Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

200 lính Trung Quốc “vượt biên” phá công sự, bị quân đội Ấn Độ bắt sống

Có tin 200 lính Trung Quốc “vượt biên” phá công sự, bị quân đội Ấn Độ bắt sống. Thực hư chuyện này là như thế nào?

Tờ India Today nói quân đội Ấn Độ đã chặn đứng khoảng 200 binh lính Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp, song nguồn tin phía Trung Quốc bác bỏ điều này.

India Today ngày 8/10 đưa tin, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã có cuộc đối đầu mới nhất vào tuần trước và khoảng 200 binh sĩ của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) bị chặn lại ở gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) tại Arunachal Pradesh.

Vụ chạm trán xảy ra trong một cuộc tuần tra định kỳ ở biên giới hai nước. Các nguồn tin nói với India Today rằng quân đội Ấn Độ đã chặn đứng các binh sĩ Trung Quốc ở gần biên giới.

Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn nguồn tin quốc phòng cho biết cuộc chạm trán kéo dài trong vài giờ. Một nguồn tin khác nói 200 binh sĩ Trung Quốc đã tìm cách phá hủy những công sự bỏ trống và phía Ấn Độ đã bắt giữ tạm thời một số người trong nhóm này.

Vụ đối đầu sau đó được giải quyết bởi chỉ huy đôi bên tại thực địa theo quy trình giảm căng thẳng mà Trung-Ấn đã đạt được. Phía Ấn Độ không ghi nhận thiệt hại nào.

Tuy nhiên, nguồn tin trong PLA của tờ China Daily (Trung Quốc) cho hay lực lượng biên phòng của PLA đã bị quân đội Ấn Độ “cản trở một cách vô lý” khi tuần tra vào ngày 28/9. Nguồn tin này khẳng định binh lính Trung Quốc đã chống trả và “hoàn thành nhiệm vụ tuần tra rồi trở về”.

Nguồn tin Trung Quốc cũng tố phía Ấn Độ “ăn không nói có” về chuyện PLA vượt qua ranh giới.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 7/10 cho biết nước này kỳ vọng làm việc cùng Trung Quốc để đạt được nghị quyết về giải quyết các vấn đề tồn đọng ở khu vực biên giới đông Ladakh. Cho tới thời điểm này, biên giới giữa Trung-Ấn vẫn chưa được phân định chính thức và có nhiều bất đồng xung quanh LAC. Vụ việc ngày 28/9 được cho là cũng xuất phát từ nguyên nhân này.

Giới chức Trung Quốc thì nhiều lần lên tiếng kêu gọi Ấn Độ “tuân thủ thiết thực thỏa thuận song phương, quản lý nghiêm ngặt và kiểm soát lực lượng tiền tuyến”.

Related posts

Phim TQ xuyên tạc Chiến tranh biên giới 1979: VN yêu cầu ‘gác lại quá khứ, hướng tới tương lai’

Tin Tức Đa Chiều

Con nuôi Phi Nhung cúi đầu giữ im lặng, mẹ ruột nói gì khi 1 cựu người mẫu đến nhà livestream hỏi chuyện ủy quyền để 1 CEO đòi nợ giúp?

Tin Tức Đa Chiều

Tập Cận Bình ‘khai đao’ với Jack Ma là muốn ‘giết gà dọa khỉ’?

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment