Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

‘Cách mạng Văn hóa’ đang âm thầm diễn ra ở Hoa Kỳ!

Theo nhận định của Trung tâm Tin tức Hồng Kông của Epoch Times, Antifa và BLM chỉ là bề nổi của các vấn đề xã hội Mỹ, đằng sau đó ẩn chứa những âm mưu thâm độc hơn, chính là bóng ma của ĐCSTQ ẩn đằng sau “Cách mạng Văn hóa” đang diễn ra ở Hoa Kỳ.

Giờ đây ở Hoa Kỳ, dưới chiêu bài dân chủ và chống phân biệt đối xử, thể chế chống phân biệt đối xử kiểu ĐCSTQ đã âm thầm được đưa vào Mỹ.

Một học sinh trung học ở Las Vegas, bang Nevada, là William Clark và mẹ của cậu đã kiện một trường bán công tại địa phương vì nó dựa trên “lý luận phê phán chủng tộc” với khóa học “Huấn luyện hình thái tư tưởng cưỡng chế”.

Mẹ của William Clark là người da đen, nhưng người cha đã mất của cậu là người da trắng. Trong khóa học bắt buộc mang tên “Xã hội học biến cách” kéo dài một năm, và một khóa học bắt buộc khác mang tên “Cải biến thế giới” dành cho sinh viên để thực hành các công tác chính trị xã hội, cậu cảm thấy mình đã bị phân biệt đối xử.

Đơn khiếu nại nói rằng “khóa học công dân” tuy do một giáo viên khác giảng dạy, nhưng cũng tương đồng với các khóa học trước đó. Vì vậy, các bậc cha mẹ như bà Clark, “cho đến khi bắt đầu thấy tác hại đối với con mình, mới ý thức được rằng, nó đã bị chuyển sang một hình thái huấn luyện tư tưởng cưỡng chế”. Chương trình này đã bổ sung các bài tập nâng cao nhận thức và huấn luyện chế ước dưới biểu ngữ “Lý thuyết phê phán chủng tộc”.

Đơn khiếu nại nêu rõ: “Các khóa học này không mang tính mô tả hay cung cấp thông tin, mà mang tính quy phạm và quy định. Chúng yêu cầu học sinh “học tập” và “phản kích” lại cái gọi là “cơ cấu mang tính áp bức”, mà những cơ cấu mang tính áp bức này được ngầm hiểu là các quy tắc thỏa thuận tiềm ẩn trong gia đình, như trật tự của gia đình, các thỏa thuận không chính thức giữa các thành viên thường được sử dụng để phân chia tài sản, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, chủng tộc, giới tính và nhiều vấn đề khác. Học sinh buộc phải tiết lộ tất cả thông tin này, và phải chấp nhận bị thẩm vấn không công khai”.

William đã được hướng dẫn để “vứt bỏ” những nguyên tắc cơ bản của đạo Judeo-Christian mà mẹ cậu đã dạy cho”, rồi sau đó trường học đã công kích tín ngưỡng của cậu.

Đơn khiếu nại nêu rõ: “Một số bản sắc chủng tộc, tình dục, giới tính và tôn giáo, một khi được tiết lộ, sẽ chính thức được nêu ra trong chương trình giảng dạy và sẽ bị coi là có vấn đề, bị đưa ra giễu cợt”.

Giáo viên của William khi chào các học sinh, thường nói: “Xin chào, những chiến sĩ chính nghĩa của tôi!”, và yêu cầu học sinh “tiết lộ chủng tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục, khuyết tật và bản sắc tôn giáo” của họ.

William được cho biết rằng bước tiếp theo là xác định xem danh tính của cậu là thuộc “giới đặc quyền hay bị áp bức”.

William đã buộc phải “thú nhận về chủng tộc, tính, giới tính và bản sắc tôn giáo của mình trong các bài thuyết trình và bài viết trên lớp. Tất cả đều phải chịu sự kiểm tra, thẩm vấn, và đã bị dán nhãn xúc phạm của học sinh, giáo viên và quản lý trường học”. William đã bị “cưỡng bức phải tiếp thu và khẳng định các nguyên tắc và ngôn luận đầy kỳ thị mà cậu không cách nào tiếp nhận với lương tri của mình”.

Gia đình Clark nói rằng nhà trường liên tục đe dọa William “nếu không tuân thủ các yêu cầu của họ, cậu có thể bị thi trượt và không thể tốt nghiệp”. Họ cũng đã từ chối đáp ứng nhu cầu lưu trú tại ký túc xá của cậu.

Cáo trạng nói, “Buộc học sinh liên kết thân phận của họ với việc “bị áp bức”, điều này có nghĩa là gì? Một số người Hoa có tuổi từ Trung Quốc đại lục có lẽ đã quen thuộc với điều này. Đây là hoàn cảnh của Trung Quốc đại lục trước năm 1979, tức là thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Đảng Cộng sản là người quyết định thành phần của bạn. Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn làm nghề gì? Bạn là địa chủ hay tư bản? Bạn có phải là một cựu quan chức chính phủ? Bạn có niềm tin tôn giáo nào không? Bạn là một nhân vật trong một nhóm tôn giáo? ĐCSTQ căn cứ điều này để xác định cái gọi là thành phần cá nhân của bạn. Điều này sẽ được viết trong hồ sơ của bạn, điều này xác định địa vị xã hội của bạn, xác định trình độ học vấn trong tương lai của bạn và bạn sẽ nhận được công việc gì, hoặc nhận lương bao nhiêu.

Và những cái gọi là “thành phần” này sẽ đeo đuổi bạn lâu dài: Ông nội bạn là địa chủ, bạn chưa bao giờ sở hữu ruộng đất thì bạn cũng vẫn là địa chủ. Bạn bị mọi người chỉ trích, giám sát và cả xã hội kỳ thị. Bạn phải vạch rõ ranh giới bằng cách phê bình, chỉ trích cha mẹ, tổ tiên, thì biết đâu bạn sẽ được tha thứ và sống cuộc đời tốt đẹp hơn.

Nhưng tất cả những điều này là vô hiệu lực đối với các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ. Những người như Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều là địa chủ hoặc tư bản, và tất nhiên họ không bị ảnh hưởng.

Điều này ở xã hội phương Tây được gọi là thể chế phân biệt đối xử

Giờ đây, ở Hoa Kỳ, dưới chiêu bài dân chủ và chống phân biệt đối xử, thể chế phân biệt đối xử kiểu ĐCSTQ đã được âm thầm đưa vào. Các cuộc bạo động cánh tả xảy ra vào giữa năm nay, bao gồm cả Antifa và phong trào BLM, cơ sở tư tưởng của họ chính là cái gọi là ‘lý thuyết phê phán’ này.

Nguồn gốc của “lý thuyết phê phán” đến từ Antonio Francesco Gramsci và Trường phái Frankfurt. Antonio Gramsci là người sáng lập Đảng Cộng sản Ý và được gọi là “nhà lý thuyết Mác-xít”. Gramsci đã thoát khỏi “Kinh tế quyết định luận” của chủ nghĩa Mác cổ điển và đề xuất khái niệm “bá quyền văn hóa”. Ông ta tin rằng giai cấp tư sản đã biến nền văn hóa có lợi cho họ thành các chuẩn mực xã hội và được công chúng chấp nhận, rằng giai cấp vô sản cũng coi nền văn hóa này là lẽ thường, và sẵn sàng phục tùng sự áp bức của giai cấp tư sản. Gramsci gọi đó là “bá quyền văn hóa”. Ông ta chủ trương rằng những người bị áp bức phải tự phát triển nền văn hóa của mình và chống lại sự “bá quyền văn hóa” của giai cấp tư sản. Ý tưởng này được gọi là “chủ nghĩa Mác mới” và “Văn hóa chủ nghĩa Mác”.

Năm 1923, ngay khi Gramsci đang đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản ở Ý, Đại học Frankfurt (còn được gọi là Đại học Goethe) ở Đức đã thành lập Viện Nghiên cứu xã hội Mác-xít. Các học giả của viện được gọi là “Trường phái Frankfurt”. Trường phái Frankfurt phần lớn vay mượn hoặc đồng ý với lý thuyết “bá quyền văn hóa” của Gramsci và phát triển một “lý thuyết phê phán”.

Năm 1935, do sự cầm quyền của Hitler ở Đức,Trung tâm Nghiên cứu Xã hội chuyển đến New York, Hoa Kỳ, và gia nhập Đại học Columbia. Năm 1953, Trung tâm Nghiên cứu Xã hội chuyển về Frankfurt, Đức. Nhưng họ đã gieo hạt mầm mống của “chủ nghĩa Mác mới” ở Hoa Kỳ.

Các lý thuyết của Gramsci và Trường phái Frankfurt đã trở thành nguồn gốc tư tưởng cho sự phát triển của “lý thuyết phê phán” ở Hoa Kỳ. Bắt đầu từ những năm 1980, một số trường luật ở Hoa Kỳ đã thêm “lý thuyết phê phán” này vào cốt lõi của các vấn đề chủng tộc độc đáo của quốc gia và biến nó thành một “lý thuyết phê phán chủng tộc”.

Năm 2011, Tổng thống Obama đã ban hành một lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy các chương trình đào tạo “đa dạng và hòa nhập” trong khu vực liên bang. Sau đó, “lý thuyết phê phán chủng tộc” lặng lẽ thâm nhập vào quá trình đào tạo của chính phủ liên bang. Mãi đến tháng 9 năm 2020, tổng thống Trump mới chấm dứt được ngân sách đào tạo này.

Vì lịch sử chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, vấn đề chủng tộc đã trở thành một trong những trọng tâm của “lý thuyết phê phán”. Không quá khi nói rằng “lý thuyết phê phán chủng tộc” là một kẻ giết người được thiết kế riêng cho Hoa Kỳ bởi chủ nghĩa Mác mới.

“Lý thuyết phê phán” nhìn thế giới qua con mắt của quyền lực và áp bức. Nó chia con người thành kẻ áp bức và kẻ bị áp bức. Danh tính của một người, chẳng hạn như chủng tộc, giới tính, tôn giáo, tình trạng nhập cư, khuynh hướng tình dục., sẽ xác định xem người đó là kẻ áp bức hay bị áp bức.

Vì vậy, Hoa Kỳ được mô tả là một đế chế xấu xa đầy áp bức, chẳng hạn như người da trắng áp bức người da đen, đàn ông áp bức phụ nữ, người dị tính áp bức người đồng tính, người theo đạo Cơ đốc đàn áp người Hồi giáo, và hậu duệ của người Anglo-Saxon đàn áp người bản địa và người gốc Ấn… Tóm lại, trong thế giới quan được xây dựng bởi “lý thuyết phê phán” này, nước Mỹ được sinh ra với tội lỗi nguyên lai là quyền lực tối cao của người da trắng và phân biệt chủng tộc. Những người chấp nhận khái niệm này không tự hào về nước Mỹ, mà đầy thù hận. Đây là lý do tại sao những người biểu tình đã đốt cờ Mỹ trong vụ bạo động đường phố năm nay.

Vì vậy, bạn có thể hiểu tại sao Hội đồng Giáo dục ở Khu vực Vịnh ở California phải đổi tên tất cả các trường đã được đặt tên theo Washington và Lincoln. Đó là bởi vì họ đều là người da trắng, mà mọi người đạo theo Cơ đốc, và mọi nam giới, theo cách nói của ĐCSTQ hồi đó, họ đều là những người “xuất thân bất hảo” và “thành phần bất hảo”, và họ đều là “giai cấp bóc lột”.

Trong “lý thuyết chủng tộc phê phán”, văn hóa Mỹ truyền thống là công cụ để người da trắng duy trì các đặc quyền của họ. Vì vậy, để thực hiện quyền tự do và giải phóng người da đen, việc phá hủy truyền thống lịch sử là một phương pháp cách mạng cần thiết. Tất nhiên, những nhân vật lịch sử như George Washington, Thomas Jefferson và Lincoln, không còn được coi là anh hùng nữa, mà là những kẻ phân biệt chủng tộc đàn áp người da đen. Kết quả là hình tượng của họ phải bị phá bỏ.

Những ngụy biện của “lý thuyết phê phán chủng tộc” thực ra là đi ngược lại lẽ thường. Ví dụ, trước Nội chiến, không phải tất cả chủ nô ở Hoa Kỳ đều là người da trắng, mà còn có cả người da đen. Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1830, có hơn 3.000 chủ nô da đen trong cả nước vào thời điểm đó, và họ sở hữu hơn 10.000 nô lệ. Vào thời điểm đó, có hơn 300.000 công dân da đen tự do trong cả nước, và cũng có những nô lệ da trắng. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, hàng triệu người châu u da trắng theo đạo Thiên chúa cũng bị bắt làm tù binh đến Bắc Phi làm nô lệ.

Ngoài ra, những nô lệ da đen bị bán sang Bắc Mỹ đến từ đâu? Ít người đặt câu hỏi này, vì hơn 90% nô lệ da đen bị các vị vua da đen của người Congo ở châu Phi bắt và bán cho người da trắng để kiếm tiền. Congo, vì làm ăn với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ rất sớm, đã mua được vũ khí của châu u và thành lập một lực lượng vũ trang hùng mạnh có thể dễ dàng đánh bại các bộ tộc da đen nội địa. Họ trực tiếp bắt người và bán nô lệ để kiếm tiền. Đây là những vấn đề lịch sử, và chúng tôi sẽ không truy xét các chi tiết.

Sự khác biệt trong thu nhập kinh tế của người dân không nhất thiết là do áp bức. Làm việc nhiều hơn thì nhận được nhiều hơn, làm việc ít hơn thì nhận được ít hơn Đây là lẽ thường và là cơ chế công bằng. Quyền lực không nhất thiết phải là công cụ áp bức mà cần thiết cho sự phân công lao động trong xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận rằng có sự áp bức trên thế giới, nhưng sẽ không hợp lý khi diễn giải sự bất bình đẳng về của cải và quyền lực giữa các nhóm người khác nhau là áp bức.

Theo quan điểm của “lý thuyết phê phán chủng tộc”, các nền văn hóa thống trị trong lịch sử đã gây ra áp bức đối với các nhóm thiểu số. Để đạt được sự bình đẳng của con người, văn hóa truyền thống nên nhường chỗ cho văn hóa thiểu số, và quyền lực nên được trao cho những người bị áp bức. Nói cách khác, một khi một người bị áp bức, anh ta có đủ tư cách chính đáng để đạt được quyền lực. Đây là lý do tại sao Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của Massachusetts, người tranh cử tổng thống, cố gắng chứng minh bà là người gốc Ấn Độ.

“Lý thuyết phê phán” định nghĩa lại các tiêu chuẩn đạo đức. Nó tin rằng những người bị áp bức đã bị phớt lờ trong một thời gian dài, và ý tưởng của họ đã không được thể hiện. Kiến thức của họ về thế giới không thể được khám phá bởi một người có đặc quyền. Vì vậy, chỉ bằng cách lắng nghe câu chuyện của những người bị áp bức, bạn mới có thể biết được sự thật. Chân lý được định nghĩa bởi những người bị áp bức. Nói một cách chính xác hơn, nó coi chính cảm xúc chủ quan của người bị áp bức mới là chân lý. Do đó, việc mời người da đen, người đồng tính và người nhập cư Hồi giáo kể về trải nghiệm chủ quan của họ về sự phân biệt đối xử là một cách quan trọng để mọi người hiểu “sự thật”.

Người da trắng bị liên kết với giới chủ nô chỉ vì màu da của họ, do đó, họ sinh ra mặc cảm và không đủ tư cách để nói ra sự thật và bị phán xét đạo đức. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng giữa nam và nữ, giữa dị tính và đồng tính. Đây là lý do tại sao trong thời gian Brett Kavanaugh tiếp thụ xác nhận trở thành thẩm phán của Tối cao Pháp viện, một phụ nữ tên Ford cáo buộc bị ông tấn công tình dục từ ba thập kỷ trước, dù ông rõ ràng là vô tội, nhưng bà ta vẫn được nhiều ngôi sao Hollywood ca ngợi. Đó là lý do tại sao khi một người da đen bị thương hoặc chết trong quá trình thực thi pháp luật bởi một cảnh sát da trắng, người ta không quan tâm liệu hành vi của người da đen có tuân thủ luật pháp hay không, mà chỉ vì anh ta là người da đen, họ thậm chí còn biến anh ta thành một anh hùng đạo đức.

Với mục đích này, “Lý thuyết phê phán chủng tộc” đã thúc đẩy một “phong trào thức tỉnh” ở Hoa Kỳ. Nó yêu cầu người da trắng phải ăn năn vì đã được hưởng các đặc quyền của người da trắng, và phải hành động để cho phép người da đen có được quyền và sự giàu có như người da trắng, phá hủy truyền thống và phá hủy cơ chế xã hội mà nhờ đó họ có được của cải. Nói chính xác thì đây là phá hủy hệ thống kinh tế của Hoa Kỳ.

Ai ăn năn và vâng lời là tiến bộ. Những người không ăn năn, đặc biệt là người da trắng, bị coi là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa phát xít, và họ phải bị đánh bại.

Thực ra, nói một cách đơn giản, đây chỉ là thủ đoạn phân biệt giai cấp của đảng cộng sản và chủ nghĩa cộng sản. Trước đây nó phân biệt tư bản và công nhân, sau này biến thành địa chủ và nông dân, phần tử trí thức và dân chúng phổ thông, hiện tại nó hóa thành phân biệt chủng tộc người da trắng và da đen, thành cái gọi là nền văn hóa mạnh và nền văn hóa yếu.

Nói một cách đơn giản, dưới ngọn cờ ‘bình đẳng’, nó thúc đẩy một hệ thống phân biệt đối xử có hệ thống.

Đối với đảng Cộng sản, mấu chốt của nó là phải tìm ra những mâu thuẫn xã hội, rồi lợi dụng, bành trướng, cường điệu hóa, để sinh ra hận thù, bành trướng bạo lực, và cuối cùng là lật đổ trật tự xã hội hiện có trong toàn xã hội. Câu này chính là câu mà Tuyên ngôn Cộng sản đã nói, “Dùng bạo lực lật đổ trật tự hiện có của toàn thế giới”.
Cốt lõi của phong trào này là hận thù và bạo lực, và việc tạo ra sự phân biệt đối xử mới chỉ là một phương tiện.

William Clark và mẹ cậu ở Las Vegas, tuy là người da đen nhưng vì theo đạo Thiên Chúa nên họ cũng bị chỉ trích, kỳ thị và ghét bỏ nên họ đã kiện.

Tổng thống Trump đã ban hành lệnh hành pháp vào tháng 9 năm 2020 để cấm dùng lý thuyết này trong việc đào tạo ở các cơ sở liên quan đến chính phủ liên bang. Tuy nhiên, một thẩm phán ở Khu vực Vịnh San Francisco gần đây đã ra phán quyết rằng, lệnh hành pháp này làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận của các nhóm thiểu số và cần được bãi bỏ. Hoa Kỳ thực sự đang rất nguy hiểm. Một cuộc lật đổ có hệ thống đang được thúc đẩy. Việc thúc đẩy “lý thuyết phê phán chủng tộc” này là một bước quan trọng. Cốt lõi của nó là lòng căm thù. Đằng sau toàn bộ phong trào này là chủ nghĩa cộng sản đã gây ra hàng trăm triệu cái chết trong thế kỷ trước.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Mỹ tăng cường trừng phạt Myanmar, bổ sung 2 doanh nghiệp nhà nước vào “danh sách đen”

Tin Tức Đa Chiều

Mít-tinh: ‘Giờ là lúc đấu tranh cho TT Trump, ông ấy đã vì người dân mà chiến đấu hàng ngày’

Tin Tức Đa Chiều

Vũ khí chống lại tất cả virus corona, bao gồm SARS-CoV-2 đây rồi!

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment