Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Vì sao TQ xây nhà máy điện, đường sắt ở nước nghèo? Câu trả lời nằm ở một thứ tai tiếng

Các dự án xây dựng đường sắt, nhà máy điện và các cơ sở sản xuất đồng, aluminum, xi măng, giấy, sắt thép… của Trung Quốc đang nở rộ ở nhiều nước tham gia Vành đai – Con đường.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quốc gia có dân số lớn nhất với trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc còn là nước có lượng phát thải lớn hàng đầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Năm 2019, Trung Quốc phát thải hơn 1/4 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, trong khi đó, lượng khí CO2 phát thải tại nước này cũng đạt kỉ lục mới vào khoảng 12 giga tấn CO2 trong 12 tháng cho đến tháng 3/2021.

Dường như Trung Quốc đã không đưa ra được biện pháp tối ưu nhất để phản ứng trước thách thức lớn nhất của thé giới. Hiệu quả của những cam kết này trong việc đạt được mục tiêu duy trì tăng nhiệt 1,5 độ C là chưa rõ, chưa kể là việc Trung Quốc không nhắc đến việc kiểm soát các loại khí phát thải nhà kính ngoài carbon.

Nhưng mục tiêu chính thấy rõ là khả năng Trung Quốc có thể xuất khẩu khí phát thải CO2 tới những quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến Vành đai – Con đường. Các dự án này phát thải đáng kể khí nhà kính tại các quốc gia triển khai, trong khi một phần lớn lợi ích kinh tế từ đó lại thuộc về các công ty Trung Quốc có liên quan.

Rõ ràng Sáng kiến Vành đai – Con đường là rủi ro lớn về vấn đề phát thải khí CO2, do các hoạt động chủ yếu xoay quanh các dự án hạ tầng truyền thống, thay vì các dự án xanh.

Việc xây dựng đường sắt, cao tốc, nhà máy điện, hay các cảng sẽ chỉ làm tăng lượng phát thải nhà kính.

Bất chấp việc đang thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trong nước, phần lớn các dự án năng lượng trong sáng kiến này sử dụng năng lượng hoá thạch, trong đó 60% nguồn vốn được Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EXIM) tài trợ.

Thực tế cho thấy trong giai đoạn 2014 – 2017, năng lượng hoá thạch đóng góp tới 91% các khoản vay xây dựng dự án năng lượng mà 6 ngân hàng lớn của Trung Quốc cung cấp cho các quốc gia trong Sáng kiến Vành đai – Con đường.

Thay vì từ bỏ các thiết bị và tài sản từ ngành năng lượng than để chuyển đổi sang hướng xanh, Trung Quốc đã chuyển giao các công nghệ than cũ, không hiệu quả và kém chất lượng tới các nước trong phạm vi dự án.

Các ngành sản xuất của Trung Quốc như sản xuất đồng, aluminum, xi măng, giấy, sắt thép, đang buộc phải chuyển dịch ra nước ngoài do vi phạm các quy định về môi trường trong nước, và thay vào đó tìm thấy cơ hội ở các nước trong Sáng kiến Vành đai – Con đường. Các tuyến đường sắt cao tốc tại Trung Quốc đã đạt mức bão hoà cho thấy một ví dụ khác về mức độ phát thải carbon lớn của những ngành này.

NƯỚC NGHÈO LÃNH ĐỦ

Trong cơ chế tài chính của Vành đai – Con đường, chủ yếu các nước trở thành con nợ của những ngân hàng lớn như CDB, China EXIM hay các ngân hàng thương mại khác của Trung Quốc.

Trong khi những khoản vay này không mang các yêu cầu về cải cách chính trị hay kinh tế, nó không mang mục tiêu thúc đẩy phát triển và chỉ nhằm mang lại lợi ích kinh tế trở về cho bên vay. Đó là lý do tại sao Trung Quốc còn chần chừ trong việc xoá bỏ các khoản vay bất chấp việc nhiều nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ chưa từng có do đại dịch Covid-19, cũng như việc cấu trúc lại hay gia hạn thời gian trả nợ.

Ngoài ra, phần lớn các dự án trong đó đều được trao cho các công ty Trung Quốc, trái ngược với những cam kết sáo rỗng về đấu thầu rộng rãi, hay hợp tác quốc tế. Thực tế cho thấy trong số các nhà thầu tham gia triển khai, có tới 89% có nguồn gốc từ Trung Quốc, 7,6% là các công ty địa phương có trụ sở ở nơi triển khai dự án, và 3,4% là công ty nước ngoài.

Các liên danh trong đó cũng thường thuê người lao động Trung Quốc thay vì người địa phương. Điều này đã được kiểm chứng ở châu Phi. Có khoảng 182,000 người Trung Quốc làm việc tại châu Phi vào cuối năm 2019. Khoảng 1 triệu người được thuê chính thức làm việc ở nước ngoài tính đến 2019, nhiều người trong số đó làm việc không giấy tờ chính thức.

Những cam kết của Sáng kiến Vành đai – Con đường về thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, giảm chi phí thương mại, và đưa các nền kinh tế tham gia dự án trở nên cạnh tranh hơn khi giải quyết các vấn đề về hạ tầng. Nhưng thay vào đó, các dự án đã tạo ra cuộc khủng hoảng nợ ở các nước tham gia và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Khi tác động từ biến đổi khí hậu sẽ không loại trừ bất cứ ai, những nước kém phát triển trong Sáng kiến Vành đai – Con đường sẽ ở tình thế rất khó khăn để duy trì sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và đối phó với biến đổi khí hậu. Trung Quốc sẽ cần đảm bảo các dự án Vành đai – Con đường thực sự mang lại lợi ích phát triển cho các nước và đưa dự án này thực sự xanh hơn, điều đến nay vẫn luôn bị phớt lờ.

Related posts

Cảnh sát thoát chết trong vụ nổ Nashville: Tôi nghe thấy Chúa bảo tôi quay lại

Tin Tức Đa Chiều

Bà Harris bị chỉ trích khi cười câu hỏi của phóng viên

Tin Tức Đa Chiều

Trung Quốc lại mời người dân Đài Loan sang tiêm vắc xin ‘hiệu quả cao’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment