trả?

Xung đột Israel-Hamas có nguy cơ phá tan sự hàn gắn mong manh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel

Ứng viên Đại sứ của Biden bị chỉ trích vì bài diễn thuyết ủng hộ Bắc Kinh

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment