Tin tức Đa Chiều
Góc Nhìn Thế Giới Tiêu Điểm

TT Putin cảnh cáo nói có sẵn “kẹo ngọt và đòn roi”: Nếu Taliban trở mặt đừng trách vũ khí Nga vô tình

Sự hỗn loạn đang diễn ra ở sân sau và Nga chắc chắn sẽ phản ứng. Câu hỏi đặt ra là, Moscow sẽ chọn bình ổn, hợp tác hay xung đột ở Afghanistan?

Tính toán thần sầu

Trong vài tuần qua, mọi ánh mắt đều đổ dồn về Afghanistan – đất nước đã nhanh chóng rơi vào hỗn loạn sau sự rút lui bất cần của Mỹ.

Khi quốc gia Trung Á này đối mặt với một viễn cảnh đáng sợ, nhiều người đã đặt ra câu hỏi điều này sẽ ảnh hưởng đến Nga như thế nào.

Theo New Eastern Europe, Nga có một lịch sử rất phức tạp với Afghanistan nhưng với việc phương Tây thất bại ở quốc gia này, Nga đang có vị thế tốt hơn rất nhiều so với trước đây.

Về mặt địa chính trị, Nga có thể thu được nhiều lợi ích từ việc phương Tây rút lui và thất bại ở Afghanistan. Trong khi phần lớn thế giới không biết điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ rút khỏi đất nước, Điện Kremlin đã chủ động chuẩn bị cho kịch bản này.

Vào tháng 7 năm nay, các quan chức Taliban đã gặp đại diện Nga để hướng đến những bảo đảm an ninh cho Moscow. Trong khi chiến lược Afghanistan của Moscow vẫn chưa rõ ràng, Nga đang gây ấn tượng rằng họ sẽ đi theo một con đường rất khác so với các đối tác phương Tây.

Ở thời điểm hiện tại, có ba chiến lược hợp lý mà Điện Kremlin có thể cam kết trong thời gian tới.

Đầu tiên, Nga sẽ cam kết duy trì sự ổn định thay vì có động thái quân sự. Trong điều kiện hiện tại, Nga không tìm kiếm một cuộc xung đột quốc tế nào khác do đang bận rộn với các vấn đề chính trị và kinh tế trong nước, cũng như ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.

Trong khi các động thái can thiệp quân sự trước đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin được trong nước ủng hộ thì một cuộc chiến khác ở Afghanistan được cho là sẽ khiến nhiều người e ngại.

Tương tự, một cuộc đối đầu với phương Tây sẽ còn khó xảy ra hơn, vì Moscow không có nhiều lợi ích trong việc bước vào các cuộc phiêu lưu này.

Do đó, nhiều khả năng Nga sẽ miễn cưỡng hỗ trợ Taliban trong các nỗ lực trong nước miễn là nhóm này giữ lời hứa, đảm bảo sự ổn định trong khu vực và ngăn chặn IS phát động các cuộc tấn công vào sân sau của Nga.

Khi nào Moscow vẫn tiếp tục coi Taliban là một tổ chức khủng bố, Nga không hài lòng với việc thấy ảnh hưởng của nhóm này ngày càng lớn trong khu vực. Nga có thể sẽ tìm cách xoa dịu và khoan dung, miễn là Taliban không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho Nga hoặc các lợi ích của Nga.

Một kịch bản thứ hai ít khả năng xảy ra hơn, đó là sự hợp tác cởi mở giữa chính phủ Nga và Taliban. Trong thập kỷ qua, Điện Kremlin đã không né tránh việc tăng cường ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.

Gruzia năm 2008, Ukraine từ năm 2014 và Syria từ năm 2015 đều là những trường hợp điển hình.

Tận dụng khoảng trống ở Afghanistan do Mỹ rút quân có thể mang lại cho nước này một thành trì khác ở Trung Đông. Hơn nữa, nó cũng sẽ cung cấp cho Điện Kremlin một cơ hội khác để khiến phương Tây nao núng.

Nhiệm vụ của Nga là cung cấp cho các đối tác nước ngoài một giải pháp thay thế cho cái gọi là “nền dân chủ tự do thất bại” của Mỹ.

Làm việc cởi mở với chính quyền Afghanistan, giúp tài trợ và xây dựng lại cơ sở hạ tầng, xây dựng chính phủ mới, và thậm chí nâng cấp quân đội đều là những phương pháp đã được thử nghiệm thành công để tăng ảnh hưởng của Nga.

Mặc dù một chiến lược như vậy có thể sẽ gây tổn hại đến quan hệ của Nga với phương Tây nhưng điều này đã không ngăn được Moscow thực hiện nhiều lần trong quá khứ.

Hợp tác chặt chẽ với và hỗ trợ chính phủ Afghanistan mới có thể là một kịch bản khó xảy ra. Tuy nhiên, lộ trình này chắc chắn đang được thảo luận trong Điện Kremlin khi các nhà chức trách Nga đang cân nhắc việc tìm kiếm một hướng đi mới với Taliban.

Nga chọn chiến lược nào?

Kịch bản cuối cùng và khó xảy ra nhất là xung đột toàn diện với Afghanistan và Taliban. Điều này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp quốc gia này bước vào một cuộc nội chiến lớn hoặc xung đột tràn ra ngoài biên giới.

Mối quan tâm lớn nhất của Nga trong khu vực là sự ổn định. Nước này sẽ không dung thứ cho một cuộc chiến tranh khó đoán ở biên giới phía Nam, gần biên giới của Tajikistan và Uzbekistan, hoặc ở các nước SNG, vốn được coi là sân sau.

Moscow có thể tận dụng và củng cố vị thế bá chủ trong khu vực thông qua một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Taliban. Một đòn trừng phạt vũ bão sẽ khiến Taliban bị đẩy lùi và chính phủ mới ở Kabul sẽ chịu ảnh hưởng và giúp duy trì sự ổn định cũng như phục vụ nhiều lợi ích của Nga.

Tuy nhiên, nhiều thập kỷ kinh nghiệm đã chỉ ra rằng lựa chọn này hiếm khi là một chiến lược hiệu quả. Về tổng thể, Nga sẽ phải cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng thì mới phát động một cuộc tấn công vào Taliban như vậy.

Những ký ức về cuộc chiến ở Afghanistan cũng sẽ khiến nhiều người Nga không mặn mà ủng hộ. Do đó, kịch bản nói trên sẽ chỉ là bất đắc dĩ trong trường hợp hai kịch bản đầu thất bại.

Ở Afghanistan, Moscow đang tìm kiếm sự ổn định và một đối tác mới. Do đó, kiềm chế hoặc hợp tác là những chiến lược khả dĩ nhất trong thời điểm hiện tại.

Với sự rút lui của quân đội Mỹ và sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan do phương Tây hậu thuẫn, triển vọng của Afghanistan về tương lai trông rất ảm đạm.

Nga là thế lực lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong khu vực. Sự hỗn loạn đang diễn ra ở sân sau và Nga chắc chắn sẽ phản ứng. Câu hỏi đặt ra là, Moscow sẽ chọn bình ổn, hợp tác hay xung đột?

Related posts

Thành tựu mới của TT Trump: Israel và Ma rốc bình thường hóa quan hệ

Tin Tức Đa Chiều

Trở lại chính trường, ông Trump dự kiến ​​tới tiểu bang đang điều tra mình

Thống đốc New York kiên quyết không thoái vị, quan chức Đảng Dân chủ liên tục gây sức ép

Leave a Comment