Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

10 cạm bẫy ĐCSTQ dành cho các doanh nghiệp nước ngoài

Epoch Times cho rằng rủi ro lớn nhất khi các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc không phải từ sự cạnh tranh trên thị trường, mà là từ 10 cái bẫy do ĐCSTQ đặt ra.

Vào 31/3, trên trang Epoch Times có bài viết về việc các công ty nước ngoài thường gặp nhiều cái bẫy khác nhau khi đầu tư vào Trung Quốc, và nhiều nhà đầu tư thường bị mất cả “chì lẫn chài”.

Vu Ấu Quân, cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam, có một câu nói nổi tiếng: Các quan chức khi thu hút đầu tư thì cần giả làm những kẻ nịnh bợ, sẵn sàng “đồng hành” cùng doanh nghiệp. Câu nói của Vu cho thấy phần nào sự giả dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ không thật lòng chào đón doanh nghiệp nước ngoài mà chỉ coi những thực thể này như những đối tượng “nuôi lớn để ăn thịt”.

Sau đây là mười cái bẫy mà chính quyền Trung Quốc thường giăng ra để thu hút đầu tư nước ngoài.

1. Ép gia nhập đảng

Vào 11/2018, ĐCSTQ đã công bố “Quy chế mới”, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp bao gồm cả tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, cũng như các tổ chức hành chính và xã hội khác như: Trường học, viện nghiên cứu khoa học, quân đội và các tổ chức cơ sở khác đều phải thành lập một “chi bộ đảng”.

Theo thống kê của ĐCSTQ, tính đến tháng 12/2019, đã có hơn 32 triệu doanh nghiệp tư nhân và 76 triệu hộ công nghiệp và thương mại cá thể ở Trung Quốc, buộc phải thành lập tổ chức đảng. Tính đến tháng 10/2020, tỷ lệ các tổ chức đảng bao phủ các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đã đạt hơn 90%.

Mục đích của việc ĐCSTQ thành lập các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân là để chuẩn bị cho việc quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân. Động thái này tinh vi hơn so với các phương pháp của Venezuela khi biến các công ty tư nhân thành doanh nghiệp nhà nước. Venezuela chỉ truy thu hoặc sáp nhập trực tiếp các doanh nghiệp, còn ĐCSTQ thì tinh vi hơn nhiều. Đầu tiên, nó thành lập một chi bộ đảng trong công ty, sau đó cử các quan chức ĐCSTQ đến công ty để làm bí thư chi bộ đảng hoặc bí thư cấp ủy hoặc cố vấn cho hội đồng quản trị công ty, v.v., Sau khi tìm ra những kẽ hở và nắm được kiểm soát, thì doanh nghiệp đó sẽ bị quốc hữu hóa.

2. Thay đổi chính sách

Ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, các quan chức chính quyền mới thường bỏ qua các quyết sách cũ, và đưa ra những đề xuất mới, trong đó có những thay đổi lớn về định hướng phát triển công nghiệp, đây chính là đòn chí mạng đối với các nhà đầu tư.

Ví dụ, vào năm 2013, ĐCSTQ đã thúc đẩy nền kinh tế mạng trên toàn quốc. Với sự thúc đẩy mạnh mẽ từ chính quyền địa phương, một số lượng lớn các công ty tài chính mạng đã xuất hiện. Hồi đó, một công ty niêm yết của Mỹ đã đầu tư mạnh vào một thành phố ở Hà Nam để hợp tác với chính phủ xây dựng trụ sở chính ở tỉnh. Khi công ty đầu tư gần 300 triệu nhân dân tệ để xây dựng phòng triển lãm sản phẩm, thì Bí thư thành ủy của thành phố đột nhiên bị điều chuyển, sau khi tân Bí thư mới về nhậm chức, vị này cho rằng việc nguyên bí thư thành ủy quyết định xây trụ sở là hoàn toàn sai.

Kết quả là ông ta lập tức hủy bỏ thỏa thuận hợp tác với công ty, dẫn đến dự án bị đổ vỡ, công ty thì phá sản. Bởi vì sau khi sự cố xảy ra, mọi tổn thất sẽ do công ty chịu, những trường hợp như vậy không hề hiếm ở Trung Quốc.

3. ‘Lật lọng’ khi có mối lợi lớn hơn

Ở Trung Quốc, có vô số trường hợp chính phủ áp đặt các khoản thu cưỡng bức và cưỡng chế phá dỡ cơ sở hạ tầng đối với các công ty hoặc cá nhân.

Vào năm 2015, một Hoa kiều Canada đã mua hàng nghìn mẫu đất ở Thiên Tân để xây dựng khu hậu cần. Khi khu hậu cần bắt đầu được xây dựng, một nhà phát triển bất động sản địa phương đã rất ưa thích khu đất này và muốn mua với giá cao hơn. Để bán đất được giá (đất thương mại đắt gấp 10 lần đất công nghiệp), chính quyền địa phương đã buộc đình chỉ thi công dự án khu hậu cần.

Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương chỉ hoàn trả lại giá gốc mua đất cho nhà đầu tư, ngoài ra không chịu trách nhiệm về các khoản thiệt hại khác, dẫn đến việc nhà đầu tư phải chấp nhận mất hơn 50 triệu NDT. Phẫn nộ, chủ đầu tư đâm đơn ra tòa nhưng đơn kiện không được thụ lý.

4. Yêu cầu làm sai lệch số liệu thống kê 

Ở Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi số liệu GDP bị làm sai lệch. Để hoàn thành mức tăng trưởng hàng năm do chính quyền cấp trên ban hành, chính quyền địa phương thường yêu cầu các doanh nghiệp hợp tác với chính phủ báo cáo sai lệch giá trị sản lượng. Ví dụ: nếu doanh số bán hàng thực tế của một công ty trong năm đó là 100 triệu nhân dân tệ, thì chính phủ có thể yêu cầu công ty báo cáo 200 triệu nhân dân tệ hoặc 300 triệu nhân dân tệ, thậm chí nhiều hơn.

Trong quá trình thống kê giá trị đầu ra, chính phủ yêu cầu pháp nhân của doanh nghiệp phải ký vào “Mẫu kê khai giá trị đầu ra của doanh nghiệp” và đóng dấu chính thức của công ty.

Đối với doanh nghiệp đây chính là rủi ro pháp lý, bởi vì việc nộp thuế của công ty rõ ràng là không phù hợp với các số liệu được báo cáo. Nếu khi chính phủ yêu cầu công ty hợp tác để chống gian lận, và phát hiện công ty có sai phạm, thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về công ty, còn chính quyền địa phương họ sẽ nói rằng điều đó không liên quan gì đến họ.

5. Cạm bẫy ngoại giao con tin

Ở Trung Quốc, ngoại giao con tin không phải là hiếm. Vào tháng 3/2017, để phản đối việc chính phủ Hàn Quốc đồng ý lắp đặt hệ thống chống tên lửa “THAAD” của Mỹ, truyền thông nhà nước đã kích động dư luận tẩy chay các siêu thị Lotte của Hàn Quốc trên cả nước.

Các siêu thị Lotte trên khắp Trung Quốc bị chính quyền địa phương phạt tiền và bị cơ quan pháp luật “cho vào tầm ngắm”. Trang web chính thức tiếng Trung của họ cũng bị tấn công và bị phong tỏa, toàn bộ 112 cửa hàng Lotte Mart tại Trung Quốc đã phải đóng cửa và sau đó buộc phải rút khỏi Trung Quốc.

Vào tháng 3/2021, do căng thẳng trong cuộc đàm phán Trung- Mỹ, ĐCSTQ đã phát động tẩy chay các thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc theo hướng dẫn và lên kế hoạch của các phương tiện truyền thông chính thức nhằm trả đũa Mỹ, Châu Âu và các nước khác. Một số lượng lớn các thương hiệu nước ngoài như thương hiệu Thụy Điển nổi tiếng H&M, thương hiệu thể thao Mỹ Nike và Adidas đã bị tấn công tại thị trường Trung Quốc.

Một số cư dân mạng được gọi là yêu nước đã biểu tình bên ngoài H&M và các chi nhánh khác, phấn khích và hô vang các khẩu hiệu phản đối. Ngay cả các nghệ sĩ Hong Kong và Đài Loan cũng buộc phải tham gia vào cuộc tẩy chay, họ phải tuyên bố rằng sẽ dỡ bỏ hợp đồng quảng cáo cho các thương hiệu này.

Kiểu ngoại giao con tin này chắc chắn là một rủi ro chết người cho các nhà đầu tư. Ngày nay, ĐCSTQ đã gây thù chuốc oán với mọi mặt trên thế giới, và nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường bị chụp mũ khi đang làm ăn ở Trung Quốc.

6. Cạm bẫy mặt trận thống nhất

ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền, bằng ba loại vũ khí giết người lợi hại nhất đó là: súng (bạo lực), bút (dối trá) và mặt trận thống nhất (cám dỗ lợi nhuận).

Tháng 9 /2020, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ ban hành “Ý kiến ​​về tăng cường công tác thống nhất kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới”.

Quy định công tác mặt trận đoàn kết phải hướng tới tất cả các doanh nghiệp tư nhân và cán bộ kinh tế tư nhân, đối tượng làm việc chủ yếu bao gồm nhà đầu tư chính và kiểm soát viên thực tế của doanh nghiệp tư nhân, người điều hành doanh nghiệp tư nhân nắm giữ cổ phần, cổ đông lớn của tư nhân, các tổ chức đầu tư, doanh nghiệp tư nhân và nhân sự kinh tế tư nhân… Ngoài ra còn có đối tác chính của các cơ quan trung gian tư nhân, doanh nhân của Hồng Kông và Macao, những người đầu tư vào Đại lục, và các hộ gia đình công nghiệp và thương mại cá nhân đại diện.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ phải hợp tác với ĐCSTQ để gây tổn hại cho thế giới, hoặc lựa chọn rút khỏi Trung Quốc, nếu các nhà đầu tư không hợp tác với mặt trận thống nhất của ĐCSTQ hay rút khỏi Trung Quốc, hậu quả có thể là doanh nghiệp đó đang bước trên con đường phá sản.

7. Rủi ro từ tham nhũng

Ở Trung Quốc, bất kể làm việc gì cũng phải nói đến quan hệ con người, công ty càng lớn thì có hậu thuẫn càng lớn, nếu không có hậu thuẫn thì công ty khó làm nên chuyện. Nhưng một khi một quan chức nào đó bị điều tra, chắc chắn sẽ có một số lượng lớn danh sách các nhà đầu tư đưa hối lộ.

Bộ phận kiểm tra kỷ luật của ĐCSTQ sẽ nhân cơ hội tấn công các nhà đầu tư và siết chặt họ. Nếu nhà đầu tư không chịu phá vỡ tài sản của họ, họ phải chịu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp tương tự đã được hầu hết các doanh nhân ở Trung Quốc trải qua.

8. Bẫy từ luật an ninh quốc gia

Vào 1/7/2015, Luật An ninh của ĐCSTQ chính thức được thực thi. Tất cả các nhà đầu tư Hồng Kông, Đài Loan và nước ngoài ở Trung Quốc sẽ phải chịu sự giám sát. Email, WeChat và phần mềm liên lạc của họ ở nước ngoài sẽ bị giám sát, quyền riêng tư cá nhân của nhà đầu tư sẽ được tiết lộ cho ĐCSTQ trong nháy mắt.

Nếu ai đó bị phát hiện là không hài lòng với ĐCSTQ hoặc các nhà lãnh đạo, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Điều này hầu như không an toàn cho các nhà đầu tư.

9. Cài bẫy kết hợp quân dân 

Ngày 23/11/2017, đã thực hiện “Ý kiến ​​của Văn phòng Hội đồng Nhà nước về đẩy mạnh phát triển sâu rộng kết hợp quân dân trong ngành công nghệ quốc phòng”. Toàn bộ thông tin, nhân tài, công nghệ, thiết bị, phương tiện của doanh nghiệp tương ứng với nhu cầu của ngành công nghiệp quân sự là mục tiêu của hội nhập. Vì lý do này, tất cả các công ty hoặc cá nhân được ĐCSTQ ưu ái đều phải phục vụ cho quân đội ĐCSTQ, nếu họ không hợp tác, họ sẽ gặp rắc rối liên tục.

10. Bẫy sở hữu trí tuệ

Chuyển giao công nghệ bắt buộc là một yếu tố quan trọng dẫn đến cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Vào 5/2019, ĐCSTQ đã ban hành “Luật đầu tư nước ngoài”. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo chung rằng ĐCSTQ đã sử dụng “Luật đầu tư nước ngoài” để buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, mặc dù ĐCSTQ không công nhận điều này, nhưng sự thật không thể phủ nhận.

Vào 4/2019, Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã ban hành sách trắng hàng năm nêu rõ rằng nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận thương mại cùng có lợi, ĐCSTQ phải giải quyết “các vấn đề cấu trúc” bao gồm chuyển giao công nghệ bắt buộc .

Có thể thấy, trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, giảm thâm hụt thương mại không phải là mục đích duy nhất của Mỹ, điều này phản ánh Mỹ coi trọng việc ép buộc chuyển giao công nghệ, chính sách kinh tế phân biệt đối xử và trộm cắp mạng của Trung Quốc đến mức nào.

Tóm lại, rủi ro lớn nhất khi đầu tư vào Trung Quốc không đến từ sự cạnh tranh thị trường thông thường, mà đến từ chính phủ của ĐCSTQ. Các luật khác nhau mà ĐCSTQ thao túng nhằm mục đích bảo vệ sự cai trị chuyên quyền của họ, thay vì bảo vệ các nhà đầu tư.

Related posts

Được ân xá, cựu chính trị gia đệ đơn 25 triệu USD kiện Bộ Tư pháp Hoa Kỳ

Tin Tức Đa Chiều

Thủ lĩnh phong trào BLM đã mua bốn ngôi nhà kể từ năm 2016

Tin Tức Đa Chiều

Bác sĩ Mỹ: Giới y tế im lặng trước tội ác thu hoạch tạng của ĐCSTQ vì sợ bị trả đũa

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment