Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống Góc Nhìn Thế Giới Tiêu Điểm

Đất nước đầu tiên trên TG bồi thường tiền cho mỗi ca tử vong do COVID-19

Ấn Độ bồi thường 670 USD cho mỗi ca tử vong do COVID-19. Ngày hôm qua, Toà án Tối cao Ấn Độ đã thông qua kế hoạch của chính phủ bồi thường cho toàn bộ các nạn nhân tử vong do COVID-19 tại nước này.

Theo CNN, ngày 4/10, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã thông qua quyết định của chính phủ chi trả 50.000 rupee (khoảng 670 USD) cho mỗi ca tử vong do COVID-19 như một khoản bồi thường cho thân nhân của người đã khuất.

CNN tính toán rằng, dựa trên dữ liệu thống kê ca tử vong hiện tại của Ấn Độ, khoản bồi thường nói trên sẽ lên tới hơn 300 triệu USD. Tính đến sáng 4/10, Bộ Y tế Ấn Độ chính thức ghi nhận 448.997 trường hợp tử vong do COVID-19.

Sau một loạt các phiên điều trần trước toà án, tháng 9 vừa qua, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã đưa đề nghị bồi thường cho gia đình của toàn bộ các nạn nhân tử vong vì COVID-19, bao gồm cả những người chết do tự tử sau khi nghe kết quả chẩn đoán bệnh.

Theo phán quyết của tòa án, những nạn nhân tử vong trong vòng 30 ngày sau khi được chẩn đoán sẽ đủ điều kiện nhận tiền. Tương tự là những người được điều trị tại bệnh viện và sau đó qua đời.

Tòa án Tối cao Ấn Độ ngày 4/10 đã phán quyết rằng không bang nào có thể ngay lập tức từ chối khoản bồi thường ngay cả khi giấy chứng tử của một cá nhân không ghi rõ COVID-19 là nguyên nhân gây ra cái chết.

Trong các trường hợp tranh chấp, một ủy ban giải quyết khiếu nại sẽ kiểm tra hồ sơ của bệnh nhân đã qua đời và thực hiện cuộc gọi liên hệ trong vòng 30 ngày với gia đình nạn nhân.

Phán quyết của Toà án nêu rõ; “Tất cả các bệnh viện liên quan nơi bệnh nhân được tiếp nhận và điều trị sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ điều trị cần thiết, v.v. cho thân nhân của người đã chết, khi được yêu cầu”.

Trong khi đó, luật sư Gaurav Bansal, người nộp đơn khiếu nại đầu tiên đòi chính phủ bồi thường, cho biết: “Theo luật, đây không phải là hoạt động từ thiện. Đây là quyền hợp pháp của người nộp đơn yêu cầu bồi thường”.

Các ủy ban khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 ở Ấn Độ đã được thành lập để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến nguyên nhân tử vong của nạn nhân COVID-19 theo yêu cầu của gia đình họ. Chương trình cho phép các thân nhân yêu cầu bồi thường hồi tố và sẽ tiếp tục áp dụng cho những trường hợp tử vong do đại dịch COVID-19 trong tương lai.

Theo đài CBS, phán quyết của Tòa án Tối cao Ấn Độ được đưa ra dựa trên hai đơn kiện được đệ trình vào tháng 6 năm nay bởi hai người đại diện là Gaurav Kumar Bansal và Reepak Kansal, trong đó yêu cầu bồi thường 400.000 rupee – tương đương 5.392 USD- cho mỗi nạn nhân tử vong vì COVID-19.

Những người khởi kiện lập luận rằng kể từ khi chính phủ chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 là một thảm họa theo Đạo luật Quản lý Thảm họa năm 2005, chính phủ liên bang có trách nhiệm được quy định trong luật là phải bồi thường cho những người thiệt mạng trong thảm họa.

Vào tháng 6, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết rằng chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi phải làm theo luật là bồi thường cho các gia đình có người chết vì COVID-19. Theo đó, Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA), do Thủ tướng Modi đứng đầu, từ thời điểm toà ra phán quyết sẽ có 6 tuần để đưa ra các hướng dẫn chi tiền bồi thường cho người thân của những bệnh nhân COVID-19 tử vong. Hội đồng thẩm phán bác bỏ lập trường của chính phủ rằng việc bồi thường tiền là không bắt buộc theo các luật quản lý thảm họa, và lập luận rằng “giới chức quốc gia đã không thực hiện nhiệm vụ theo luật định”.

Trong phản ứng của mình, vào tháng 6, chính phủ Ấn Độ cho rằng việc bồi thường 400.000 rupee là “vượt quá khả năng chi trả tài chính” của các bang, vì quỹ cũng cần cho các mục đích khác liên quan đến đại dịch.

Tháng 9 vừa qua, chính phủ liên bang trình bày với Tòa án Tối cao rằng họ sẵn sàng đền bù cho gia đình nạn nhân COVID-19 đã tử vong 50.000 rupee/người.

Related posts

Dân biểu Mỹ ra dự luật vì chính quyền không phân biệt được khủng hoảng thực sự: Biên giới hay Capitol?

Tin Tức Đa Chiều

Cảnh gái già chuyển giới cặp phi công trẻ mặc bodysuits uốn éo nhìn thấy gớm

Science

Twitter xóa tài khoản TT Trump & tranh cãi nảy lửa về điều luật ‘bùa hộ mệnh’ của Big Tech

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment