Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Điêu đứng trước ‘Tam thoái’, ĐCSTQ đang ra sức ‘nhồi sọ’ trẻ em

Nhiều người dân Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận trước việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố nhồi nhét hệ tư tưởng đỏ và đầu trẻ em. Một số nhà bình luận nói rằng điều này cho thấy ĐCSTQ đang điêu đứng trước phong trào “Tam thoái” (rút khỏi các tổ chức của đảng, đoàn, đội) trên toàn thế giớitheo Sound Of Hope.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, Ủy ban Trung ương đã ban hành một văn bản nhấn mạnh rằng, Đội thiếu niên tiền phong ĐCSTQ là đội dự bị cho chủ nghĩa cộng sản. Trẻ em được yêu cầu phải “nghe theo và đi theo đảng” và chúng còn được yêu cầu ra nước ngoài để liên lạc với các tổ chức thanh niên khác.

Tờ “Nhân dân Nhật báo”, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã đăng toàn văn “Ý kiến ​​của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường toàn diện công tác đối với Đội thiếu niên tiền phong trong thời kỳ mới” trên trang nhất vào ngày 4/1 với tuyên bố rằng: “Đất nước màu đỏ này sẽ không bao giờ đổi màu”, và Đội thiếu niên tiền phong sẽ là lực lượng dự bị cộng sản. Trẻ em trong đội phải lắng nghe và làm theo các yêu cầu mà ĐCSTQ giao cho.

Vừa qua Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin rằng, trong hơn 40 năm qua, các tài liệu của ĐCSTQ rất hiếm khi thảo luận về những việc liên quan đến đội thiếu niên tiền phong, nhưng thời gian này bắt đầu củng cố trở lại, có vẻ như nòng cốt của chế độ này đang sụp đổ, do phong trào tam thoái trong những năm vừa qua, nên ĐCS đang phải bù đắp thêm chăng?

Theo Huang Xiaomin nhà hoạt động nhân quyền ở Thành Đô, các nhà chức trách của ĐCSTQ gần đây đã bất ngờ tái thiết lập việc quản lý thanh thiếu niên. Giọng điệu và cách làm có chút bất thường, việc ép buộc các thanh thiếu niên của chương trình nghị sự này đã thực sự vượt qua bất kỳ giai đoạn nào trong quá khứ. Ông cho rằng đó có thể là do các nhóm thanh thiếu niên đã trưởng thành, nhận thức và hiểu biết của chúng đối với ĐCSTQ đã rõ ràng, sự tin tưởng và tinh thần trách nhiệm của lớp trẻ này khác xa với mong muốn của đảng cầm quyền hiện tại, nên đảng phải củng cố lại.

Nhiều văn bản do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ban hành cũng đề cập rằng, cần tăng cường trao đổi và hợp tác giữa Đội thiếu niên tiền phong với các tổ chức và cơ sở của trẻ em Hồng Kông, Macao và Đài Loan, đồng thời nâng cao cái gọi là “bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa” để tăng cường “giao lưu hữu nghị với các tổ chức và cơ sở của trẻ em các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước dọc theo Một Vành đai một Con đường”.

Trả lời về vấn đề này, cô Vương, một công dân ở Thái Nguyên, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự (RFA) rằng: “Sau khi đọc thông báo ​​của Nhân dân nhật báo về hướng dẫn công việc của Đội thiếu niên tiền phong, cảm giác đầu tiên của tôi là thật vô lý, cảm giác thứ hai là tức giận. Điều vô lý nằm ở chỗ, đất nước với dân số 1,4 tỷ người này, tại sao phải đối mặt với những vấn đề như thế, có vẻ như ông ta [Tập Cận Bình]  có một số vấn đề về tư tưởng, ông ta vẫn muốn cầm quyền trong 100 năm tới ư? Nếu tôi là phụ huynh của các em học sinh, tôi sẽ không bao giờ cho con mình tham gia đội thiếu niên tiền phong”.

Đội thiếu niên tiền phong của Trung Quốc được thành lập vào năm 1949. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Đội thiếu niên tiền phong ít được quan tâm, thay vào đó ĐCSTQ sử dụng Hồng vệ binh. Mãi đến năm 1978, Đội thiếu niên tiền phong mới được xây dựng lại, đến nay đã có hơn 100 triệu đội viên.

Trên thực tế, trong những thập kỷ gần đây, ở các trường tiểu học Trung Quốc, việc tham gia đội Thiếu niên Tiền phong, về cơ bản là bắt buộc.

Sun Bin, một học giả tại Đại học An Huy, nói rằng môi trường chính trị hiện tại ở Trung Quốc giống như thời điểm nhà Thanh trước khi sụp đổ: đều cố gắng chèo chống để níu giữ quyền lực.

Tuy nhiên, Sun Bin nói rằng nỗ lực của ĐCSTQ nhằm tăng cường sự truyền bá chính trị cho giới trẻ không phải là một phương pháp mới, và rất khó để đưa ra kết luận trong thời gian này rằng liệu cuối cùng nó có hiệu quả hay không. Bởi vì quan niệm về xã hội và con người ở Trung Quốc ngày nay hoàn toàn khác so với những thập kỷ trước.

Nhà bình luận thời sự Wei Jin, nói với đài RFA rằng, các nhà lãnh đạo các thế hệ trước của ĐCSTQ đã học tập tư tưởng của ĐCS từ nhỏ, nhưng bây giờ người dân đang thức tỉnh, đặc biệt là phong trào “Tam thoái” đã khiến người Trung Quốc trên khắp thế giới hưởng ứng, điều này thực sự là một đòn nặng nề giáng xuống ĐCSTQ, giờ đây nó rất hoảng sợ, và việc tổ chức này đưa ra chỉ thị củng cố Đội thiếu niên tiền phong là một minh chứng.

Theo số liệu trên trang Tam thoái

ĐCSTQ gần đây đã gia sức tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, tuy nhiên, thế giới bên ngoài cho rằng họ đang phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt nghiêm trọng đe dọa sự sinh tồn của tổ chức này, bao gồm vấn đề tham nhũng, phát triển kinh tế và xung đột xã hội.

Nhà bất đồng chính kiến ​​Hu Jia ở Bắc Kinh nói với VOA rằng, những gì chúng ta có thể thấy hiện nay là ĐCSTQ tự ca ngợi bộ máy của nó. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ ĐCSTQ, cũng như việc họ đàn áp người vô tội và thất bại trong việc duy trì ổn định xã hội đã tích tụ thành dung nham bên dưới ngọn núi lửa nhìn có vẻ bình lặng.

Vì những điều đó, ông Hu Jia tin rằng “một đảng như ĐCSTQ sẽ không còn tồn tại được lâu trong tương lai”.

, tínnh từ 3/12/2004 đến 4/2/2021, số người thoái đảng, đoàn và đội đã lên tới 372.236.145 người.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Người Việt nói TT Putin đúng hay sai?

Science

Sẽ ra sao nếu đồng Bitcoin hết giá trị?

Science

Chiến sự Ukraine: Vì 1 thứ không thể “thắng”, Nga sẽ rút quân ra về?

Science

Leave a Comment