Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

TT Trump đã liên tục bị tấn công như thế nào kể từ khi nhậm chức?

Tổng thống Trump đang phải đối mặt với gian lận bầu cử, nhưng đây không phải là thách thức đầu tiên mà ông phải đối mặt, phe thiên tả đã liên tục tấn công ông bằng các đòn dưới thắt lưng kể từ 4 năm trước.

Chiến dịch chống lại TT Trump suốt 4 năm qua đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Chiến dịch này bắt đầu vào năm 2016 khi ông Trump lần đầu tiên tranh cử tổng thống. Vì động cơ chính trị, FBI đã tiến hành điều tra nhóm vận động tranh cử của ông. Và trong 4 năm cầm quyền, Tổng thống Trump liên tục vấp phải các chiến dịch tấn công mạnh mẽ của phe thiên tả nhằm buộc ông rời khỏi Tòa Bạch Ốc, từ cáo buộc ông thông đồng với Nga đến vụ luận tội.

Epochtimes đã điểm lại một số chiến dịch chính mà phe thiên tả đã thực hiện để chống lại Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Tờ báo có trụ sở tại Mỹ cho rằng, các cuộc tấn công này không chỉ nhắm vào tính hợp pháp của tổng thống đương nhiệm mà còn đánh thẳng vào những giá trị nền tảng của nước Mỹ.

Mặc dù vậy, cho tới nay hầu hết các cuộc tấn công đó đều đã thất bại và chúng chỉ làm cho người dân nhìn rõ hơn bộ mặt thật của phe thiên tả.

Điều tra có động cơ chính trị

Năm 2016, dưới sự chỉ huy của chính quyền Obama, FBI đã mở một cuộc điều tra về chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên, bằng chứng cần thiết để bắt đầu cuộc điều tra là cực kỳ ít, chỉ dựa vào bình luận của cố vấn cấp dưới trong chiến dịch của TT Trump với đại sứ Úc tại London.

Trên thực tế, cuộc điều tra chủ yếu dựa vào cái gọi là “Hồ sơ Steele” (Steele dossier) do Christopher Steele, cựu điệp viên MI6 “phát minh” cho nhóm vận động tranh cử của Hillary Clinton và Đảng Dân chủ.

Bê bối nước Nga

Bản thân cuộc điều tra Crossfire Hurricane của FBI (tên mã cuộc điều tra của FBI về mối liên hệ giữa TT Trump và quan chức Nga) không tìm thấy bằng chứng nào về “sự thông đồng” giữa tổng thống đương nhiệm và Nga.

Nhưng thời gian điều tra lâu dài và “thông tin rò rỉ” trong giới truyền thông đã thêu dệt nên câu chuyện rằng ông Trump thông đồng với Nga để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2016. Điều này phủ bóng đen lên vài năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và gây khó cho các hành động của Tổng thống Trump trong việc đối nội và đối ngoại.

FBI dưới sự chỉ đạo của Comey và McCabe

Dưới quyền Giám đốc James Comey và Phó Giám đốc Andrew McCabe, FBI đã hoạt động “tích cực” để chống lại Trump. McCabe đã trực tiếp tham gia vào cuộc điều tra Crossfire Hurricane, cùng đặc vụ FBI Peter Strzok và luật sư FBI Lisa Page.

Sau khi James Comey bị ông Trump sa thải vào tháng 5/2017, McCabe đã tích cực thúc đẩy FBI điều tra thêm về vị tổng thống thứ 45. FBI lúc này đã đề nghị quan chức Bộ Tư pháp Bruce Ohr liên hệ lại với cựu điệp viên Christopher Steele, mặc dù vào thời điểm đó nhiều cáo buộc trong hồ sơ Steele (Steele dossier) đã bị bác bỏ. FBI đã cắt đứt quan hệ với Steele sau khi anh ta để lộ thông tin cho giới truyền thông.

Truyền thông tin giả

Có lẽ một trong những thế lực “chống Trump” mạnh mẽ nhất chính là giới truyền thông thiên tả. Trong 5 năm qua, họ không ngừng tung ra thông tin xuyên tạc và không chính xác về TT Trump nhưng lại hạ thấp hoặc phớt lờ các thành tựu của ông.

Báo chí thiên tả miêu tả ông như một vị tổng thống bất hợp pháp. Những báo cáo xuyên tạc này tạo ra bầu không khí giận dữ, thù địch và bất ổn tại Mỹ, dẫn đến tính mạng của tổng thống bị đe dọa và gây tệ nạn bạo lực với những người ủng hộ ông.

Luận tội

18/12/2019, Hạ viện đã cáo buộc Tổng thống Trump lạm quyền. Mặc dù Thượng viện sau đó đã bác bỏ cáo buộc, nhưng “luận tội Trump” đã để lại dấu ấn trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và lôi toàn bộ đất nước vào cuộc tấn công công khai trên các phương tiện truyền thông.

Trung tâm của cuộc luận tội là cuộc điện đàm TT Trump thực hiện vào ngày 25/7/2019 cho ông Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine. Trong đó TT Trump bày tỏ hy vọng rằng các cáo buộc về nghi ngờ tham nhũng liên quan đến cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ được điều tra.

Dựa vào thông tin công khai ở thời điểm đó, người ta lo ngại rằng ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ và quỹ đóng thuế đã bị lạm dụng tại Ukraine. Lúc đó, có thông tin công khai rằng Hunter Biden, con trai của Joe Biden, mỗi tháng đã nhận hàng chục nghìn USD từ một công ty lớn về năng lượng của Ukraine.

Biden (khi đó là Phó Tổng thống Mỹ) đã buộc Tổng thống Ukraine sa thải một công tố viên như điều kiện tiên quyết để nhận được 1 tỷ USD viện trợ nước ngoài. Người công tố viên này chính là người điều tra công ty năng lượng Ukraine Burisma và ban giám đốc của nó, bao gồm cả Hunter Biden.

Virus Vũ Hán

Các đối thủ của TT Trump đã buộc tội ông hành động quá muộn khi xử lý đại dịch Covid-19. Trên thực tế, đầu tháng Hai năm nay, chính quyền Trump đã cấm mọi chuyến du lịch nước ngoài từ Trung Quốc, nơi bùng phát đại dịch. Quyết định này được tổng thống đưa ra bất chấp lời khuyên của các cố vấn hàng đầu của ông, hành động này quyết liệt hơn hầu hết các quốc gia khác vào thời điểm đó. Tuy nhiên các đối thủ chính trị thuộc phe Dân chủ lại mô tả đó là hành vi bài ngoại và phản ứng thái quá. Nhìn lại, quyết định này đã có giá trị lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.

Khi viêm phổi Vũ Hán lan tràn ở Hoa Kỳ, chính quyền Trump đã tăng cường khả năng kiểm tra, phối hợp với chính quyền các bang để cung cấp sự hỗ trợ liên bang khi cần thiết, sử dụng Đạo luật Quốc phòng để tăng sản xuất vật tư y tế đồng thời cung cấp hàng tỷ USD tài trợ liên bang, và giảm bớt các quy định của liên bang đối với các công ty dược phẩm lớn để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển vắc xin.

Can thiệp nước ngoài

Nói một cách chính xác, Tổng thống Trump là đối thủ lớn nhất của ĐCSTQ. Ông đã phá vỡ chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dựa trên niềm tin rằng, thông qua sự thỏa hiệp và phát triển kinh thế, ĐCSTQ sẽ chuyển từ một chế độ toàn trị sang một quốc gia dân chủ hơn.

Trên thực tế, “chiến lược xoa dịu” này chỉ dẫn đến việc thất thoát hàng nghìn tỷ USD và hàng trăm nghìn việc làm của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Và thay vì trở thành “quốc gia dân chủ hơn”, ĐCSTQ lợi dụng sự giàu có này để thúc đẩy sự độc tài, tạo ra chế độ chuyên quyền có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. ĐCSTQ đã liên tục chống lại TT Trump trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, cả công khai và lén lút sau lưng.

Bắc Kinh thường dựa vào các kênh tuyên truyền cả trong nước và quốc tế của mình, hoặc mua chuộc các tờ báo Mỹ, để hạ thấp uy tín của ông Trump, thậm chí còn loan tin sự bùng phát virus Vũ Hán là do quân đội Mỹ gây ra.

BLM

Trong phần lớn năm nay, Black Lives Matter (BLM) đứng sau các cuộc bạo động tại các thành phố Mỹ. Nhóm này đã lợi dụng mối quan tâm của người dân về nạn phân biệt chủng tộc để thúc đẩy chủ nghĩa Mác. Trong một video năm 2015, người đồng sáng lập BLM, Patrisse Cullors đã thừa nhận cô và những người đồng sáng lập khác là những người “được đào tạo theo chủ nghĩa Mác”.

Những người đã sống qua thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc những năm 1960 nhận xét rằng các cuộc bạo loạn ở Hoa Kỳ mùa hè năm nay do BLM chủ xướng, bao gồm cả việc lật đổ các bức tượng lịch sử, rất giống phong trào chính trị mà ĐCSTQ đã áp dụng tại Đại lục cách đây gần 60 năm, khi Bắc Kinh tuyên truyền rằng cần phá bỏ hết các di sản văn hóa mà Trung Hoa đã tích lũy suốt 5000 năm.

Kết quả là một bầu không khí hỗn loạn và mất an ninh bao trùm lên toàn bộ đất nước.

Antifa

Mặc trang phục đen, bao gồm mũ bảo hiểm, áo giáp, và mặt nạ, được đào tạo về kỹ năng chiến đấu và kích động quần chúng là những kẻ cực đoan Antifa.

Antifa đã tham gia vào nhiều hành vi bạo lực trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Họ còn sử dụng vũ khí, đá và bom xăng nhằm vào ác cơ quan thực thi pháp luật và tài sản của chính phủ.

Không chỉ có vậy, Antifa còn hướng mục tiêu tấn công của họ vào những công dân không có vũ khí, chỉ đơn giản là vì họ ủng hộ TT Trump. Điều này đã xảy ra hai lần ở Washington, những công dân tụ họp để ủng hộ ông Trump và sau đó đã bị tấn công khi đi một mình ban đêm. Việc Antifa sử dụng lực lượng kiểu dân quân để đe dọa và tấn công người khác vì quan điểm chính trị tạo ra bầu không khí sợ hãi mạnh mẽ và chống lại các giá trị cơ bản nhất của Mỹ.

Chính phủ thường trực

Mặc dù ông Trump trên cương vị tổng thống là người lãnh đạo cơ quan hành pháp, nhưng khi lên nắm quyền, ông đã “thừa hưởng” một chính phủ liên bang với hàng trăm nghìn nhân viên. Không có gì là bí mật khi nói nhiều quan chức trong chính phủ Mỹ đã tích cực tìm cách phá hoại hoặc thậm chí công khai hoạt động chống lại Trump.

Nhiều người trong chính phủ tin vì nghe thông tin sai lệch từ các tập đoàn truyền thông tin rằng họ đang làm điều đúng đắn và bằng cách chống lại Trump, họ đang đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Trên thực tế, họ đang chia rẽ nước Mỹ bằng cách cản trở tổng thống hợp pháp thực thi ý nguyện của người dân.

Cuộc điều tra Mueller

Sau vụ sa thải Giám đốc FBI Comey, Phó Tổng chưởng lý Rod Rosenstein đã giao nhiệm vụ cho cựu Giám đốc FBI Robert Mueller tiếp tục cuộc điều tra của FBI về cáo buộc thông đồng Trump – Nga.

Trong báo cáo cuối cùng, Mueller kết luận không có bằng chứng về sự thông đồng đó. Nhưng cuộc điều tra này đã kéo dài gần hai năm, khiến giới truyền thông và các đối thủ chính trị của Trump thừa cơ miêu tả Trump như một tổng thống bất hợp pháp vì cáo buộc sai trái này.

Thông tin rò rỉ bất hợp pháp

Trong suốt bốn năm qua, chính quyền Trump đã luôn bị tấn công bởi những thông tin rò rỉ có chọn lọc nhằm phá hoại nhiệm kỳ tổng thống của ông. Một số vụ rò rỉ này có bản chất tội phạm, ví dụ làm rò rỉ bản ghi chép cuộc trò chuyện của TT Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài là một trọng tội. Nhân viên Bộ Ngân khố Natalie Edwards đã bị kết tội làm rò rỉ bất hợp pháp các báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR) về giao dịch tài chính của Paul Manafort, cựu cộng sự chiến dịch tranh cử của Trump, và những người khác.

Gian lận bầu cử 2020

Sau khi cuộc bầu cử ngày 3/11 kết thúc, hàng chục cáo buộc về gian lận và các hoạt động phạm pháp liên quan đến việc kiểm phiếu đã xuất hiện. Hàng chục nhân viên phòng phiếu trên nhiều tiểu bang khắp toàn quốc đã đưa ra lời khai tuyên thệ (có hình phạt nếu khai man) miêu tả những chi tiết bất thường trong việc kiểm phiếu như quan sát viên không được phép quan sát khu vực kiểm phiếu, nhân viên phòng phiếu được yêu cầu thay đổi lá phiếu một cách bất hợp pháp, những phiếu bầu mới bí ẩn xuất hiện.

Chiến dịch tranh cử của TT Trump và Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa đã đệ đơn kiện quá trình kiểm phiếu ở nhiều nơi. Họ lập luận rằng chỉ riêng ở Pennsylvania đã có 600.000 lá phiếu nên bị vô hiệu vì các quan sát viên bầu cử của Đảng Cộng hòa không được phép chứng kiến ​​quá trình kiểm phiếu.

Những câu chuyện bịa đặt

Sử dụng các câu chuyện thêu dệt để tấn công Trump đã trở nên phổ biến kể từ khi ông đảm nhận chức vụ tổng thống.

Có lẽ đáng chú ý nhất là cáo buộc rằng TT Trump bảo vệ chủ nghĩa Tân Phát-xít (neo-Nazis) ở Charlottesville, Virginia, trong khi trên thực tế, ông nói rằng có “những người rất tốt ở cả hai phía”, ám chỉ những người đến phản đối việc tháo dỡ một bức tượng quan trọng với họ và việc đổi tên công viên từ Robert E. Lee thành một cái tên khác.

Trump nói thêm, “Tôi không nói về những người theo chủ nghĩa Tân Phát-xít và chủ nghĩa da trắng tối thượng, bởi họ nên bị lên án hoàn toàn – nhưng bạn có nhiều người trong nhóm đó không phải những người theo chủ nghĩa Tân Phát-xít hoặc chủ nghĩa da trắng tối thượng”.

Mặc dù điều này được công khai, TT Trump đã liên tục bị chất vấn trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, đặc biệt là trong đợt bầu cử này rằng liệu ông đã sẵn sàng để “lên án chủ nghĩa da trắng tối thượng” chưa.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Kỷ nguyên trỗi dậy của Trung Quốc sắp kết thúc

Tin Tức Đa Chiều

Chính quyền Biden đề nghị nhân viên nghỉ việc để chăm sóc trẻ di cư

Tin Tức Đa Chiều

Canada: Biến thể Covid mới có thể đã xâm nhập cộng đồng

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment