Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Nếu Ukraine và Đài Loan sụp đổ?

News – Có lẽ không gì tồi tệ hơn cho thế giới khi phải hứng chịu cùng lúc hai đại họa: Dịch Bệnh và Chiến Tranh. Trong khi cơn ôn dịch đến từ Trung Quốc đã cướp đi gần 6 triệu sinh mệnh trong 2 năm qua, tàn phá nền kinh tế thế giới và khiến hàng trăm triệu người trở nên bần cùng, nạn đói, thất nghiệp và sản xuất đình đốn khắp nơi thì Châu Âu đã rung chuyển bởi đại pháo và tên lửa mà Sa hoàng Nga – Putin đem tới Ukraine, báo hiệu một cuộc khủng hoảng địa chính trị với qui mô toàn cầu bắt đầu. Lời tuyên bố chiến tranh sắt máu của Putin thách thức, đe dọa Phương Tây. Ông ta nhắc lại câu chuyện lịch sử rằng Ukraine “…là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và khônggian tâm linh của chính chúng ta”. Đó là lý do để ông ta “bảo vệ” những “giá trị Nga”.

Người ta có thể thấy luận điệu của Putin giống hệt của Tập Cận Bình trước các vấn đề chủ quyền liên quan tới Tân Cương, Biển Đông, Đài Loan, Hongkong, Senkaku, Hoàng Sa, Trường Sa…Biết đâu, ông Tập cũng sẽ lặp lại như vậy đối với phần lớn diện tích thuộc Viễn Đông của Nga (nơi màtrước đây từng thuộc về Mãn Châu – Trung Quốc), hay các China Town khắp nơi trên thế giới và viện dẫn đến yếu tố Lịch sử và Dân tộc? Có lẽ, vấn đề chỉ là thời gian. Nhưng trước mắt, liên minh đầy toan tính của hai “đế quốc Đỏ” Nga – Trung đang tái hiện lại một bức tranh địa chính trị thế giới của Mackinder và những hiểm họa không kém gì thời Chiến Tranh Lạnh, đe dọa sự tồn vong của thế giới tự do Tây Phương do Hoa Kỳ vẫn còn đứng đầu ở thế chênh vênh.

Một trục quyền lực được hình thành từ liên minh tạm thời của hai quốc gia có nền chính trị hà khắc, toàn trị bao phủ toàn bộ Heartland và một phần lớn Rimland, trải dài từ Đông sang Tây bán cầu. Liên minh đó không còn được gắn kết bởi khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” của Lenin thế kỷ 20, mà bởi lợi ích của Sa hoàng Nga và Hoàng đế Trung Hoa đang khao khát xác lập một trật tự thế giới, nơi mà họ có thể tái dựng lại những vinh quang rực rỡ trong quá khứ. Đúng như những gì mà nhà văn Mark Taiwn đã nói “Lịch sử không lặp lại đúng như những gì đã xảy ra nhưng nhịp điệp của nó thì không đổi”. Nhịp điệu đó là những “cuộc chiến tranh định mệnh” được thúc đẩy bởi tham vọng quyền lực khôn cùng của các bạo chúa.

Nước Nga kể từ năm 1991, vẫn cố gắng vượt thoát khỏi vết trượt dài thất bại, vinh quang từ quá khứ chiếu rọi thực trạng đáng buồn tủi. Nga đã thu nhỏ kích thước nhỏ nhất kể từ trước triều đại của Catherine Đại Đế, khi mất luôn cả Ukraina, cái nôi lịch sử của dân tộc Kievan Rus. Nhưng, nó vẫn là mô cường quốc lục địa với diện tích lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, gồm 1/3 diện tích Châu Á,với biên giới đất liền trải dài trên 11 múi giờ. Khi những hệ thống quyền lực đã từng tồn tại bởi chất kết dính Cộng sản chủ nghĩa không còn, nước Nga đánh mất luôn những thành lũy địa lý tự nhiên. Các nhà lãnh đạo quốc gia như Putin đã nhanh chóng nhận ra một nước Nga trơ trọi trên lãnh nguyên mênh mông, với dân số còn ít hơn cả Bangladesh. Nỗi ám ảnh địa chính trị đã trở lại như một lời nguyền, thay thế cho ý thức hệ Cộng sản đã lỗi thời.

Một nước Nga nghèo nàn, rệu rã trước vô số những quốc gia cựu thù thèm khát nguồn tài nguyên dồi dào mà nó sở hữu. Sức ép từ sự mở rộng của khối NATO ở phía Tây, sự trỗi dậymạnh mẽ của của con rồng Trung Quốc ở phía Đông đang nhòm ngó cácnước Trung Á từng là “sân sau” của Nga như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan… Phong trào ly khai của các quốc gia cộng hòa từng là thành viên cũ trong liên bang, khiến Nga – kẻ kế thừa di sản đổ nát của Soviet thêm kiệt quệ, suy yếu. Putin căm ghét điều đó. Trong bài phát biểu của ông ta hôm 22.2.2022 trên truyền hình, đã công khai phê phán kịch liệt Lê Nin, Stalin với những chính sách “còn tệ hơn cả sai lầm” trong quá khứ và để mất đi những vùng đất lịch sử quí giá.

“Nước Nga vĩ đại”, giờ đây, có lẽ không là gì cả nếu như không có nguồn năng lượng chiến lược mà EU vẫn còn lệ thuộc, một lực lượng quân sự đáng kể được Putin dốc hàng núi tiền đầu tư, tu bổ cỗ máy chiến tranh khổng lồ, hoen rỉ được thừa hưởng từ Soviet. Sức mạnh của gấu Nga phập phù theo giá khí đốt, cũng như các cuộc đua vũ trang trên toàn thế giới. Nhưng nguồn lực đó quá ít ỏi để Putin tìm lại ánh vinh quang của đế chế đã mất. Có lẽ, vị thế nhạy cảm về hoàn cảnh địa lý khiến nước Nga không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại, nhằm chinh phục các nước láng giềng như Belarrus, Ukraina, Moldova, vùng Caucasus và Trung Á, nơi vẫn có tới 26 triệu ngươi Nga sinh sống. Và nếu như Ukraine trở lại trong vòng tay Putin sau một cuộc cưỡng bức thô bạo, thì nước Nga có thêm 46 triệu dân và cửa ngõ ra Biển Đen ấm áp đã rộng mở. Khi đó, cán cân sức mạnh ở Châu Âu đã thay đổi. Bài phát biểu kích động, viện dẫn nhiều yếu tố lịch sử của Putin để minh chứng “Ukraine là một phần không thể tách rời của Nga” cũng chỉ khỏalấp những tham vọng địa chính trị đầy ám ảnh, đã in sâu vào trí não của Sa Hoàng Nga?

Trước khi quyết định tấn công xâm lược toàn diện Ukraina, Putin đã có những màn dạo đầu thăm dò phản ứng của Phương Tây và Hoa Kỳ bằng cuộc chiến ở Nam Ossetia, Gruzia vào năm 2008 (khi cả thế giới chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu), chiếm Crimea, quân cảng chiến lược Sevastopol và hậu thuẫn cho nhóm ly khai ở Donetsk và Luhansk ở phía Đông Ukraine năm 2014. Giờ đây, Putin khi nhìn vị tổng thống già nua của nước Mỹ và sự chia rẽ của Châu Âu, có lẽ ông ta tin rằng thời điểm tốt nhất cho một cuộc chiến tranh giới hạn nhằm khuất phục Ukraina hoặc ít nhất lật đổ chính quyền thân Phương Tây của Zelensky đã tới. Những gì đang diễn ra, chỉ là tập tiếp theo của bộ phim truyền hình dài tập đầy máu me của đạo diễn Vladimir Putin mà thôi. Đúng như những gì theo Paul Dibb – một nhà phân tích tình báo Australia đã nhận định về một nước Nga hồi sinh sẽ sử dụng “những chiến lược gây bất ổn để tạo ra không gian chiến lược”.

Phản ứng yếu ớt của NATO, đứng đầu là Hoa Kỳ dưới trào của Barrack Obama khi đó chẳng khác nào “muỗi đốt gỗ lim”. Mùa đông tới, Châu Âu vẫn phải mua khí đốt từ Nga và Angela Merkel cũng đã phớt lờ những lời cảnh báo và chỉ trích thậm tệ của Donald Trump để thúc đẩy “Dòng chảy Phương Bắc”Nostreamd 2. Họ có lẽ đã quên những bài học về Đức Quốc Xã và không ngoa khi tổng thống Macron từng gay gắt công kích “NATO đã chết não”? Nếu Phương Tây và Hoa Kỳ để Putin thành công trong mưu đồ thâu tóm Ukraine, thế giới rất có thể sẽ lặp lại cuối đối đầu giữa Nga và Châu Âu, đặc biệt giữa Nga và Pháp – Đức như đã từng khởi đầu bởi cuộc chiến Napoleon cách đây hơn 2 thế kỷ.

Ở phía Đông bán cầu, Tập Cận Bình có lẽ đang ngồi thưởng trà trong Tử Cấm Thành, ngắm tuyết rơi, viết thư pháp và chọn ngày hoàng đạo để khởi đầu cuộc thâu tóm Đài loan cũng như Biển Đông không mấy khó khăn. Trung Quốc đã có 3 thập kỷ chuẩn bị tiềm lực, phá hoại nền dân chủ của thế giới Phương Tây một cách có hệ thống bằng việc thao túng truyền thông và các diễn đàn thế giới, mua chuộc các chính trị gia Phương Tây có cảm tình với đất nước “đèn lồng đỏ treo cao” cũng như sở thích vương giả của các đại gia Châu Á, xây dựng quân đội hiện đại và thâu tóm nền sản xuất toàn cầu…Tất cả chỉ để chờ đợi thời khắc này. Ông ta, cũng giống như Putin, đang mơ về một đế quốc Đại Đường được hồi sinh dưới màu cờ đỏ sắt máu của Trung Quốc Cộng sản đảng và vào một ngày đẹp trời, bức chân dung khổng lồ treo trên Tử CấmThành của Mao Trạch Đông sẽ được gỡ xuống để thay thế bằng bức hình của ông ta?

Cũng cần nhắc lại, Trung Quốc đã lợi dụng thành công cuộc chiến đảng phái đáng xấu hổ của Hoa Kỳ 2020 để dẫm nát nền Dân chủ ở Hongkong, thâu tóm Myanmar bằng một cuộc lật đổ chính quyền do dân bầu của “bông hồng dân chủ” Aung San Suu Kyi. Cả Putin và Tập Cận Bình – những hoàng đế Đỏ sắt máu và hung bạo, đều có những bước khởi đầu dễ dàng, hoàn hảo bởi sự nhượng bộ đầy nhu nhược của Phương Tây và Hoa Kỳ trong thời gian trước đó. Cả hai đang phối hợp một vũ điệu chết chóc rất nhịp nhàng, tạo ra một gọng kìm theo chiến thuật đàn sói ở cả hai mặt trận Đông và Tây đại lục Á – Âu, dồn ép những quốc gia yếu thế hơn vào chỗ chết. Những toan tính chính trị thiển cận và ích kỷ chắc chắn sẽ phải trả giá rất đắt. Hôm nay, là máu của người dân Ukraine, Myamar. Ngày mai sẽ là máu của người Balan, Rumani, Tiệp khắc, Pháp, Đức, Việt Nam, Indonesia…và những tổn thất hệ lụy lâu dài cho toàn thế giới trước sự trỗi dậy của quyền lực chuyên chế. Nếu Hoa Kỳ và TâyPhương thất bại ở Ukraine, ở Đài Loan hay Biển Đông tiếp tới, thì cơn ác mộng của George Orwell sẽ sớm trở thành hiện thực và đó là hồi cáo chung cho không chỉ nền văn minh Dân chủ của Tây Phương.

Nhưng cho tới thời điểm này, dường như những toan tính của cựu trùm tình báo KGB Vladimir Putin đang vấp phải khó khăn không nhỏ bởi một yếu tố đã bị đánh giá thấp. Đó là tình yêu tổ quốc của người dân Ukraine đã biến họ thành những chiến binh quả cảm. Cùng với đó là sự tức giận của Tây Phương và hàng loạt những lệnh trừng phạt về ngoại giao, kinh tế, chính trị…chưa từng có từ Hoa kỳ, Anh, Úc, Nhật, Canada… Châu Âu đã sát cánh, hỗ trợ to lớn cho Ukraine từ vũ khí, vật tư y tế, tiền, nhu yếu phẩm, mở rộng vòng tay với người tị nạn… Cả Liên Hợp Quốc, thế giới (trừ Trung Quốc và Triều Tiên) đều lên án Nga. Putin đã khiến Châu Âu bừng tỉnh và nhớ về ký ức kinh hoàng về thế chiến 2 và Hitler. Và phản ứng của người dân Nga có lẽ là một yếu tố bất ngờ lớn hơn cả khi đồng loạt hàng trăm cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Nga bất chấp bị đàn áp và bắt bớ.

Có lẽ còn sớm để nói về kết cục cuộc chiến Ukraine nhưng có thể thấy ngayrằng cho tới thời điểm hiện tại, kẻ xâm lược đang chịu một tổn thất to lớn về cả kinh tế, chính trị, ngoại giao… khó lòng cứu vãn. Ukraine vẫn có hy vọng, không đơn độc, vẫn bất khuất chiến đấu để vào vệ Độc lập và Tôn nghiêm của quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, ở Việt Nam, báo chí và truyền thông của CSVN đang ca ngợi Putin và hành động xâm lược trắng trợn một quốc gia có chủ quyền như Ukraine. Có lẽ, đảng CSVN cũng sẽ ca ngợi Tập Cận Bình khi ông ta chiếm trọn Biển Đông hay Trường Sa trong tương lai?

Khi nhìn lại tất cả những dữ kiện lịchsử trong quá khứ, sẽ không khó đoán một sự qui phục hoàn toàn của Hà Nội. Và ban tuyên giáo TW vơi những cái lưỡi gỗ đang cố sức đưa ra những lý lẽ “Cha mẹ thương con cho roi, cho vọt” để biện minh cho sự đớn hèn và tâm thế nô lệ của đảng CSVN bằng việc ca ngợi kẻ xâm lược và giết người như Putin.

El Mouradi, Gammarth

Tunisia, 27-02-2022

Related posts

Trong 10 năm cầm quyền, Kim Jong Un nuối tiếc điều này

Tin Tức Đa Chiều

Truyền thông Trung Quốc phóng đại xung đột trong biểu tình ở Tòa nhà Quốc hội Mỹ

Tin Tức Đa Chiều

TQ đang tìm cách xây dựng căn cứ quân sự ở Đại Tây Dương

Leave a Comment